Lãnh Đạo Nhật Bị Bỏ Rơi Tại Hà Nội?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chính phủ Nhật vừa bày tỏ sự khó chịu việc ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng CSVN không chịu tiếp ông Takebe, Tổng thư ký đảng Tự Do Dân Chủ Nhật (đảng cầm quyền) khi chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Takebe lại chính do đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức đứng ra mời. Ông Takebe đến Việt Nam là để tạo thêm sự chú ý trong dư luận về lễ Nhật được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 20 đến 25 tháng 8 nhằm mở rộng việc giao lưu giữa hai nước Nhật Việt về các lãnh vực như văn hóa, kinh tế, chính trị… Mặc dù lễ hội này rất lớn, được Nhật chuẩn bị trước cả năm, nhưng ngay từ đầu chẳng có một nhân vật cao cấp nào của Nhật dự định sang tham dự. Nguyên do chỉ vì vụ rút ruột PMU 18 đã bị khi ra nên chính giới Nhật tẩy chay.

Sau khi vụ PMU 18 bùng nổ, chính phủ ông Koizumi phải chịu lép vế trước những tấn công của các đảng đối lập tại Quốc hội là đem tiền thuế của dân đi viện trợ mà không kiểm soát được, để những khoảng tiền viện trợ phần lớn chạy vào túi quan chức đảng và nhà nước CSVN. Chính quyền ông Koizumi đã phải ra lệnh cho các bộ ngành liên hệ điều tra và báo cáo gấp về các khoảng tiền viện trợ ODA cho Việt Nam hầu trình cho Quốc hội Nhật, thế nhưng vẫn bị mất điểm khiến cho đảng Tự Do Dân Chủ, tức là đảng của ông Koizumi, thua liên tiếp mấy kỳ bầu bổ khuyết các ghế trong Quốc hội sau đó. Để xoa dịu nổi bực tức của đảng cầm quyền Nhật về vụ này nên đảng CSVN đã chính thức mời ông Takebe sang viếng thăm Việt Nam nhân dịp lễ hội Nhật tổ chức tại Hà Nội.. Trong thư mời có chương trình gặp gỡ ông Nông Đúc Mạnh nhưng không biết vì sao ông Mạnh không tiếp.

Theo các nhà ngoại giao tại Tokyo thì có ba lý do chính khiến cuộc gặp gở giữa ông Takebe và ông Nông Đức Mạnh không thực hiện được. Thứ nhất Hà Nội bực tức Tokyo vẫn giữ thái độ cương quyết yêu cầu Hà Nội phải báo cáo rõ về việc chi tiêu tiền viện trợ ODA của Nhật. Thứ hai Tokyo đã áp lực khá mạnh trong việc yêu cầu Hà Nội phải phong tỏa những trương mục của Bình Nhưỡng trong các ngân hàng Việt Nam. Thứ ba là Hà Nội bị Bắc Kinh áp lực không nên quá thân thiện với Tokyo. Cũng theo các nhà ngoại giao này thì đảng CSVN đã làm một chuyện không sáng suốt, dù có viện dẫn bất kỳ lý do gì để bỏ ngang cuộc hội đàm đó cũng không thể nào thuyết phục được Tokyo. Dù có bận cách mấy Nông Đức Mạnh ít nhất cũng nên bỏ ra năm mười phút để tiếp ông Takebe, một vị khách danh dự do chính đảng CSVN mời sang. Khi tin này bị lộ ra, trong một buổi họp báo định kỳ hàng tuần của ông Takebe, Tổng thư ký đảng Tự Do Dân Chủ, các ký giả đã yêu cầu ông ta cho biết lý do tại sao cuộc hội đàm với ông Nông Đức Mạnh không thực hiện được. Ông Takebe tránh né trả lời rằng điều đò nên hỏi ông Nông Đức Mạnh chứ sao lại hỏi ông ta.

Ngày hôm sau báo chí Nhật đã cho đi những bài viết trong đó chỉ trích về đường lối ngoại giao của đảng cầm quyền là đã để cho các nước xem thường, qua chuyện Nông Đức Mạnh không thèm tiếp nhân vật thứ 2 của nước nhật. Tuy không chỉ trích việc đảng CSVN thông báo đình chỉ cuộc gạ9p gỡ, vì cho rằng đó là chuyện của Hà Nội, nhưng các báo chí cũng cho rằng lý ra ông Nông Đức Mạnh, người đứng đầu đảng CSVN không nên làm một việc thiếu hẳn tính cách ngoại giao như thế. Một số dân biểu, nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền tháp tùng ông Takebe đều có tên trong Hội Hữu Nghị Nhật Việt , cũng đã tỏ ra bất mãn trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi vì cho rằng sự tùy tiện của ông Nông Đức Mạnh chẳng có chút hữu nghị nào cả. Ở các quốc gia tự do dân chủ, báo chí thường hay chờ nhũng sơ hở của đảng cầm quyền để công kích nên việc ông Tổng thư ký Takebe của đảng cầm quyền Nhật bị ông Nông Đức Mạnh đối xử như thế là đề tài nóng bỏng cho những trận công kích của báo chí lẫn các đảng đối lập. Chắc chắn những người lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ Nhật không thể nào mà không giận được. Giữa tháng 10 tới đây, Nguyễn Tấn Dũng dự định sẽ sang Nhật trong vòng mấy ngày, không biết Nhật sẽ đối xử ra sao đối với chuyến đi này?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.