Chân Trời Mới phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm, về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đài Phát Thanh Chân Trời Mới
phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân
về vấn đề Việt Nam được chính thức gia nhập WTO

Thanh Thảo (ThTh): Ngày 7.11.2006, phiên họp Đại Hội đồng của Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế tại Genève đã kết thúc với sự đồng thuận của 149 thành viên, đưa Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu và chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Chúng tôi xin mời Quí thính giả theo dõi nhận định của ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, về sự kiện này.

Xin kính chào ông Đỗ Hoàng Điềm (ĐHĐ). Thưa Ông, đứng dưới góc nhìn của một tổ chức đấu tranh, Ông nhận định như thế nào về việc Việt Nam gia nhập WTO?

ĐHĐ: Có lẽ trước khi chúng ta chia sẻ nhận định về việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO, chúng ta cũng nên nhìn lại một chút về tiến trình tham gia WTO của Việt Nam. Kính thưa Quí vị, đây là một tiến trình, phải nói là, đầy phức tạp, đầy thủ thuật chèn ép giữa những nước đã là thành viên đối với các nước muốn xin tham gia vào. Điều đó có nghĩa là những nước nghèo muốn tham gia vào WTO phải chấp nhận những luật chơi của những nước giàu đang khuynh loát tổ chức này.

Ngoài ra, các quốc gia thành viên WTO có quyền đòi hỏi những quốc gia vừa mới hoặc đang xin vào những nhượng bộ đặc biệt. Những đòi hỏi này được gọi là WTO+, có nghĩa là những điều khoản cộng thêm vào những điều khoản khác mà nội cái việc xin gia nhập WTO không đã đòi hỏi rồi. Những đòi hỏi này nhiều khi quá đáng và thường những nước nghèo, những nước đang xin vào thành viên đều phải chịu lép vế và chịu thỏa mãn, dù là hậu quả có nhiều thiệt hại trên đường dài cho quyền lợi của quốc gia.

Đó là bối cảnh đưa Việt Nam gia nhập vào WTO. Một cách khách quan, sự gia nhập vào WTO cũng có lợi ích.

1/ Lợi ích thứ nhất ta có thể nhìn thấy là, khi gia nhập vào WTO, cơ hội xuất cảng vào các thị trường ngoại quốc, đặc biệt những thị trường lớn như Hoa Kỳ và Âu Châu sẽ gia tăng. Điều này nghĩa là có xác suất hàng hóa Việt Nam bán được nhiều hơn vào Hoa Kỳ và Âu Châu. Điều này đưa đến công ăn việc làm cho người dân, đem đến sự phát triển quốc gia trên đường dài. Đó là cái lợi đầu tiên.
2/ Lợi ích thứ hai cũng có thể nhìn thấy được. Nó gia tăng triển vọng các quốc gia ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn. Có nghĩa là Việt Nam có thể sẽ thu hút được một số quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
3/ Và cái lợi ích thứ ba đem lại từ việc gia nhập WTO là khi vào WTO, áp lực lên trên chính quyền Việt Nam phải gia tăng. Nhu cầu cải tổ hệ thống kinh tế Việt Nam sẽ được gia tăng:

- Thứ nhất là giải quyết nạn tham nhũng trầm trọng đang gây khó khăn rất nhiều cho những ai muốn đầu tư vào Việt Nam.
- Thứ hai, chính quyền Việt Nam phải cải tổ hợp lệ, giảm thiểu các thể lệ rườm rà và nhất là những lỗ hổng tạo ra điều kiện cho sự nhũng lạm.
- Thứ ba là Việt Nam phải cải tổ hành chánh, quản trị, gia tăng hiệu năng, đồng thời giảm bớt cồng kềnh của bộ máy điều hành.
- Sau cùng là phải giảm thiểu vai trò của lãnh vực kinh tế quốc doanh, lãnh vực này phải nói là yếu kém so với lãnh vực kinh tế tư nhân và lãnh vực quốc doanh này cũng đang làm tiêu hao một phần lớn ngân sách quốc gia.

Thế nhưng đổi ngược lại những điều lợi ích vừa nêu thì phải nói rằng chúng tôi rất ưu tư về vấn đề Việt Nam gia nhập WTO. Bởi vì có những bất lợi đi đôi với những lợi ích vừa nêu ở trên:

