Tại Sao CSVN Ra Lệnh Ngưng Nạp Đơn Xin UNESCO Công Nhận Sông Hương Là Di Sản Văn Hóa Thế Giới?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sông Hương là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng của Huế mà hầu như người Việt Nam nào cũng biết đến. Trước năm 1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã dự định nạp đơn để yêu cầu UNESCO công nhận nó là di sản văn hóa thế giới. Nhưng việc này không tiến hành được vì chiến cuộc ngày càng trở nên khốc liệt. Tháng 1 năm 2005, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế giao nhiệm vụ phối hợp với các ban, ngành lập hồ sơ sông Hương để trình UNESCO. Người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Huế hân hoan đón nhận tin này. Bởi lẽ nếu được công nhận là di tích văn hóa thế giới thì hy vọng UNESCO sẽ cứu sông Hương khỏi những vấn nạn mà nó đang đối mặt do những kế hoạch khai thác bừa bãi của chính quyền CSVN. Thế nhưng vào ngày 28 tháng 2 năm 2006, Nguyễn Xuân Lý, người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên -Huế xác nhận việc ngưng lập hồ sơ với lý do ‘‘thời cơ chưa chín muồi’’.

Một danh lam thắng cảnh nào đó muốn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì chính quyền địa phương đó lo hoàn tất thủ tục hồ sơ để nạp. Nếu năm này chưa được cứu xét thì qua sang năm tiếp tục nạp cho đến khi nào được công nhận. Không có lý do ’thời cơ chưa chín muồi’ như ông Lý đưa ra, để không chịu làm hồ sơ là điều mà người dân Huế đang bực mình vì danh lam thắng cảnh không lệ thuộc vào thời cơ. Ông Nguyễn Văn Dũng, một võ sư người Huế rất quan tâm và có nhiều bài viết hay về sông Hương, đã đặt câu hỏi: Lãnh đạo tỉnh cho rằng thời cơ chưa chín muồi, vậy thì cho đến bao giờ mới gọi là chín muồi? Ngay chính Giám đốc sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên -Huế là ông Nguyễn Xuân Hoa còn nói: Việc ngưng lập hồ sơ để công nhận sông Hương với lý do ‘‘thời cơ chưa chín muồi’’ là không thuyết phục được ai. Thời cơ lớn nhất, chín muồi nhất của sông Hương là đề nghị của UNESCO, chứ còn đợi cái gì nữa.

Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng muốn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thì điều kiện trước tiên là nó phải đang được bảo vệ tốt. Với kiến thức nông cạn, chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế tưởng rằng chỉ với việc giải tỏa, di dời gần 150 gia đình nông dân đoạn phường Kim Long để trả lại sự thông thoáng cho dòng sông, và sắp tới sẽ là các gia đình nông dân dọc đường Chi Lăng là coi như bảo vệ… tốt cho sông Hương. Chuyện mạnh ai nấy xây nhà, kè lấn ra bờ sông một cách thô bạo của hàng chục cơ quan nhà nước hoặc các nhà hàng, quán ăn có ô dù cỡ bự che chở và nhà ở của nhiều quan chức cao cấp thì chính quyền làm ngơ không giải quyết, coi như chẳng có vấn đề gì cả. Trước đó là khách sạn Tân Hoàng Đế cao chót vót, chỉ nằm cách bờ sông mấy trăm mét. Và gần đây nhất là dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh đang gây nhiều tranh cãi cùng nhiều dự án ‘‘có vấn đề’’ khác đã và đang rục rịch bắt đầu. Chính các công trình này đã làm cho sông Hương mất đi sự hiền hòa, thơ mộng đầy trữ tình do thiên nhiên tạo dựng. Đó là chưa kể đến tình trạng khai thác cát sạn trái phép (và cả có phép) tràn lan ở thượng nguồn kéo dài từ bao nhiêu năm nay, dẫn đến việc xói lở nghiêm trọng dọc hai bên bờ sông Hương.

Theo kiến trúc sư Phùng Phu, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế thì chính quyền tỉnh phải ngưng việc nạp đơn vì nó liên quan đến dự án xây dựng khách sạn trên đồi Vọng Cảnh và một số dự án khác sắp được thi công dọc theo sông Hương. Lý do là nếu công nhận sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông Hương (trong đó có đồi Vọng Cảnh) là di sản văn hóa thế giới thì chắc chắn UNESCO sẽ không bao giờ chấp nhận dự án khách sạn ở đồi Vọng Cảnh, cũng như nhiều dự án khác. Kiến trức sư Phu còn nói thêm rằng đó là mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn. Nó liên quan đến hệ thống nhận thức nên mới có chuyện công trình, dự án này đá công trình, dự án kia, mới có chuyện các di sản văn hóa bị gậm nhấm, xâm hại.

Những kế hoạch đầu tư, phát triển mà nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đưa ra kể từ khi mở cửa kinh tế để sống còn toàn là những kế hoạch vá víu và tùy tiện tạo ra những phung phí tài nguyên quốc gia, tình trạng ô nhiễm môi sinh lan tràn khắp cả nước. Nếu kế hoạch phát triển được tính toán kỹ càng để đem lại lợi ích cho đất nước và dân tộc thì không bao giờ có cái chuyện mâu thuẫn giữa phát triển và bảo tồn. Nhật Bản là một nước phát triển vào hàng đầu thế giới thế nhưng các di tích văn hóa và lịch sử vẫn được bảo tồn một cách nghiêm nhặt, ít có quốc gia nào sánh kịp. Nếu sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông Hương được trở thành di sản văn hóa thế giới thì người dân Việt được hãnh diện. Nếu nói về lợi ích thì mọi người đều được hưởng làm cho quan chức cao cấp của chính quyền từ Trung ương đến địa phương mất phần. Đó là lý do duy nhất mà chính quyền Thừa Thiên -Huế ngưng lập hồ sơ yêu cầu UNESCO công nhận sông Hương là một di sản văn hóa thế giới.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.