Chuyến Đi Tàu Của Trần Đức Lương Cho Thấy CSVN Khó Thoát Khỏi Quỹ Đạo Trung Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 14.9 kb
Phái đoàn của Chủ Tịch CSVN Trần Đức Lương tại Trung Quốc. (Hình: REUTERS/Adrian Bradshaw/Pool)

Ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước đã dẫn một đoàn tùy tùng lên đường thăm Trung Quốc từ ngày 18 đến 22 tháng 7. Đây là lần thứ hai ông Lương đi Tàu, lần thứ nhất vào tháng 12 năm 2000 do lời mời của Giang Trạch Dân. So với chuyến Mỹ du của ông Khải thì phái đoàn Hoa du của ông Lương không bề thế, tháp tùng có Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên, Chủ nhiệm văn phòng chủ tịch nước Nguyễn Văn Chiến, Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển, Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng công nghiệp Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng văn hóa – thông tin Phan Quang Nghị và khoảng 40 doanh nhân, cán bộ đảng và nhà nước. Trên bề mặt, theo giải thích của cả hai phía thì chuyến Hoa du của ông Trần Đức Lương nằm trong khuôn khổ đánh dấu kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước từ năm 1950, sau khi Hồng quân Trung Cộng chiếm Hoa Lục vào tháng 10 năm 1949. Nhưng tiềm ẩn bên trong, chuyến đi của ông Lương mang nặng dấu ấn chính trị hơn là kinh tế như báo chí loan tải.

Cũng giống như nhiều chuyến viếng thăm trước đây, ông Lương đã được sắp xếp hội kiến với hầu hết các nhân vật cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc như tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, thủ tướng Ôn Gia Bảo, chủ tịch quốc hội Ngô Bang Quốc. Song song, hai phía cũng đã tổ chức một hội thảo mang tên Diễn Đàn doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc, quy tụ 350 doanh nhân của hai phía trong đó có 270 doanh nhân Trung Quốc tham dự, mà chủ đích là để giúp cho Cộng sản Việt Nam vận động đầu tư và quảng cáo thương phẩm hầu mở rộng thị trường Hoa Lục. Tại Hội thảo này, Nguyễn Tấn Dũng đã đăng đàn thuyết trình, quảng cáo về tiềm lực tiêu thụ của 82 triệu người dân Việt Nam để thu hút vốn đầu tư từ doanh nhân Trung Quốc. Trong dịp này, Trung Quốc và Cộng sản Việt Nam đã ký hai văn kiện quan trọng. Một là hiệp định giữa hai bên về việc Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO và hai là Hiệp định khung giữa hai bên trong việc Trung Quốc cung cấp cho Cộng sản Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi. Tuy hai văn kiện này hoàn toàn mang nội dung kinh tế nhưng để tiến đến việc ký kết trong lần này, quả là phía Trung Quốc có những quan tâm về sự tiếp cận gần đây của Hà Nội đối với Hoa Thịnh Đốn qua chuyến đi Mỹ du của ông Khải vừa rồi.

Theo như ông Trần Đình Tuyến, bộ trưởng thương mại nói là quá trình đàm phán giữa Trung quốc và Cộng sản Việt Nam trong việc gia nhập WTO tiến rất là chậm trong nhiều năm qua; nhưng bỗng nhiên trong vòng đàm phán vào ngày 29, 30 tháng 6 và 1 tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tích cực và dễ dãi hơn so với các lần trước, và đã thông qua một cách nhanh chóng những điểm cơ bản, chỉ còn lại một số điểm nhỏ sẽ có thể thông qua vào cuối tháng 7. Nhìn vào thời điểm mà Trung Quốc thay đổi thái độ nói trên ta thấy là chuyến Mỹ du của ông Khải có làm cho Bắc Kinh bận tâm. Sự bận tâm này biểu hiện trên ba điểm:

