KINH TẾ VIỆT NAM CHƯA PHẢI LÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại Hội X của đảng CSVN vừa qua không ngớt ca ngợi thành công, thắng lợi của 20 năm ‘đổi mới’ kinh tế. Trong Đại Hội VI, năm 1986, họ đã thú nhận: ‘Chúng ta mắc những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, bệnh chủ quan, duy ý chí’… Kinh nghiệm lịch sử cho thấy những sai lầm và căn bệnh nêu lên ở trên xuất phát từ bản chất của chủ thuyết và từ những con người cộng sản. Vì chủ nghĩa không chấp nhận bất cứ một sự bất đồng ý kiến nào, người cộng sản tin vào những gì Karl Marx viết ra như tín đồ tin vào Kinh Thánh. Chính các căn bệnh chủ quan và duy ý chí của con người cộng sản cộng với sự sai lầm của chủ thuyết Mác Lênin đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước cộng sản Đông Âu. Tại Việt Nam, với trình độ hạn chế của tập đoàn lãnh đạo cộng sản thì căn bệnh và sai lầm lại càng thê thảm hơn nữa. Cho dù từ năm 1986, CSVN đã tiến hành đổi mới; nhưng thành phần chủ quan, duy ý chí, tin tưởng mù quáng vào chủ thuyết lỗi thời vẫn là đa số và trì lực của nhóm người này cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại.

JPEG - 75.6 kb
How many chinamen does it take to…

Mất đi quan thầy Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa; tập đoàn lãnh đạo CSVN đã rập khuôn theo đường lối, chính sách của Trung Quốc.

Trở lại thời điểm năm 1986, CSVN từ bỏ con đường kinh tế tập trung đang đà phá sản. Họ đã muốn xây dựng một nền kinh tế thị trường. Nhưng phần lớn lãnh đạo thời đó chưa hiểu thế nào là kinh tế thị trường và đã phản ứng. Sau nhiều bàn cãi, họ thỏa thuận được với nhau dừng từ ngữ ‘nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần’. Phải đến 10 năm sau, tại Đại Hội VIII, CSVN mới nói đến ‘phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN’. Chỉ nhìn vào những trói buộc ghi trong câu trên đây thì đủ biết là xu hướng nghịch lại kinh tế thị trường còn rất đáng kể. Tuy xu hướng này còn tồn tại, nhưng nền ‘kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’ lại làm nẩy sinh ra một mối lợi nhuận mới là mở ra cho các quan chức cộng sản cơ hội làm giầu nhanh qua nạn tham nhũng, cửa quyền với cơ chế xin-cho đặc trưng của chế độ. Doanh nhân nước ngoài và trong nước cũng đành phải chấp nhận chạy hết cửa này đến cửa kia chờ trực, đút lót để xin giấy phép làm ăn, buôn bán. Vì thế cái nền ‘kinh tế thị trường theo định hướng XHCN’ vẫn được phát triển và có một số ảnh hưởng tích cực nhất định lên xã hội nước ta.

JPEG - 87.3 kb
Việt Nam-Hệ Thống Viễn Liên
How many vietnammen does it take to…

Qua tuyên truyền của chế độ và những hiện tượng bề ngoài tại các thành phố lớn, người ta, ai cũng yên trí là Việt Nam đã có một nền kinh tế thị trường, tuy rằng vẫn còn có cái đuôi XHCN. Nhiều từ ngữ đã đi vào dân gian như ‘thời buổi kinh tế thị trường’, ‘thị trường hóa giáo dục’ vv… Nếu không có vụ CSVN gia nhập WTO thì ít người biết rằng nền kinh tế của Việt Nam hiện nay không được WTO coi là kinh tế thị trường. Theo nguồn tin của Thông Tấn Xã Việt Nam được các báo Nhà Nước đăng lại thì ‘Cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong 12 năm’. Nói cách khác, trong các cuộc đàm phán, mặc cho Việt Nam dùng hết lý luận để chứng minh là đã chuyển đổi nền kinh tế XHCN sang kinh tế thị trường, nhưng như bản tin nói thì ‘…một số thành viên WTO còn cho rằng việc sử dụng chi phí và giá cả tại Việt Nam là không hợp lý’. Có một sự khác biệt về hiểu biết thế nào là kinh tế thị trường giữa CSVN và các nước thành viên WTO. Về phía CSVN, sự khác biệt này nằm ở chỗ họ cương quyết gắn liền kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, tức là có sự chi phối của đảng và Nhà Nước. Trong lúc đó, nguyên tắc một nền kinh tế thị trường trên quan điểm của WTO lại khác hẳn. Chính bản tin của CSVN cũng đã nêu: ‘Nguyên tắc của WTO là mọi đối tác khi tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế phải là những thực thể kinh tế độc lập và các quyết định đưa ra cũng phải độc lập với ý muốn của nhà nước và chỉ dựa trên những lợi ích về kinh tế’. Nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng gọi là ‘phi thị trường’ và theo Thông Tấn Xã Việt Nam, ‘…nếu bị coi là nền kinh tế phi thị trường thì WTO sẽ có những quy chế giám sát đặc biệt và rất phức tạp cho các thành viên đó. Ví dụ như Trung Quốc đã gia nhập WTO từ năm 2001 cũng “bị coi là nền kinh tế phi thị trường” trong 15 năm’.

JPEG - 92.4 kb

Không phải cứ giữ tình trạng kinh tế như hiện nay, hết thời hạn 12 năm, đương nhiên WTO sẽ phải công nhận nó là kinh tế thị trường. Chính CSVN, qua bản tin nêu trên cũng đã phải công nhận thực tế là: ‘Để được công nhận là một nền kinh tế thị trường thì Nhà nước ta còn rất nhiều công việc phải làm, nhất là việc cải cách môi trường, thể chế tương thích với các tiêu chí của nền kinh tế thị trường như: Nâng cao chất lượng của các đạo luật; vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và quan hệ với Chính phủ; sự chuyển đổi của đồng tiền…’.

Từ thực trạng nền kinh tế ‘phi thị trường’ của CSVN, có thể nói, tuy họ đã trở thành thành viên chính thức của WTO, họ vẫn chưa là thành viên chính đáng, ngang hàng với các nước khác trong tổ chức này. Một bài học đáng giá cần cho Hà Nội suy ngẫm nữa là từ nay đừng có coi Trung Quốc là gương mẫu mà cái gì cũng bắt chước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.