Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Và Tiểu Bang California

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau nhiều năm theo đuổi nỗ lực vận động giới lập pháp và hành pháp tiểu bang California chấp nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng chính thức và duy nhất của Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại tiểu bang California của Thượng Nghị Sĩ Denise Ducheney, thuộc đơn vị San Diego và Dân biểu Trần Thái Văn, thuộc đơn vị Orange County, cùng với sự tham gia tích cực của các đoàn thể, tổ chức, Cộng đồng của người Việt đã đạt kết quả ngoạn mục. Ngày 5 tháng 8 năm 2006 vùa qua, Thống Đốc tiểu bang California, ông Arnold Schwarzenegger đã chính thức ký một Quyết Nghị công nhận lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng tự do của hơn 500, 000 ngàn người Việt đang cư ngụ tại tiểu bang California, trong một buổi lể được diễn ra vào lúc 11 giờ sáng, tại thành phố Westminster. California là tiểu bang thứ 9 ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là biểu tượng của Cộng đồng người Việt tỵ nạn. Tuy nhiên, trong tất cả các tiểu bang hay thành phố đã từng ra Quyết Nghị công nhận lá Cờ Vàng, việc Thống Đốc tiểu bang California tuyên bố rằng: “kể từ nay lá cờ được phép treo trên tất cả các cơ sở của tiểu bang khi có sinh hoạt của Cộng đồng người Việt” là một quyết định mang tính chính trị rất quan trọng. Quan trọng không phải kể từ nay trong các sinh hoạt chính thức của người Việt, lá cờ Vàng được treo ở các cơ quan công quyền của tiểu bang, mà còn là dấu ấn xác định sự chính thống của Cộng đồng người Việt tỵ nạn là một tập thể duy nhất sống và hiện hữu trong tiểu bang, kể từ năm 1975 cho đến nay.

Trong bản Quyết Nghị mà Thống Đốc Arnold Schwarzenegger ký ban hành vào ngày 5 tháng 8 đã dựa trên một số nhận định:

- Thứ nhất, tiểu bang California đã coi người Mỹ gốc Việt là một Cộng đồng luôn cảnh giác chống lại sự độc tài dưới mọi hình thức, tích cực ủng hộ nhân quyền cho mọi dân tộc, và nêu cao chính nghĩa dân chủ, công lý, và khoan dung là những chính nghĩa tạo dựng nên quốc gia chúng ta.

- Thứ hai, tiểu bang California đã coi lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ, với ba sọc đỏ trên nền cờ vàng, và đã sử dụng từ năm 1948, vẫn là và sẽ luôn luôn là biểu tượng của sự kiên trì, tự do, và dân chủ cho nhiều người Mỹ gốc Việt tại California.

- Thứ ba, tiểu bang California đã coi lá cờ nước Việt Nam Cộng Hòa cũ là một biểu tượng quan trọng trong lịch sử người Mỹ gốc Việt và nay được xem là lá cờ Truyền Thống Người Việt Nam Tự Do.

