Việt Cộng Ra Nghị Định Cấm Tập Trung Nơi Công Cộng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để ngăn ngừa những cuộc biểu tình của ngưòi dân dẫn đến những biến chuyển chính trị to lớn như đã từng xảy ra tại Ukraine hồi năm ngoái hay tại Kyrgystan hiện nay, Phan Văn Khải, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam vừa ký ban hành một Nghị Định, mang số 38/2005 đòi hỏi những cuộc tụ tập nơi công cộng phải xin phép vì lý do ’giữ gìn trật tự công cộng’. Nghị định này quy định rằng việc tập trung đông nguời ở nơi công cộng (trừ các hoạt động do các cơ quan đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức) phải gửi đơn xin phép đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Sau 7 ngày nhận đơn, ủy ban nhân dân liên hệ sẽ cứu xét việc cho phép hay không cho phép tập trung đông người hoặc huỷ bỏ nếu việc tập trung gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng. Ngoài ra, Nghị định còn nghiêm cấm việc tập trung đông người trái quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp quốc hội, hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị- xã hội.

Việc Hà Nội ban hành một Nghị Định, ngăn chận việc tụ tập nơi công cộng là một dấu hiệu lo sợ trước trào lưu dân chủ hóa ngay trong nội bộ đảng và bên ngoài quần chúng. Trong 30 năm vừa qua, với những tin tức loan tải, dân chúng đã không tập trung những nơi công cộng chung chung mà đã kéo nhau đến gõ cửa tại nhiều cơ quan đảng và nhà nước, để khiếu kiện, tố cáo. Dạo sau này, những cuộc tụ tập phản đối của quần chúng đã xảy ra thường xuyên hơn, không chỉ liên quan đến các vụ tham ô, các vụ khiếu kiện về ruộng đất, các vụ bãi thị, đình công mà còn là những tụ tập bất ngờ – không chuẩn bị trước – để phản đối lối hành xử thô bạo của cán bộ đối với dân, hay những vụ hành hung của công an cảnh sát trên lòng đường phố. Nói cách khác, người dân ngày nay, không chỉ đứng lên phản đối khi bị những ức hiếp, ngược đãi của chế độ như nhiều năm trước đây, mà họ còn công khai bày tỏ những bất bình, những chướng tai gai mắt trong đời sống. Sự kiện tối ngày 21 tháng 3 vừa qua, hơn 400 đồng bào tại quận 1 đã tụ tập ngay tại ngã tư đường Trần Hưng Đạo – Đề Thám để phản đối một vụ công an hành hung người lái xe gắn máy. Cuộc tụ tập phản đối đã biến thành bạo động vì nhũng thái độ hống hách và đánh người của công an, nên người dân đã ùn ùn lao vào xô đẩy cảnh sát, lật và châm lửa đốt xe môtô. Xe cứu hỏa đến chữa cháy liền bị đồng bào đập kiếng, khiến cho ba cảnh sát bị thương. Cuộc tụ tập kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ làm tắc nghẽn giao thông.

Cuộc tụ tập chống đối cảnh sát đánh người một cách bất ngờ ở ngã tư Trần Hưng Đạo – Đề Thám cho thấy là vấn đề ’trật tự công cộng’ không thể là một lý cớ để nhà nước ra một Nghị định ngăn chận sự tụ tập của người dân. Bởi vì người ta chỉ làm tắc nghẽn trật tự công cộng khi có sự biến bất thường ảnh hưởng đến quyền lợi hay nhân mạng của những người dân trong khu vực. Còn việc tụ tập để bày tỏ một ý kiến, một thỉnh nguyện hay phản đối một vấn đề gì – thường ít ai tụ tập nơi công cộng – mà sẽ đến thẳng nơi cơ quan liên hệ để đòi hỏi cứu xét. Đây không phải là một quy luật đặt ra từ nhà cầm quyền mà phải là một sinh hoạt cần phải được khuyến khích trong những xã hội công dân. Chỉ có những chế độ độc tài đảng trị, lo sợ sự tụ tập của dân, dẫn đến những cuộc chống đối gây bất ổn chính trị, mới bày vẽ ra luật này, luật kia để ngăn cấm. Nhưng càng ngăn cấm, dân càng bất mãn nên mức độ bất ổn lại càng cao. Đây là vòng lẩn quẩn của những chế độ độc tài.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.