1/ Nguy cơ thứ nhất: Khi Việt Nam được quyền đổ hàng hóa qua bán ở các quốc gia khác, thì ngược lại Việt Nam cũng phải mở cửa thị trường nội địa cho những công ty nước ngoài có thể vào cạnh tranh buôn bán và sự cạnh tranh rất cao từ các nước ngoài sẽ có ảnh hường xấu lên các công ty kinh tế sản xuất nội địa. Khi mở cửa như vậy, các công ty nội địa cũng cạnh tranh một cách bình đẳng đối với những công ty nước ngoài, không được bảo vệ hay hưởng đặc lợi dễ dàng. Và nếu khả năng của những công ty Việt Nam ở trong nước còn yếu kém và thua kém công ty nước ngoài thì Việt Nam sẽ không kháng cự lại nổi. Điều này có thể đưa đến sự thua lỗ, phá sản của một số hãng xưởng Việt Nam. Hậu quả tất yếu là một số công nhân Việt Nam sẽ mất việc làm, ảnh hưởng dây chuyền lên tinh thần xã hội nói chung.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng đặc biệt ưu tư tình trạng người nông dân Việt Nam. Lãnh vực nông nghiệp có nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất khi tham gia vào WTO. Lý do là vì Việt Nam ít có những tập đoàn nông nghiệp lớn có khả năng kỹ thuật và năng suất cao. Đại đa số là những gia đình nông dân canh tác nên khi mở cửa gia nhập vào WTO thì những sản phẩm nông nghiệp của những quốc gia nước ngoài sẽ đổ tràn vào Việt Nam. Có xác suất cao là người nông dân Việt Nam sẽ không cạnh tranh nổi, sẽ bị phá sản. Đó là nguy cơ rất lớn.

2/ Nguy cơ thứ hai: Khi đầu tư ngoại quốc đổ vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam còn là một quốc gia tương đối chậm tiến so với các quốc gia khác thì nhiều phần những đầu tư này sẽ đổ vào những lãnh vực có tính cách khai thác tài nguyên thiên nhiên. Như vậy đầu tư ngoại quốc có thể đưa đến những hiện tượng vơ vét tài nguyên thiên nhiên của đất nước, tạo ra vấn đề môi sinh và công nhân Việt Nam bị bóc lột. Đây là nguy cơ lớn trong lãnh vực nguy hại thứ hai này.

3/ Nguy cơ thứ ba: Tình trạng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội sẽ gia tăng. Điều này sẽ xảy ra khi Việt Nam gia nhập WTO thì trong giai đoạn chuyển tiếp, nền kinh tế nội địa như chúng tôi đã nêu là hãy còn yếu kém, có thể cạnh tranh không nổi và đưa đến tình trạng thất nghiệp. Trong khi đó tầng lớp giàu có có phương tiện, có tiền, có điều kiện cấu kết làm ăn với tư bản nước ngoài đưa đến tình trạng sẽ có một thiểu số trục lợi trong việc tham gia vào WTO, trong khi đại đa số người dân trong nước, đặc biệt thành phần nông dân và công nhân có xác suất cao trong thời gian ngắn gặp trở ngại trong cuộc sống rất là nhiều. Và điều này đưa đến trình trạng phân biệt giàu nghèo trong xã hội rất là cao. Theo chúng tôi được biết, tiến sĩ Lê Đăng Doanh – một nhà kinh tế đang làm việc cho bộ kế hoạch và đầu tư của nhà nước cộng sản Việt Nam, ông này nhận xét rằng, khi Việt Nam gia nhập WTO thì các hãng xưởng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất là vất vả với các hãng xưởng ngoại quốc. Điều này đưa đến tình trạng thất nghiệp tại Việt Nam và đưa đến tình trạng bất công xã hội ngày càng gia tăng.

Đây là một số điều thất lợi đem lại cho người dân chúng ta. Đây là những điều làm chúng tôi rất ưu tư về việc Việt Nam tham gia WTO. Tức là những cái lợi chưa thấy đâu mà những bất lợi đã gần kề. Đây là những điều làm chúng ta rất lo lắng về đời sống người dân.

ThTh: Theo Ông thì người dân Việt Nam cần phải làm gì trong những ngày tháng sắp tới trước cục diện mới này?

ĐHĐ: Dĩ nhiên trước một thử thách – chúng tôi quan niệm việc tham gia vào WTO thực sự là một thử thách – bởi vì chúng ta nhìn thấy có một số rủi ro, một số nguy hiểm đang đe dọa. Có một số việc chúng ta cần phải làm để giảm thiểu những rủi ro, đe dọa đó.

1/ Thứ nhất, như chúng tôi vừa thưa, khi tham gia vào WTO trong tình trạng luật pháp Việt Nam không được thực sự tôn trọng, không được thi hành một cách đúng đắn, nhất là tình trạng tham nhũng ai cũng biết rất là trầm trọng, thì việc mở cửa vào WTO thực sự càng làm cho tình trạng tham nhũng ở Việt Nam càng trầm trọng hơn nữa. Vì vậy, việc đầu tiên mà người Việt Nam cần phải làm là làm sao vận động tạo áp lực lên nhà nước để giải quyết tình trạng tham nhũng này. Tình trạng tham nhũng cần phải chấm dứt. Nhà nước phải thực sự có biện pháp, có nỗ lực đến nơi đến chốn để giải quyết vấn nạn này. Đó là điểm đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm hoặc làm sao phải áp lực nhà nước, vận động nhà nước phải chấm dứt, giải quyết tình trạng tham nhũng càng sớm càng tốt.