- Thứ tư, tiểu bang California công nhận đa số người Mỹ gốc Việt tại California xem lá cờ Truyền Thống và Tự Do màu vàng ba sọc đỏ là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Những nhận định mà ông Arnold Schwarzenegger dựa trên đó làm nền tảng để ra một Quyết Nghị mang đầy tính chính trị, trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam đang cố gắng chiều lòng dư luận Hoa Kỳ và chính quyền Hoa Thịnh Đốn, để được hưởng quy chế mậu dịch bình thường vĩnh viễn, được ủng hộ gia nhập WTO và những viện trợ nhân đạo, làm cho Hà Nội tức tối và khó chịu. Khó chịu là vì những nỗ lực của Hà Nội – qua việc thiết lập sứ quán tại Hoa Thịnh Đốn và Tòa Tổng Lãnh sự tại San Francisco – nhằm mở rộng ảnh hưởng của đảng Cộng sản Việt Nam lên cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ, kể từ khi đưa ra Nghị Quyết 36 hồi tháng 4 năm 2005, đã bị tác dụng ngược. Trong âm mưu tạo ảnh hưởng lên dư luận Hoa Kỳ, Hà Nội rất quan tâm vào việc tranh thủ khối người Việt tỵ nạn đang sinh sống tại tiểu bang California, vì đây là khối người Việt đông nhất và có những ảnh hưởng chính trị lên dư luận Hoa Kỳ cũng như tại Việt Nam. Chính vì thế mà khi quốc hội tiểu bang California, tổ chức cuộc điều trần hầu lắng nghe ý kiến của người Việt và dư luận Hoa Kỳ về lá Cờ Vàng, đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách đưa một số người thân Hà Nội đến trình bày ý kiến chống đối, cho rằng nếu tiểu bang California công nhận sẽ gây cản trở cho tiến trình bình thường giữa hai nước và tạo một dư luận chống đối lại nhà nước Cộng sản Việt Nam ở Hoa Kỳ. Những lập luận của nhóm thân Hà Nội đã không thuyết phục được ai nên họ đã thảm bại.

Sự kiện kể từ nay những sinh hoạt của người Mỹ gốc Việt do tiểu bang California bảo trợ đều phải treo cờ Vàng Ba Sọc Đỏ một cách chính thức, không chỉ nói lên sức mạnh của khối cử tri người Mỹ gốc Việt tại tiểu bang California sau 30 năm xây dựng từ hai bàn tay trắng, mà còn đặt một nền tảng chính thống cho các thế hệ Việt Nam trong tương lai biết rõ lịch sử của họ từ đâu đến, để trân quý và tiếp tục phát huy chính nghĩa dân tộc trên vùng đất tiếp cư. Thắng lợi chính trị này còn tác động lên công cuộc đấu tranh dân chủ hóa tại Việt Nam:

Thứ nhất là sự kiên trì vận động của Cộng đồng người Việt và các đoàn thể tại tiểu bang California sẽ là một yếu tố giúp cho các nhà đấu tranh tại Việt Nam thấy rằng, khi đã có chính nghĩa, trước sau gì dân tộc Việt Nam cũng đạt đến thắng lợi sau cùng, dựa trên ý chí và lòng can đảm của mọi người.

Thứ hai là sự kiện Thống đốc Arnold Schwarzenegger công nhận lá Cờ Vàng tại tiểu bang California, một tiểu bang lớn nhất nước Mỹ và có tiềm năng kinh tế, chính trị ảnh hưởng lên nhiều quốc gia, sẽ khiến cho dư luận thế giới quan tâm. Chính sự quan tâm này sẽ làm cho chính giới của nhiều quốc gia, chú ý hơn nữa về các nỗ lực tranh đấu của Cộng đồng người Việt tại California cho vấn đề dân chủ hóa tại Việt Nam cũng như vận động các sức ép đòi Hà Nội phải chấm dứt những thủ đoạn trấn áp đối với nhà đối kháng tại Việt Nam.

Nói tóm lại, việc tiểu bang California chính thức công nhận và vinh danh lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ trong các sinh hoạt của người Mỹ gốc Việt do tiểu bang bảo trợ là một chiến thắng chính trị rất lớn, có ảnh hưởng lâu dài lên nhiều thế hệ Việt Nam trong sinh hoạt chính giòng tại Hoa Kỳ. Chiến thắng này cũng tạo nên một niềm hãnh diện của khối người Việt tỵ nạn – sau 30 năm âm thầm tranh đấu để bảo vệ lá cờ thân yêu – nay đã chính thức trở thành một biểu tượng Truyền Thống và Tự Do của mọi thế hệ người Việt Nam sinh sống và lớn lên tại Hoa Kỳ. Chính nó sẽ là lực tác động để mọi người Việt tỵ nạn, lúc nào cũng hướng lòng về quê hương Việt Nam yêu dấu và tiếp tục tham gia vào công cuộc đấu tranh cho đến ngày Việt Nam có tự do dân chủ thật sự.

Lý Thái Hùng
August 7 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”