Hà Nội Bực Tức Về Bản Báo Cáo Nhân Quyền Của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ tư, ngày 8 tháng 3 năm 2006, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho công bố bản báo cáo về sự vi phạm nhân quyền của một số quốc gia trên thế giới trong năm 2005, dựa theo những điều tra thực tế và khách quan do các đường dây khác nhau thực hiện và đặc biệt là từ sự tố cáo của nhiều người dân tại những nước vi phạm nhân quyền. Bản báo cáo này xếp Bắc Triều Tiên,Trung quốc, Iran, Miến Điện và Việt Nam là năm nước vi phạm nhân quyền đứng hàng đầu ở Á châu.

Theo bản báo cáo thì Bắc Triều Tiên là nước bị thế giới cô lập nhiều nhất vì các chính sách vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn của nhà cầm quyền Bình Nhưỡng. Nhất cử, nhất động của người dân trong mọi sinh hoạt đều bị theo dõi, kiểm soát gắt gao, chỉ cần một cử chỉ, một lời nói có ý chống lại chính quyền là bị bắt đi tù lao động khổ sai. Chế độ lao tù rất tàn nhẫn, tù nhân bị đánh hay bỏ đói cho dến chết là chuyện thường. Ngay đến các tổ chức phi chính phủ (NGO) của các nước đến Bắc Triều Tiên làm việc thiện nguyện giúp cho người dân nghèo khó cũng gặp nhiều rắc rối và tất cả đều bị đuổi ra khỏi Bắc Hàn vào năm ngoái (2005) để cho Bình Nhưỡng khỏi phải bận tâm trong việc đàn áp nhân quyền. Trung quốc thì vẫn tiếp tục ở trong tình trạng chà đạp nhân quyền, xem thường những quyền tự do căn bản của người dân, đàn áp, bắt bớ đối lập. Trường hợp của Iran thì việc bảo vệ nhân quyền rất yếu kém, không có một chút gì gọi là cải thiện. Tình trạng dân chủ ở quốc gia này đang thoái trào. Miến Điện thì chính quyền quân phiệt Rangoon thẳng tay đàn áp, bắt bớ đối lập, các nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền.. Ngược đải, tra tấn tàn nhẫn đối với tù nhân chính trị.

Trường hợp Việt Nam, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận định không khác gì tình hình đàn áp ở tại Bắc Triều Tiên hay Trung quốc. Nghĩa là tại Việt Nam có tất cả những sự vi phạm, từ chà đạp nhân quyền, đàn áp tôn giáo, đến khống chế quyền tự do ngôn luận, bắt bớ, câu lưu, quản thúc, bỏ tù đối lập … một cách vô cớ. Nói tóm lại sự vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam mà bản báo cáo này nêu ra cũng giống như nội dung của bản Nghị quyết Nhân quyền mà Quốc Hội Âu châu đã lên án Hà Nội. Từ năm 1977 đến nay, hàng năm bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều đưa ra bản báo cáo nhân quyền của từng quốc gia mà năm nào cũng có tên Việt Nam, là một trong những nước đứng hàng đầu danh sách về vi phạm nhân quyền. Hà Nội biết chắc bản báo cáo năm nay cũng sẽ có tên mình trong danh sách nhưng hy vọng không bị lên án gắt gao vì chỉ mới cách đây chưa đầy ba tuần bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Việt Nam vừa nối lại đàm phán nhân quyền đã bị đình hoãn từ năm 2002. Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Dân chủ, Nhân quyền, Lao động là ông barry Lowenkron đã thảo luận với đại diện Cộng sản Việt Nam về những vấn đề này tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 2 năm 2006. Phái đoàn cộng sản Việt Nam có ông Phạm Bình Minh (Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế bộ Ngoại giao) cùng một số quan chức thuộc văn phòng chính phủ, bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tối cao, bộ Văn hóa thông tin…

Trong buổi họp, Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đã nói rằng đây chỉ là bước mở đầu của một quá trình đối thoại lâu dài. Ngoài chủ đề nhân quyền nói chung, Hoa Kỳ cũng còn quan tâm đến cải cách trong bộ luật hình sự Việt Nam, như sự minh bạch hóa trong quá trình tố tụng và việc mở rộng quyền tiếp xúc với thân chủ của luật sư. Hà Nội chỉ đưa đẩy cho qua câu chuyện chứ không đáp ứng bất kỳ một yêu cầu nào của Hoa Kỳ về vấn đề cải thiện nhân quyền. Những tuyên bố của Hà Nội về cuộc hội đàm thành công tốt đẹp chỉ là sự đánh bóng trở lại mối quan hệ để mong là Bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ bỏ qua hoặc lên án chiếu lệ về những chính sách vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, khủng bố đối lập …của mình. Và khi biết Hoa Kỳ vẫn không hề nương tay thì chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đầu có những phản ứng cố hữu, nếu không muốn gọi là hồ đồ. Lê Dũng, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam, đã phủ nhận những cáo buộc của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trong cuộc họp báo ngày 9 tháng 3 năm 2006. Lê Dũng còn nói rằng bản báo cáo của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã viện dẫn rất nhiều thông tin sai lệch và không phản ảnh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam. Ông khoe là trong nhiều năm qua, chính phủ của ông đã nỗ lực để người dân Việt Nam được hưởng ngày một tốt hơn và đầy đủ hơn về quyền con người, Việt Nam không có vấn đề đàn áp tôn giáo, không có chuyện phân biệt sắc tộc, không có ai bị giam giữ vì bất đồng chính kiến hay tôn giáo.

Trong bản báo cáo lần này, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn đề cập đến trường hợp những người Mỹ gốc Việt về Việt Nam bị công an Cộng sản Việt Nam cưỡng bắt, bị tra tấn nhiều ngày mà không hề báo cho tòa đại sứ Hoa Kỳ. Điều này không những vi phạm nhân quyền mà còn vi phạm cả những giao ước giữa hai chính quyền trong việc bảo hộ công dân khi đến du lịch tại những quốc gia có liên hệ ngoại giao.

Sự bực bội của Hà Nội qua những công kích của Lê Dũng đối với bản báo cáo nhân quyền của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy là Cộng sản Việt Nam khá bối rối và lo sợ khi đang nỗ lực vận động gia nhập vào Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…