Tại Sao Chế Độ Cộng Sản Làm Chậm Phát Triển: Trung Quốc Còn Đầy Chướng Ngại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo Tổ Chức Cộng Tác Và Phát Triển Kinh Tế OECD thì các sản phẩm kỹ thuật hiện nay chiếm phần lớn nhất trong ngành xuất cảng từ Trung Quốc. Nhưng khi nhìn vào các sản phẩm cụ thể như máy vi tính nhỏ, máy chạy DVD, các dụng cụ tin học, đó đều là những món hàng được ráp ở Trung Quốc, dùng những bộ phận đắt tiền nhập cảng từ các nước khác.

Phần đóng góp của người Trung Hoa chỉ là nhân công, giá rất thấp. Hai phần ba các món hàng xuất cảng này là do các công ty ngoại quốc đang hoạt động tại Trung Quốc. Ở các nước Á Đông như Hàn Quốc, Đài Loan, hàng cao cấp xuất cảng làm ở trong xứ, ngoài ra còn đem bộ phận sang Trung Quốc ráp.

Tình trạng các công ty quốc doanh của Trung Quốc trong ngành kỹ thuật cao không tiến bộ như các con số về xuất cảng cho thấy. Nền kinh tế trong thế kỷ 21 này sẽ là kinh tế tri thức, nguyên liệu là sự hiểu biết. Sức mạnh của ngành kỹ thuật cao là nghiên cứu, nhưng các công ty nhà nước dành rất ít tiền cho ngân sách nghiên cứu so với các công ty tư ở các nước khác. Việc nghiên cứu thành công cũng chỉ là một phần trong “đầu vào” trong quy trình thương mại hóa. Phần khó khăn khác là ở đầu ra, làm sao bán được hàng. Trung Quốc đã làm ra các sản phẩm tin học nhưng chưa có một hệ thống phân phối tầm mức quốc tế và chưa thực sự tạo được một nhãn hiệu uy tín nào, như các nhãn hiệu của Mỹ, Đức hay Nhật Bản. Chính vì biết thiếu sót đó, công ty tin học Lenovo của Trung Quốc chuyên làm máy vi tính cung cấp cho thị trường nội địa đã mua lại phân bộ máy PC của hãng IBM. Họ mua một phần xí nghiệp đang trì trệ không tiến được và không có lời của IBM để nhân dịp mua cả hạ tầng cơ sở về nghiên cứu và phân phối toàn cầu.

Hiện nay chính các công ty ngoại quốc đang khai thác khả năng chất xám của Trung Quốc. Các hãng Mỹ, Nhật, Đức, Pháp đều tới Trung Quốc đặt cơ sở nghiên cứu sản phẩm mới để đặt chân vào thị trường. Còn các công ty lớn của Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước, thì chưa biết cách khai thác tài nguyên chất xám đó. Công ty cố vấn kinh doanh McKinsey nhận xét là ngành sản xuất nhu liệu, phần mềm của Trung Quốc hiện đứng sau rất xa so với Ấn Độ. Lý do chính là vì các doanh nghiệp nhà nước không biết cách và thiếu thói quen quản lý chất xám, không kết hợp hoặc phối hợp với nhau. Tình trạng này có thể sẽ cải thiện sau khi các chuyên gia và nhà quản trị người Trung Quốc học được trong việc làm ở các xí nghiệp ngoại quốc. Nhưng các xí nghiệp nước ngoài sẽ đặt ra các hàng rào hạn chế trong việc phổ biến những kiến thức nền tảng của họ. Và các xí nghiệp của nhà nước thì không có tập quán cộng tác với nhau, không có thói quen tìm sáng kiến và chịu đựng những rủi ro như các doanh nghiệp tư. Đó là một trong những chướng ngại trên con đường hiện đại hóa. Sự chậm trễ không tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước là một cản trở cho kinh tế Trung Quốc. Cho đến nay số người quản trị xí nghiệp theo lối công chức vẫn còn cao, họ không năng động như các doanh gia thứ thật. Mà muốn có đà tiến vượt qua bước đầu phát triển thì xã hội nào cũng cần óc kinh doanh.

Một chướng ngại khác trong phạm vi cơ cấu pháp luật là việc bảo vệ tác quyền rất lỏng lẻo. Cơ cấu chính trị và luật pháp còn nhuốm màu sắc chuyên chế độc tài cũ nên không bảo đảm người có sáng kiến và sáng chế được hưởng thụ kết quả do tài năng và óc mạo hiểm của mình. Số bằng sáng chế, phát minh của Trung Quốc đăng ký trên thế giới hiện chỉ bằng 1 phần trăm con số của các nước Mỹ và Âu Châu, chính vì các nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật chưa được khích lệ sáng chế, ngay trong thị trường nội địa. Muốn vượt qua chướng ngại này thì phải có một cuộc cách mạng về tư duy. Đảng Cộng Sản phải giảm bớt những giáo điều tự gọi là “Chủ Nghĩa Xã Hội” để chấp nhận hệ thống tưởng lệ trong hệ thống tư bản, trong đó mức lợi nhuận phải gia tăng với mức may rủi của người kinh doanh.

