Lần đầu cũng là lần cuối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 28 kb

Có lẽ, trước khi bước lên phi cơ sang Pháp, Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), đã lắc đầu than với đám tùy tùng “phải chi đừng đi còn hơn!”. Ông Nông Đức Mạnh có than như thế cũng phải. Vì bối cảnh chính trị của Pháp đang rối như tơ vò, chính quyền Raffarin vừa mới đổ, nội các De Villepin chưa trong tư thế sẵn sàng và cú sốc của cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp Âu Châu còn đang làm rung rinh nhiều đảng phái, trong có có đảng xã hội, thì phái đoàn Nông Đức Mạnh có đến Paris trong bối cảnh như vậy, cũng khó gây được sự chú ý của dư luận.

Đây là một trong những lý do mà chuyến đi của nhân vật số một của Việt Nam đã không được giới truyền thông của Pháp quan tâm. Tất cả các đài truyền hình lớn của Pháp như TF1, France 2 hay France 3 đều không đề cập gì đến chuyến đi này, mặc dù Nông Đức Mạnh được tổng thống Pháp Jacques Chirac hay chủ tịch Thượng Viện Christian Poncelet đón tiếp theo đúng lễ nghi quốc khách. Một lý do khác mà giới truyền thông Pháp đã tẩy chay, không loan tải tin tức về chuyến đi của Nông Đức Mạnh là vì nhân vật này đã bị Reporters Sans Frontières, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, gán cho biệt hiệu là “Prédateur des libertés, kẻ nghiền nát tự do,” trong một bản phúc trình về tình trạng chà đạp quyền tự do báo chí của nhiều nước trên thế giới.

Dù sao, Nông Đức Mạnh cũng phải đi Paris. Đây là Tây du đầu tiên của họ Nông, kể từ khi lên làm Tổng Bí Thư vào năm 2001. Hiện nay, đảng CSVN đang ráo riết chuẩn bị Đại Hội kỳ 10 sẽ diễn ra trong năm 2006. Những chuẩn bị này bao gồm các dự thảo báo cáo và phương hướng chiến lược mà đảng CSVN sẽ thực hiện cho đến năm 2010, dự thảo điều chỉnh điều lệ Đảng,… Nhưng trong tất cả sự chuẩn bị đó, vấn đề nhân sự vẫn là vấn đề gai góc nhất. Trong tình trạng “sàng sàng không ai hơn ai” trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng CSVN, trong cuộc đụng độ nẩy lửa giữa các phe để giành thế chủ động, Nông Đức Mạnh rất có nhu cầu vận dụng kết quả chuyến Tây Du đầu tiên để củng cố vị trí cá nhân. Nhu cầu này đã hiện rõ trong suốt quá trình thương thảo với Pháp về chuyến đi này. Ông Mạnh muốn được tiếp đón như một quốc khách, mặc dù ông không giữ một chức vụ chính thức nào trong guồng máy nhà nước Việt Nam. Bên cạnh đó, điều mà Nông Đức Mạnh muốn đạt được trong chuyến đi này là Pháp chính thức hứa ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hứa hỗ trợ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Nếu đạt được hai điều này, Nông Đức Mạnh coi như thành công và ít ra cũng có tí gì để trở về đấu đá tiếp trong nội bộ đảng CSVN, với hy vọng duy trì vị trí số một hiện nay.

Hai điều trên có lẽ ông Nông Đức Mạnh sẽ đạt được một cách dễ dàng. Vì “hứa” là nghề của nhà cầm quyền Pháp từ trước đến nay. Mặt khác, Việt Nam vẫn là một con gà mà Pháp vẫn cố gắng nuôi và giữ trong vòng ảnh hưởng từ trước đến nay. Do đó, lời thỉnh cầu của Nông Đức Mạnh sẽ được ông Chirac đáp ứng, vì nó không tốn kém gì cho ngân sách của Pháp, so với số tiền 334 triệu Euros mà Pháp giúp Việt Nam trong năm 2005, để cải thiện hệ thống luật pháp và hành chánh. Vấn đề là số tiền này đã giúp cho Việt Nam cải thiện hệ thống luật pháp và hành chánh như thế nào, đây là điều người dân Pháp cần phải biết.

Mới đây, Tổ Chức Tư Vấn Về Rủi Ro Chính Trị và Kinh Tế (PERC) vừa công bố một bản phúc trình hàng năm khảo sát hệ thống luật pháp của 12 nước tại Á Châu. Trong bản phúc trình này, Việt Nam được xếp hạng 11/12. Nói cách khác, hệ thống luật pháp của Việt Nam gần như là tồi nhất tại Á Châu. Ông Robert Broadfoot, giám đốc điều hành PERC, trong cuộc phỏng vấn của đài BBC, cho biết là so với năm ngoái hệ thống luật pháp của Việt Nam còn tồi hơn, đặc biệt là đối với ngành công an.

Câu hỏi được đặt ra đối với chính quyền Pháp là số tiền viện trợ để Việt Nam cải thiện hệ thống luật pháp và hành chánh đã được dùng vào việc gì ? Tại sao hệ thống luật pháp của Việt Nam ngày một tồi hơn ? Có lẽ ông Chirac và chính quyền Pháp cần nghe câu trả lời của ông Robert Broadfoot: “vì đảng cộng sản được coi là đứng trên pháp luật.” Khi một tập đoàn nổi tiếng là tham nhũng và thối nát như đảng CSVN, lại đứng trên pháp luật, thì tiền viện trợ để “cải thiện hệ thống luật pháp” chỉ có công dụng “cải thiện túi tiền” của tầng lớp cán bộ và đảng viên đảng CSVN mà thôi.

Những sự viện trợ phi lý như trên phải chấm dứt. Chính quyền Pháp không thể tiếp tay nuôi dưỡng một hệ thống cai trị bất chấp luật pháp như hiện nay. Với bản phúc trình của tổ chức PERC, với những gì đã và đang xảy ra đối với những người đấu tranh cho dân chủ, chính quyền Pháp phải thấy sự vô ích của khoản tiền 334 triệu Euros. Càng được quốc tế giúp đỡ cải thiện luật pháp, Hà Nội càng lạm dụng luật pháp để đàn áp nhân quyền và dân chủ. Chúng ta cần nêu vấn đề này lên trước dư luận và có những nỗ lực vận động, áp lực để Pháp đình hoãn sự viện trợ này như là một biện pháp trừng phạt Việt Nam.

Chúng ta phải tin là cộng đồng người Việt làm được điều này. Chúng ta phải tin là quan điểm đúng đắn của chúng ta sẽ được dư luận người Pháp ủng hộ. Chúng ta phải tin là với sức mạnh đoàn kết, chúng ta sẽ vận động được quốc tế có những hành động cụ thể trừng phạt Việt Nam, để chuyến đi Tây Du của Nông Đức Mạnh đã là lần đầu, thì cũng sẽ là lần cuối.

Nguyễn Ngọc Đức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.