Ba Nỗ Lực Cần Có Để Hỗ Trợ Phong Trào Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ giờ đến cuối năm 2006, Hà Nội có 3 mục tiêu muốn đạt được. Thứ nhất là được Hoa Kỳ cho quy chế Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn. Quy chế này giúp Hà Nội mở đường đạt mục tiêu thứ hai là gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới. Sau cùng, mục tiêu thứ ba là tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam vào cuối tháng 11. Vì vậy, từ giờ đến cuối năm 2006, Hà Nội rất lo ngại những vấn đề đang xảy ra tại Việt Nam có thể gây cản trở cho các mục tiêu này. Đây là điều mà những người tranh đấu cho dân chủ cũng nhìn thấy, nên đã liên tiếp tung ra những nỗ lực vô cùng tích cực và cũng không kém phần táo bạo, để khi Hà Nội đạt được các mục tiêu này rồi, cuộc diện ở Việt Nam đã nằm trong tình trạng không thể đảo ngược.

Ngoài tờ Tự Do Ngôn Luận ở miền Trung, tờ Tự Do Dân Chủ cũng đã được ra đời ở Hà Nội. Cùng một lúc với đảng Thăng Tiến Việt Nam mà những người đại diện đều xuất hiện công khai và có một trụ sở tạm thời ở Huế được công bố rộng rãi. Một sự hình thành khác cũng đáng chú ý, đó là Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại Hà Nội. Mặt khác, Khối 8406 cũng tung ra liên tiếp nhiều tài liệu quan trọng, đáng kể nhất là “Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam Gồm 4 Giai Đoạn, 8 Bước” và lời kêu gọi thành lập một Liên Minh Dân Tộc.

Những sự kiện trên đây chỉ là một phần của các diễn biến xảy ra dồn dập trong những tuần lễ qua. Tuy nhiên cũng đủ để cho thấy công cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam đang bước vào một khúc quanh vô cùng quan trọng. Trong khúc quanh này, phản ứng của Hà Nội cho thấy chế độ độc tài tỏ ra khá lúng túng và rơi vào cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những toan tính thâm độc.

Mới đây, nhà cầm quyền Hà Nội đã thả bác sĩ Phạm Hồng Sơn, ông Mã Văn Bảy và có nguồn tin cho rằng anh Nguyễn Vũ Bình cũng sẽ được thả trong đợt sắp tới. Khi lấy những quyết định này, Hà Nội muốn làm sạch sẽ hồ sơ nhân quyền mà Hoa Kỳ và các nước Liên Âu đã nêu lên, để gỡ đi một trở ngại có thể làm cho Quốc hội Hoa Kỳ không thông qua quy chế PNTR. Nhưng bên cạnh đó, phong trào dân chủ lại bung lên mạnh mẽ, với sự tham gia ngày một đông của người trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Chế độ độc tài nằm trong thế: đàn áp thì kẹt với quốc tế, mà không đàn áp thì phong trào dân chủ có thể ngày một bùng lên mạnh mẽ. Vì vậy, Hà Nội chỉ có thể đàn áp ở một chừng mực nào đó, để vừa thăm dò phản ứng của dư luận, vừa phần nào ngăn chận sự phát triển của phong trào dân chủ.

Do đó chúng ta thấy Hà Nội không tung ra một đợt đàn áp lớn, mà chỉ từng bước leo thang. Lúc đầu tạm giam vài người trong vài ngày rồi thả. Sau đó tăng dần số đối tượng trấn áp, đặc biệt là nhắm vào thành phần trẻ và những người ít được thế giới biết. Đây là biện pháp “chặt cỏ dưới chân”, để triệt hạ sự phát triển của phong trào dân chủ. Nếu dư luận không quan tâm nhiều đến những sự đàn áp hiện nay và những mục tiêu ngoại giao và kinh tế đã đạt được, Hà Nội chắc chắn sẽ cứng rắn hơn và một cuộc đàn áp lớn có thể xảy ra ở Việt Nam.

Trước viễn cảnh này và trước khúc quanh vô cùng quan trọng hiện nay, người Việt tại hải ngoại không thể chờ đợi cho đến khi Hà Nội tung ra cuộc đàn áp lớn rồi mới nghĩ cách phản ứng. Khi đó thì đã quá trễ và phong trào dân chủ trong nước đã gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Mặt khác, những hành động sách nhiễu, khủng bố gần đây của chế độ độc tài đã leo thang đáng kể và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho những nhà dân chủ trong nước. Nhiều thành viên của Khối 8406 và các nhà dân chủ trong nước đã bị nhà cầm quyền dùng những biện pháp vô cùng đê hèn và man rợ để đàn áp, khủng bố. Đây là lúc mà người Việt hải ngoại cần chứng tỏ sự liên kết chặt chẽ với cuộc đấu tranh cho dân chủ tại quốc nội bằng cách mở ra một số nỗ lực.

Điều trước tiên mà chúng ta cần làm ngay là mở một đợt vận động mạnh mẽ từ giờ đến cuối năm 2006 để vạch trần âm mưu của chế độ CSVN và vận động sự ủng hộ tối đa của dư luận và chính giới quốc tế. Chính sự ủng hộ mạnh mẽ này sẽ góp phần bảo vệ những người dân chủ trong nước và làm lùi bước sự đàn áp của đảng CSVN.

Điều thứ hai mà chúng ta cũng cần làm ngay là gia tăng tối đa sự hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất cho những người đấu tranh cho dân chủ trong nước. Chúng ta phải góp sức để tăng cường sức mạnh cho phong trào dân chủ, giúp cho phong trào này ngày một mở rộng, với những tập hợp chính trị xuất hiện công khai ngày một nhiều, với những tờ báo đối lập được phát hành và quảng bá rộng rãi ở Việt Nam, để khi Hà Nội muốn ra tay đàn áp, thì phong trào dân chủ đã có một tầm vóc vượt trội, được sự ủng hộ nồng nhiệt của người Việt Nam cũng như dư luận quốc tế. Đàn áp một phong trào dân chủ như vậy, sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng tai hại cho chế độ độc tài. Đây chính là cách để buộc Hà Nội phải thật sự lùi bước và chấp nhận tiến trình dân chủ hóa.

Sau cùng, điều mà chúng ta cũng cần nỗ lực là làm sao kết hợp cuộc đấu tranh cho dân chủ với những nguyện vọng bình thường của quần chúng Việt Nam về một đời sống khá hơn, trên một xã hội công bằng hơn. Chính những nguyện vọng bình thường này đã và đang thúc đẩy những nông dân, những công nhân và nhiều tầng lớp lao động khác đứng lên đấu tranh cho quyền lợi, cho dân sinh, cho công bằng xã hội. Phong trào khiếu kiện của dân oan đã bắt nguồn từ đó. Các cuộc đình công của giới công nhân cũng bắt nguồn từ đó. Nếu cuộc đấu tranh cho dân chủ kết hợp được với cuộc đấu tranh cho dân sinh và dân quyền, thì mọi thành phần quần chúng sẽ đứng lên đấu tranh để đòi hỏi một sự thay đổi rốt ráo và thật sự. Chính áp lực của cao trào quần chúng này mới là chìa khóa để mở cánh cửa dân chủ và phát triển cho đất nước Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.