2/ Điều thứ hai mà chúng tôi cũng rất quan tâm là quyền lợi của công nhân. Chúng ta biết rằng Việt Nam ngày nay chỉ có một công đoàn duy nhất là Công Đoàn Lao Động Việt Nam, một công đoàn được đặt dưới sự bảo trợ của nhà nước. Chúng tôi rất nghi ngờ khả năng bảo vệ quyền lợi của công nhân. Vì vậy để bảo vệ quyền lợi người công nhân Việt Nam đúng mức, chúng ta cần phải hỗ trợ người công nhân thành lập những công đoàn độc lập thực sự bảo vệ và tranh đấu cho quyền lợi của mình, chớ không phải chỉ làm những việc phù hợp với quyền lợi của nhà nước và đảng đang cầm quyền. Việc thứ hai mà người dân Việt Nam cần làm là làm sao tranh đấu cho quyền được thành lập những công đoàn độc lập. Ngày hôm nay ở Việt Nam đã có hai công đoàn độc lập, mặc dù không được nhà nước chấp thuận đứng ra tự thành lập, tự tổ chức để tự tranh đấu cho quyền lợi của mình. Hai công đoàn này vừa được thành lập trong thời gian ngắn vài tuần lễ vừa qua. Đây là bước tiến rất là tốt. Tuy nhiên chúng ta cần nhiều công đoàn hơn nữa.
Điều thứ hai tóm gọn lại là phải cố gắng tranh đấu cho quyền lợi của công nhân Việt Nam, mà cách hay nhất là thành lập những công đoàn độc lập để làm việc đó.

3/ Và việc thứ ba là, ngoài lãnh vực tạo áp lực để giải quyết tình trạng tham nhũng, ngoài việc tranh đấu để có công đoàn độc lập bảo vệ quyền lợi người công nhân. Người dân Việt Nam cần đòi hỏi và áp lực nhà nước, là những điều khoản nào nhà nước đã phải nhượng bộ, những thỏa hiệp ký kết nào, những lép vế kinh tế nào mà nhà nước đã phải chấp nhận …, thì nhà nước phải làm sao có nỗ lực thương thảo, giải quyết trở lại để tạo quan hệ bình đẳng hơn. Bởi vì về lâu về dài quyền lợi đất nước sẽ bị thiệt thòi vô cùng.

4/ Điều thứ tư mà có lẽ chúng ta cũng cần quan tâm, trong ngắn hạn, nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng vì hãng xưởng Việt Nam bị phá sản hoặc thua lỗ vì không thể cạnh trạnh nổi với hãng xưởng ngoại quốc khi họ vào Việt Nam để cạnh tranh, thì nhà nước Việt Nam cần chuẩn bị để có một số chương trình trợ giúp công nhân, nông dân có thể gặp khó khăn, trở ngại về mặt kinh tế. Tất cả vấn đề đời sống của người dân, nhà nước cần có những biện pháp giải quyết. Nếu không tranh đấu, không đòi thì tôi e rằng chuyện đó sẽ không xảy ra.

Đó là một số công việc, một số nỗ lực cần thiết mà tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải tranh đấu để bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam hiện nay.

ThTh: Thưa Ông, Ông nghĩ rằng người dân Việt Nam chúng ta có ý được tất cả những vấn đề mà Ông đã nêu ra hay không?

ĐHĐ: Nếu hỏi rằng đại đa số người dân có thể nắm vững được hết những thử thách và nguy cơ của việc gia nhập WTO đem lại hay không, tôi nghĩ là không. Thành ra chúng ta có nhu cầu trình bày, giải thích tường tận để mọi người đều hiểu, rằng việc tham gia vào WTO thực sự nó là một con dao hai lưỡi. Tham gia vàoWTO, như chúng tôi có thưa lúc đầu, tuy trên đường dài có thể đem lại những lợi ích, nhưng lợi ích có mang lại được hay không lại tùy vào nhà cầm quyền, tức tùy thuộc nhiều vào môi trường xã hội Việt Nam. Nếu chúng ta có một nhà nước thực sự phục vụ quyền lợi của người dân, nhà nước thực sự không có nhũng lạm, cái bối cảnh xã hội Việt Nam thực sự tạo điều kiện cho người dân Việt Nam có thể cạnh tranh một cách bình đẳng với những công ty nước ngoài, lúc đó may ra chúng ta có thể đạt được những quyền lợi cho người dân Việt Nam. Nhưng rất tiếc là chuyện đó không có. Thành ra tôi nghĩ chúng ta có nhu cầu làm sao giải thích, trình bày để mọi người thấu hiểu thật sự những nguy cơ đang đe dọa. Một khi đã hiểu rồi thì chúng ta phải tranh đấu để làm sao bảo vệ quyền lợi của mình.

ThTh: Xin thành thật cám ơn Ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn hôm nay.

ĐHĐ: Vâng, xin cám ơn Chị và xin chào Quí thính giả.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.