Cũng vì thiếu một hệ thống tưởng lệ thích hợp cho nên ở Trung Quốc chưa có hiện tượng các nhà “tư bản mạo hiểm khai phá,” (venture capitalists). Những người bỏ vốn vào các dự án đầy rủi ro phải nhìn trước là nếu thành công thì sẽ được tưởng thưởng rất nhiều. Có như vậy thì nếu trong 10 dự án chỉ có một thành công, cũng đáng liều mình đầu tư. Chính các nhà tư bản khai phá đã tạo nên cuộc cách mạng phổ cập hóa tin học ở Mỹ, trong đó Mỹ đã qua mặt cả Âu Châu và Nhật Bản. Hiện các nước này đang tìm cách đuổi kịp Mỹ, nhưng hệ thống chính trị ở Trung Quốc không thích hợp với thứ “văn hóa kinh doanh” này.

Muốn công nghiệp trong ngành kỹ thuật cao phát triển thì Trung Quốc cũng cần tạo khung cảnh cho các xí nghiệp tư, nhất là những xí nghiệp mầm non (start-up) cũng có thể vận động vốn như các công ty ở những nước tư bản. Nhìn vào danh sách những công ty lớn nhất ở Mỹ trong ngành tin học, tất cả đều bắt đầu với một doanh nhân có sáng kiến, một vài nhà tư bản khai phá, và một số ngân hàng hùn nhau lại cấp vốn để chia sớt rủi ro. Sự thành công của các xí nghiệp đó là nhờ hệ thống tài chánh và ngân hàng trưởng thành, có quy củ, lấy sự so sánh lợi nhuận và rủi ro làm tiêu chuẩn quyết định. Nhược điểm lớn nhất sẽ cản trở bước tiến của kinh tế Trung Quốc là hệ thống ngân hàng vẫn còn nặng nề vì chính trị, không theo quy củ kinh doanh thị trường. Các ngân hàng lớn nhất vẫn đóng vai thu hút tiền tiết kiệm của dân, trả lãi rất thấp, rồi đem tiền cho các doanh nghiệp nhà nước vay, dù không chắc đòi được nợ. Tài nguyên của cả xã hội bị đem ra sử dụng sai lầm.

Hệ thống thị trường chứng khoán còn non yếu, không minh bạch công khai, cũng là một chướng ngại lớn khác. Những công ty tư nhân từ khi lập ra muốn đủ vốn để làm việc lớn đều cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm. Những người bỏ ra một vài triệu cho những công ty như Google ngay từ lúc mới thành lập, khi may mắn thấy Google thành công, bán cổ phần cho công chúng, thì các nhà tư bản đó phải có cơ hội đem bán bớt số cổ phần cũ của mình, thâu lời để đầu tư vào các dự án mới. Nói chung, những người bỏ tiền góp vốn với các công ty đều có nhu cầu bán được các cổ phần khi họ cần tiền, hoặc muốn thay đổi kế hoạch đầu tư. Các cổ phần cũng như trái khoán cần có những cái “chợ” để ai muốn bán thì tới đó bán được ngay. Tính chất lưu hoạt (liquidity) của thị trường là một điều kiện bắt buộc để tiền vốn được huy động đem ra đầu tư. Ở Trung Quốc từ hàng chục năm nay các thị trường chứng khoán vẫn ở trong tình trạng chập chững, không phát triển được.

Lý do chính cũng là chính trị. Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn chưa quyết tâm khai mở các thị trường cho đúng nghĩa vì muốn bảo vệ quyền sở hữu các doanh nghiệp nhà nước, trong khi đó thì lại kềm hãm đà phát triển của những doanh nghiệp này. Trong khi đó các xí nghiệp tư nhân chưa thấy được bảo đảm, vì còn bị hạn chế trong việc vay tiền ngân hàng, vì luật lệ bảo đảm tài sản tư còn chưa được áp dụng đúng theo tinh thần trọng pháp. Vì vậy những xí nghiệp tư sẽ bị hạn chế trong phạm vi gia đình, đặc biệt là gia đình các cán bộ cao cấp. Nhiều người trong đám đó vẫn lo không biết tương lai của chế độ bảo vệ mình được tới bao giờ, không biết có giữ được tài sản lâu hay không. Vì vậy, kế hoạch làm ăn của họ sẽ có tính cách ăn xổi ở thì chứ không nghĩ việc lâu dài. Mà không nghĩ lâu dài thì kinh tế không cất cánh lên cao được.

Muốn giải tỏa các chướng ngại nêu trên, Đảng Cộng Sản Trung Quốc phải cải tổ chính trị nhanh hơn và toàn diện hơn nữa. Có như vậy người dân Trung Hoa mới tận dụng được khả năng của họ, từ bắp thịt cho tới chất xám.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.