Báo Tự Do Ngôn Luận số 2

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Đôi lời cùng bạn đọc” đăng ở trang 1 của tờ báo. (vì quan trọng nên đăng thêm một kỳ

Bạn thân mến,

Tờ báo Bạn đang cầm trên tay quá khiêm tốn về hình thức, vì phương tiện vật chất và kỹ thuật của chúng tôi rất nghèo nàn. Nhưng hoài bão của nó lớn lao: góp phần tháo gỡ guồng máy độc tài và khai thông con đường tự do dân chủ cho Đất nước.

Bạn và chúng tôi hẳn đều ý thức rằng tự do dân chủ mà mọi người Việt đều khao khát, và do nhân phẩm mà chúng ta được quyền, trước hết là tự do thông tin ngôn luận, bằng mọi phương tiện (nói, viết, hình ảnh…), dưới mọi hình thức (truyền thông đại chúng, sáng tác văn học nghệ thuật, công trình học thuật nghiên cứu…).

Tự do nói, viết, truyền đi những điều mình thấy, biết; tự do bầy tỏ một cách công khai những điều mình tin tưởng, như niềm tin tôn giáo, khuynh hướng chính trị… và tự do tiếp nhận những nguồn tin từ mọi phía. Đó là điều mà Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Liên Hiệp Quốc biểu quyết năm 1966, Việt Nam xin tham gia năm 1982, đã xác nhận: “Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến mọi loại tin tức và ý kiến, không phân biệt ranh giới, bằng truyền miệng, bản viết hoặc bản in, bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng nào khác theo sự lựa chọn của mình” (điều 19,2). Và Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, cũng phần nào lặp lại: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin…” (điều 69). Nhưng trong thực tế, tại Việt Nam chúng ta, dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị, từ hơn nửa thế kỷ qua, Nhân dân chúng ta chưa bao giờ có quyền đó, chưa bao giờ ra được một tờ báo in, báo nói hay báo hình tư nhân, độc lập. Mọi tin tức, mọi quan điểm, mọi nhận định, mọi phương tiện truyền thông, mọi khuynh hướng văn học nghệ thuật, mọi công trình học thuật nghiên cứu… đều nằm dưới sự kiểm soát và cho phép của đảng Cộng sản Việt Nam và đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ chế độ Cộng sản. Sự kiểm soát này được pháp chế hóa qua Luật Báo chí năm 1989 (bổ sung năm 1999) và hơn 20 văn bản pháp quy khác từ đó đến nay. Chủ trương độc đoán, khắt khe, chuyên quyền, tùy tiện về thông tin ngôn luận này trước hết đã xúc phạm nhân phẩm và nhân quyền của mỗi người chúng ta, chà đạp lên chính Hiến pháp quốc gia và Công ước quốc tế.

Thứ đến, nó gây nên bao thảm trạng lẫn thống khổ cho Dân tộc và ngày càng đưa Đất nước đến chỗ bế tắc.

Tự DO NGÔN LUẬN ra đời, trước hết là để khẳng định và đồng thời thực hiện quyền tự do căn bản đó. Chúng tôi mạnh dạn vượt qua những cấm cản vô lý vô luật của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để cho nó ra mắt mà không xin phép. Thứ đến, tuy tài hèn sức mọn, chúng tôi cũng nhắm mục đích cung cấp cho đồng bào những tin tức chân thực và những nhận định đúng đắn nhất có thể về hiện trạng Đất nước đủ mọi mặt, trong ước vọng và xác tín rằng “Sự Thật sẽ giải thoát chúng ta”, giải thoát chúng ta khỏi đám mây đen của mù quáng vô tri, khỏi bức tường ngăn chận sự thật và bưng bít thông tin của ý thức hệ độc tôn Mác xít, khỏi ngục tù giam nhốt tim óc của chế độ độc tài Cộng sản, khỏi gông cùm sợ hãi của một bộ máy cầm quyền chỉ biết cưỡng bức trí lòng và hăm dọa cuộc sống nhân dân để thống trị.

Bán nguyệt san Tự DO NGÔN LUẬN xin chân thành đón nhận mọi hợp tác, hỗ trợ cùng chung mục tiêu và đường lối, không nhận đăng tải các bài chủ trương dùng bạo lực để giải quyết vấn đề dân chủ cho Việt Nam hoặc bút chiến vô bổ hay phê phán khiếm nhã.

Tự DO NGÔN LUẬN mong được sự ủng hộ của tất cả những ai tha thiết với tiền đồ Đất nước, đặc biệt với những Đồng bào trong và ngoài nước muốn thực hiện một bước đột phá trên con đường tự do dân chủ đầy chông gai và hiện đang bị chế độ độc tài tìm mọi cách cản trở.

Xin hết lòng cảm ơn.

Ban Biên tập
email: binhan2005@gmail.com
truongson81@gmailcom


Word - 1.7 Mb
Báo trong dạng DOC

PDF - 1.5 Mb
Báo trong dạng PDF

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”