Thứ nhất, việc ông Khải gặp bộ trưởng quốc phòng Mỹ, chính thức đồng ý tham gia chương trình huấn luyện quân sự và quân y (IMET) của Hoa Kỳ là một khởi điểm để từng bước đưa Cộng sản Việt Nam có thể tiến đến các hợp tác quân sự với Mỹ trong lâu dài. Đây là điều Bắc Kinh không muốn vì sẽ trở thành một đối thủ quân sự nằm sát cạnh phía Nam dưới những ảnh hưởng của Mỹ. Ở vị trí ngày hôm nay người ta có thể không tin hay đánh giá thấp về các dự kiến nói trên, nhưng với sự bành trướng thế và lực của Bắc Kinh trong vài năm qua, trong khi khả năng tác chiến và quân cụ yếu kém của Cộng sản Việt Nam, Hà Nội phải nhờ Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẵn sàng cộng tác nên Bắc Kinh có nhu cầu lôi kéo Hà Nội.

Thứ hai, trong lần gặp gỡ này, Hồ Cẩm Đào không chỉ nhắc đến tinh thần hữu nghị 16 chữ mà Giang Trạch Dân đã đề xướng cách nay mấy năm, mà còn đề nghị cả hai sẽ thực hiện bốn tốt, đó là 1/ tăng cường gặp gỡ cấp cao; 2/không ngừng mở rộng quy mô mậu dịch; 3/giải quyết thỏa đáng vấn đề biên giới; 4/tăng cường hợp tác trên các lãnh vực nhân văn. Từ đó, ’bốn tốt’ đã trở thành nhóm chữ, được các lãnh đạo Bắc Kinh lập đi lập lại trong các cuộc nói chuyện với ông Lương và phái đoàn. Rõ ràng là Bắc Kinh như muốn ôm choàng lấy Hà Nội khi đưa ra đề nghị hai phía cùng thực hiện ’bốn tốt’, và nếu những đề nghị này được Bắc Kinh và Hà Nội thi hành tận tình thì Cộng sản Việt Nam khó thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh.

Thứ ba, Hoa Kỳ và Bắc Kinh hiện đang là bạn hàng số 1 của Cộng sản Việt Nam. Mức trao đổi mậu dịch giữa Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là 5 tỷ mỗi năm. Con số này sẽ gia tăng và người ta dự kiến sẽ đạt 10 tỷ Mỹ kim trước năm 2010. Cả hai Trung Quốc và Hoa Kỳ có số dự án đầu tư tương đương tại Việt Nam, nhưng Trung Quốc nhờ gần ngay Việt Nam và do mối quan hệ quá khứ, cả hai đang tiến hành thành lập ’hai hành lang – hai vành đai kinh tế’ từ vùng Quảng Tây chạy dài sang Hà Nội, do ý kiến đề xướng của Giang Trạch Dân. Sự mở rộng giao thương kinh tế giữa Cộng sản Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc trong một hoàn cảnh nói trên, không mang nhiều lợi ích đến cho dân tộc mà chỉ để phục vụ cho các nhóm tài phiệt đồng thời biến thành nơi tranh đoạt quyền lực của nước ngoài.

Những diễn tiến trong quan hệ Việt – Trung nói trên, chúng ta không thể coi thường mà nó sẽ trở thành một vấn nạn cho dân tộc trong lâu dài, khi mà Cộng sản Việt Nam chỉ nghĩ đến nhu cầu tìm chỗ dựa hầu giữ chặt quyền lực trong tay. Do đó, chuyến Hoa du của ông Lương được tô vẽ màu hồng về những ký kết các văn kiện hợp tác kinh tế, nhất là ký hiệp định hỗ trợ Cộng sản Việt Nam gia nhập WTO; nhưng xét cho cùng thì chuyến đi này một lần nữa cho thấy là Hà Nội còn lệ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Sự lệ thuộc này sẽ ảnh hưởng đến nội dung chuẩn bị đại hội X của đảng Cộng sản Việt Nam, trên cả hai mặt nhân sự và đường lối.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…