Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Huế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Huế
Bản tin ngày 21-12-2006
Cuộc đấu tranh của Giáo xứ Phường Tây, hồi 3

Lễ Chúa Giáng sinh 2006
Xưa Bêlem đẫm máu vì bạo vương Hêrôđê. Nay Giáo xứ Phường Tây
ngột thở dưới mạng lưới khủng bố của bạo quyền Cộng sản

1- Sau khi Hội đồng Giáo xứ Phường Tây gởi tới phòng Giáo dục huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế bản Nhận định ngày 17-11-2006 về văn thư trả lời số 189/VP-GD của phòng Giáo dục (xin xem lại Bản tin đấu tranh cho TDTG tại Huế ngày 07-12-06), thì ngày 22-11-2006, Uỷ ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Lộc đã gởi Văn thư số 764/UBND-NĐ đến Hội đồng Giáo xứ Phường Tây (xin xem nguyên văn bên dưới). Mười hôm sau, ngày 02-12-2006, Giáo xứ gởi văn thư khẳng định chủ quyền. Một lá thư vắn gọn nhưng đanh thép và cương quyết (xin xem hình scan bên dưới).

Thế là một chiến dịch vu cáo xuyên tạc bắt đầu tung ra. Cả một lực lượng cán bộ cộng sản đông đảo (gồm thành viên chính quyền, mặt trận, công an) toả đi khắp vùng để tuyên truyền, rỉ tai, dò xét, dụ dỗ và hù doạ (hù doạ những lương dân còn có lương tri mà ủng hộ Giáo xứ), ngày đêm liên tục cho tới hôm nay. Bạo quyền CS xã tổ chức họp thôn, đội (đội sản xuất), hội (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội giáo chức….), đoàn (thanh niên cộng sản, thanh niên xung kích, thanh niên dân chính đảng…), để rêu rao rằng Giáo xứ Phường Tây cản trở việc sửa chữa trường Tiểu học Vinh Hưng 2 mà nhà nước đã quản lý 31 năm nay và để thu thập ý kiến nhân dân (dĩ nhiên theo hướng có lợi cho bạo quyền).

Mọi thầy cô giáo thuộc các trường cấp 1, 2, 3 ở xã cũng bị tuyên truyền cách xuyên tạc để họ lại phổ biến những luận điệu đầu độc học sinh địa phương. Các hội phụ huynh học sinh cũng bị mời học tập kỹ càng để gọi là “làm kiến nghị”. Thậm chí CS còn đưa Văn thư vu khống xuyên tạc lên cả báo chí, truyền tranh truyền hình tỉnh Thừa Thiên-Huế (xem Nơi nhận của Văn thư). Bạo quyền CS gian trá muốn toàn dân tin rằng cơ sở Mai Khôi của Giáo xứ Phường Tây là của nhà nước vì nhà nước đã chiếm 31 năm nay, rằng việc Giáo xứ Phường Tây cản trở chuyện sửa chữa cơ sở đó là sai trái, phạm pháp, trái đạo lý, khiến học sinh không có nơi học tập !?! Quả là một cuộc tấn công tổng lực của bạo quyền, đang lúc nhân dân chỉ có hai bàn tay không !!!

Tất cả nhằm chuẩn bị cho một cuộc đấu tố kiểu Cải cách ruộng đất như Hồ Chí Minh đã phát động ở miền Bắc 50 năm trước đây. Chỉ khác ở chỗ: xưa kia nhiều cá nhân bị đấu tố là địa chủ, nay một cộng đoàn Công giáo bị đấu tố là “chống lại lợi ích của nhân dân”. Hiện tượng tuyên truyền rộng khắp và sâu sát này cũng sẽ đưa đến việc người Công giáo phải đối đầu với những lương dân bị lường gạt và bức ép tới tháo gỡ hàng rào lưới thép do Giáo xứ dựng quanh cơ sở, như ở Giáo xứ Kế Sung huyện Phú Vang tháng 5-2004, giáo xứ Phù Lương huyện Hương Thuỷ tháng 5-2006.

