Những Đối Phó Đầy Lúng Túng Của Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 16.4 kb

Trong lúc nhiều quốc gia tích cực hỗ trợ việc tổ chức những sinh hoạt vinh danh ngày nhân loại chính thức tuyên xưng các quyền căn bản của con người, để kỷ niệm năm thứ 58 (1948-2006) ngày công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, mùng 10 tháng 12, thì Cộng sản Việt Nam lại tìm cách ngăn cản, sách nhiễu đối với những ai có dự tính tổ chức các sinh hoạt vinh danh ngày nhân quyền tại Việt Nam. Những hành động sách nhiễu của công an đối với các nhà đối kháng trong mấy ngày vừa qua, cho chúng ta thấy là Hà Nội đang hoảng sợ trước đà gia tăng thế liên kết đấu tranh giữa các nhà đối kháng không chỉ ngay tại Việt Nam mà còn mở ra với thế giới bên ngoài.

Trước hết là Cộng sản Việt Nam đã tìm cách cô lập và ngăn chận các nhà đối kháng tại Việt Nam không có thể tham gia vào cuộc Hội Luận quốc tế nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền bằng Palk Talk, diễn ra vào lúc 10 giờ sáng, giờ Việt Nam ngày 10 tháng 12. Công an đã cưỡng bức kỹ sư Đỗ Nam Hải lên trụ sở công an ‘làm việc’ mà chủ đích là cầm chân anh từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều ngày 10 tháng 12, để không thể tham dự vào cuộc hội luận do chính anh là người đại diện của Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền tổ chức. Không những thế, Cục an ninh A42 của Bộ công an đã tung công an, mật vụ bám sát các nhà đối kháng như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Khắc Toàn, Bạch Ngọc Dương… để không có điều kiện tham dự cuộc hội luận, đồng thời phá sóng các điện thoại di động để không thể liên lạc với bên ngoài. Mặc dù công an Hà Nội tìm mọi cách cô lập và không cho bất cứ ai từ trong nước tham gia cuộc hội Luận; nhưng may mắn là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn Lợi, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, cụ Lê Quang Liêm, anh Du Lam, chuyên viên Nguyễn Phong đã tham dự và phát biểu. Sự kiện này cho thấy là tuy Cộng sản Việt Nam đã cố dồn sức cô lập và ngăn chận không cho bất cứ ai từ trong nước tham gia cuộc Hội Luận; nhưng họ đã thất bại. Thất bại này cho thấy là Cộng sản Việt Nam đã không còn ‘ba đầu sáu tay’ như dưới thời toàn trị và guồng máy bạo lực của chế độ đang bị soi mòn.

JPEG - 26.1 kb

Kế đến là sự bủa vây của công an đối với đám cưới của cô Lê Thị Minh Tâm, em gái của Luật sư Lê Thị Công Nhân vào ngày 10 tháng 12 vừa qua tại Hà Nội, bằng cách không cho một số nhà đối kháng như Bạch Ngọc Dương, Nguyễn Khắc Toàn, Lương Duy Phương, Trần Khải Thanh Thủy, Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Nguyễn Phương Anh… tham dự. Cộng sản Việt Nam còn cho công an giả dạng nhân viên khách sạn nơi tổ chức tiệc cưới, để theo dõi các trao đổi của những người tham dự, nhất là cho lực lượng đặc biệt túc trực bên ngoài khách sạn hầu có thể ra tay kịp thời nếu có những biến động bất thường ở bên trong. Chỉ qua những dữ kiện này cho chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đang rất sợ những cuộc tụ họp dưới mọi hình thức, đặc biệt là có liên hệ đến những nhà đối kháng. Với suy nghĩ bệnh hoạn rằng ‘ai không theo đảng là phản động’, Cộng sản Việt Nam luôn luôn coi những người có các phát biểu bất đồng hay lên tiếng chống lại lề thói cai trị độc tài của đảng Cộng sản hiện nay đều thuộc thành phần nguy hiểm. Chính vì vậy mà Hà Nội đã nhìn bất cứ đâu cũng thấy có kẻ thù và phản động. Họ luôn luôn sống trong não trạng lo sợ sự nổi dậy của quần chúng bất mãn.

JPEG - 15 kb

Thứ ba là trước ngày Quốc tế Nhân Quyền một tuần, Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị 37 khai triển từ thông báo số 41 của Bộ chính trị nhằm xiết lại các hoạt động báo chí. Trong chỉ thị 37, Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu bộ thông tin văn hóa và các ban ngành liên hệ phải tập trung quản lý không chỉ nội dung mà còn cả những hoạt động của các báo chí, truyền thanh, truyền hình. Cụ thể ra, Nguyễn Tấn Dũng đòi các ban ngành không cho phóng viên, ký giả viết về các tiêu cực xã hội, gây bất lợi cho tư thế lãnh đạo của đảng và nhà nước. Đồng thời Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định việc không cho tư nhân ra báo, để buộc các cơ quan đảng và nhà nước chấm dứt mọi quan hệ cho tư nhân thuê mướn giấy phép ra báo trong thời gian qua. Không cần phải đi sâu vào nội dung của Chỉ thị 37, người ta cũng thấy rõ chủ tâm của Nguyễn Tấn Dũng là muốn đảng phải nắm chặt báo chí ở trong tay như dưới thời toàn trị để che dấu hai điều: 1/Những tiêu cực trong xã hội đang làm suy giảm uy tín của đảng và nhà nước; 2/Những chống đối của quần chúng ngày một gia tăng đang tạo những bất ổn xã hội. Tuy nhiên, chỉ thị của Nguyễn Tấn Dũng rồi sẽ không cơ quan nào thi hành vì nó đi ngược lại nguyên tắc của xã hội mở, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).

Với một vài hành động khá bất thường của Hà Nội trong tuần lễ kỷ niệm lần thứ 58 ngày quốc tế nhân quyền như đề cập bên trên, ta phải nói là Cộng sản Việt Nam đang đối phó làn sóng chống đối của người dân một cách loạn chiêu. Nghĩa là lúng túng và mâu thuẫn. Lúng túng vì tuy muốn ra tay khống chế mạnh bạo; nhưng lo sợ các sức ép từ bên ngoài, cuối cùng chỉ tung đòn sách nhiễu rồi thôi. Mâu thuẫn là những chỉ thị đưa ra ngược với các chủ trương hội nhập quốc tế mà Hà Nội đã thổi lên từ nhiều năm nay. Phản ứng này người ta thường thấy nó xảy ra vào những ngày cuối cùng của một chính quyền đã mất hết lòng dân; nhưng lại cố lôi kéo hào quang quá khứ để biện minh cho sự độc quyền hầu kéo dài sự tồn tại được ngày nào hay ngày ấy. Thật vậy, nếu là một chế độ được dân chúng ủng hộ và có tự tin thì qua sự gia nhập WTO, Cộng sản Việt Nam đã phải hành xử cách khác, văn minh hơn để đứng ngang tầm với thế giới sau khi gia nhập WTO. Rõ ràng là Cộng sản Việt Nam đang ở trong tâm trạng hoảng sợ.

12/12/2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.