2- Đối với giáo dân thì một chiến dịch khủng bố tinh thần bắt đầu tung ra, một màng lưới đe dọa sách nhiễu ụp xuống. Cán bộ xã-huyện-tỉnh rần rật đi “thăm” mọi nhà trong giáo xứ. Nhiều khuôn mặt lạ xuất hiện đêm ngày quanh các xóm đạo.

Chị Ánh, một giáo dân có 4 con, hỏi ông Chức, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) xã đến thăm: Khi nào xã trả trường lại cho Giáo xứ học giáo lý? Ông cho biết không trả! Chị hỏi xã đủ còng số 8 để còng tất cả giáo dân từ 9 tuổi đến 90 tuổi không? Thế là hôm sau, ngày 06-12-2006, chị bị mời về xã “làm việc”. Một cán bộ lạ mặt kết án chị khiêu khích, chống đối.

Anh Đoàn, một giáo dân khác, được một công an quen biết tới thăm dài dài. Tay này nói: “Chúng ta là bạn của nhau, đụng đầu nhau sao được! Khi có chuông báo động, anh có chạy về nhà thờ không?” – “Đương nhiên là chạy liền!”.

Ngày 14-12-2006, ông Hồ Văn Khương chủ tịch Hội đồng Giáo xứ, ông Trần Văn Trang phó chủ tịch và ông Phạm Tấn Tuyến thủ quỹ bị mời về xã “làm việc” từ 14g30 đến 16g30.

Hiện diện tại phòng làm việc có thầy hiệu trưởng, các thầy khác và nhiều đại diện phụ huynh học sinh. Ông chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Trần Đình Quang chủ toạ. Ông chủ tịch nhắc lại văn bản của UBND huyện, một số ý kiến từ các buổi họp thôn, đội, hội… từ các trường trong vùng, rồi yêu cầu đại diện Hội đồng GX phát biểu ý kiến. Ông Khương nói rõ mình đến theo giấy mời cá nhân nên chỉ phát biểu với tư cách công dân Công giáo bình thường. Ông khẳng định: Tôi chỉ biết trường Mai Khôi là của chúng tôi. Cựu chủ tịch UBND xã mượn dạy bình dân học vụ. Các Linh mục Quản xứ đã nhiều lần đòi lui. Hai năm qua trường bị bỏ hoang. Năm 2006 cha quản xứ mới yêu cầu trả lại để dạy giáo lý. Chưa giải quyết thoả đáng thì nhà nước cho người tháo dỡ mái trường, chúng tôi phải cản trở. Trong bản thoả thuận ngày 25-10-2006 có ghi: Phòng Giáo dục và Giáo xứ sẽ gặp nhau giải quyết ổn thoả với sự chấp thuận của cấp trên. Nay UBND huyện tự ra quyết định chiếm trường, thì chúng tôi quyết giữ trường! Có gì liên lạc với Cha quản xứ và Toà Giám mục.

Bực tức, viên chủ tịch HĐND quát to: “Việc giải quyết thuộc địa phương chứ không chờ ở đâu giải quyết cả! Không ngồi chờ người bên Mỹ bên Tây giải quyết. Rừng nào cọp nấy! Hiểu chưa!?”

Cũng trong thời gian này có linh mục Đỗ Y, người gốc Phường Tây, đang sống và làm mục vụ tại Pháp. Ngài đã về thăm quê hương thường xuyên và được tự do làm lễ. Trong chuyến lưu trú lần này, Ngài bị gọi về xã, xã đòi phải xin phép Trung ương mới được dâng lễ ở nhà thờ giáo xứ quê ngài. Cha Y khẳng khái từ chối xin xỏ!

Ngoài ra, nhiều giáo dân khác bị hăm dọa sẽ không được làm giấy tờ, con cái sẽ bị đuổi học, việc làm ăn sẽ gặp khó khăn!!! Phong toả kinh tế, bạo lực hành chánh là đòn thù hèn hạ đầu tiên của Cộng sản để bắt người dân khuất phục.

3- Chúa Nhật mùa Vọng 17-12-2006, cha Quản xứ và Hội đồng Giáo xứ quyết định ngưng chương trình mừng lễ Giáng sinh 2006 (vốn đã dự định giăng đèn sáng, dựng máng cỏ trong khuôn viên nhà thờ, tổ chức giao lưu tiệc mừng với bạn bè lương dân thôn xóm theo thông lệ). Thay vào đó, Giáo xứ chỉ cử hành canh thức và thánh lễ Giáng sinh trong nhà thờ. Bên ngoài thánh đường là một màu tang. Để tang cho sự thật bị chà đạp, công lý bị xoá sổ, tự do tôn giáo bị xâm phạm, tình đoàn kết lương giáo bị phá huỷ, lương tâm người dân nhất là tuổi học trò bị đầu độc. Giáo xứ gia tăng hy sinh và âm thầm cầu nguyện Chúa Cứu Thế giáng sinh cho Đất nước được hưởng an bình tự do, cũng như sẵn sàng liều chết để bảo vệ công bằng lẽ phải trước bọn cướp ngày càng lúc càng lộng hành trên quê hương đất Việt. Các giáo xứ bạn cũng sẵn sàng tới hỗ trợ. Giáo dân nói với nhau: “Mình có chết thì cũng là chết tử đạo, về với Chúa. Lo gì!”

Người dân Cố Đô nhớ lại thời các nhà thờ tại thành phố Huế để tang đêm Giáng sinh 1979 (nghĩa là không treo đèn kết hoa bên ngoài) vì Tiểu chủng viện Hoan Thiện Huế bị bạo quyền CS dùng vũ lực cưỡng chiếm, sau đó giam tù cha Giám đốc Phêrô Nguyễn Hữu Giải gần 6 năm.

4- Nhận định
– Giáo dân đã mạnh dạn và ngày càng liên kết chặt chẽ. Qua hơn 30 năm, họ đã thấy rõ chế độ CS với ba lực lượng chủ yếu của nó (chính quyền, mặt trận, công an liên minh đồng loã với nhau) chỉ toàn là ngụy biện và âm mưu, dối trá và bạo hành. – Cha Đỗ Y đã nhất định không xin phép một cách vô lý (kiểu trả thù đê hèn của CS). Ngài đã chấp nhận không làm lễ vì muốn hiệp thông với nỗi khổ của quê hương và vì chẳng muốn thoả hiệp với những kẻ chuyên đời dùng bạo lực hành chánh và bạo lực vũ khí. – Giáo xứ và Cha xứ Trương Văn Quy cương quyết đấu tranh cho sự thật và công lý bằng văn thư 02-12-06, bằng quyết định để tang dịp lễ Giáng sinh 2006, và bằng thái độ sẵn sàng liều chết vì bênh vực lẽ phải. Phải chăng người ta sắp chứng kiến một vụ Quỳnh Lưu thứ hai ??? – Giáo dân cho biết: nhiều cán bộ nói với nhau: trường đó nhỏ bé điêu tàn, trả cũng được, nhưng rồi người ta sẽ đòi mọi chỗ khác! Rõ ràng CS sợ phản ứng dây chuyền, vì đã ăn cướp hàng vạn vạn cơ sở của các tôn giáo từ Nam chí Bắc.

Đính kèm là hai văn bản. Văn bản của CS có thêm lời bình phản kháng của chúng tôi.
Kính mời đón xem Vụ Giáo xứ Phường Tây hồi 4 (Tối hậu thư đe doạ của bạo quyền CS)
Nhóm Phóng viên tường trình từ Huế

Word - 103 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.