Đi Bầu Dưới Lằn Đạn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 28 kb

Cả thế giới đã thở phào nhẹ nhỏm khi các phòng phiếu tại Iraq đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử trong ’đa số’ yên lành vào tối ngày 30 tháng 1 năm 2005. Thở phào vì trước đó mấy tháng, cuộc chuẩn bị bầu cử đã chìm trong màu tang tóc của khủng bố, với sự hăm dọa là ’máu sẽ tràn ngập trong các thùng phiếu’. Nhưng sáng ngày 30 tháng 1, khoảng 14,2 triệu cử tri Iraq đã đến bỏ phiếu tại 5.159 phòng phiếu, chọn ra trong số 17.000 ứng viên thuộc 223 danh sách qua 3 lần bầu phiếu. Bầu Quốc hội 275 ghế, cử tri chọn trong 111 danh sách gồm 7.761 ứng viên. Cùng lúc cử tri Iraq cũng bầu ra 41 thành viên cho 17 hội đồng tỉnh và 51 thành viên của Hội đồng thủ đô Baghdad. Riêng cử tri người Kurds thì chọn 111 đại biểu cho quốc hội tự trị trong số 13 danh sách ghi danh. Trong khi đó, tổ chức Di trú quốc tế (OIM) sáng 31 tháng 1 loan báo, có khoảng 93% người Iraq lưu vong đã bỏ phiếu. Theo OIM kể từ ngày 26 tới 30 tháng 1 có khoảng 265.148 cử tri Iraq lưu vong tại 14 nước từ Úc tới Cận Đông và Âu Châu đã đi bầu phiếu. Nhưng con số này chỉ đại diện 23% trong số 1,2 triệu người Iraq lưu vong tới tuổi đi bầu.

JPEG - 20.9 kb

Để đối phó với khủng bố đe dọa phá hoại bầu cử, 3 ngày trước ngày bỏ phiếu, chính phủ Iraq đã ra lệnh đóng cửa biên giới và giới nghiêm, kiểm soát chặt chẽ an ninh, cấm các xe di chuyển. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả không xảy ra cảnh tắm máu trong ngày bầu cử như các nhóm nổi dậy đe dọa. Hơn 160.000 quân Mỹ yểm trợ an ninh bầu cử. An ninh tại các phòng phiếu do lực lượng cảnh sát Iraq đảm trách. Tại các phòng phiếu, các chuyên gia bầu cử Liên Hiệp Quốc giúp các nhân viên Iraq trong việc tổ chức và điều hành bầu cử. Ủy Ban bầu cử đánh giá có trên 60% cử tri đã đi bỏ phiếu. Hơn 10.000 quan sát viên độc lập nhận định rất ít trục trặc xảy ra tại phòng phiếu, mặc dù trong ngày bỏ phiếu, một số vụ khủng bố xảy ra, do các nhóm Sunni nổi dậy thực hiện đã làm 37 người chết; nhưng điều này không ngăn cản đông đảo cử tri đến phòng phiếu. Kết quả chính thức có thể sẽ được công bố vào khoảng 3 tuần tới.

JPEG - 20.7 kb

Dư luận thế giới, kể cả các nước chống đối cuộc chiến Iraq đều công nhận cuộc bầu cử tại Iraq đã thành công ngoài mong đợi. Riêng tân ngoại trưởng Mỹ bà Condoleezza Rice nhìn nhận, cuộc bầu cử tại Iraq là một thành công ngoạn mục, nhưng không loại trừ các nhóm chống đối tiếp tục khủng bố trong những ngày tới. Tổng thống Mỹ George W. Bush đánh giá, đây là một chiến thắng “lẫy lừng” của người dân Iraq đối với khủng bố. Thủ tướng Iraq, Iyad Allawi nhận định, “ước vọng dân chủ” của người Iraq đã chiến thắng khủng bố. Điều mà dư luận ca ngợi nhiều nhất là sự tham gia bỏ phiếu đông đảo của người Iraq dưới đe dọa khủng bố, chứng tỏ một sự can đảm lớn lao và lòng khao khát tự do của một dân tộc chịu đựng đàn áp lâu ngày dưới một chế độc độc đoán chuyên chế. Thủ tướng Anh Tony Blair xác nhận cuộc bầu cử diễn ra tốt đẹp là “một cú đấm vào tim khủng bố quốc tế”. Về phần Úc, ngoại trưởng Alexandre Downer đã nồng nhiệt chào mừng cuộc bầu cử thành công ngoài dự liệu. Ngay cả hai nước chống đối mạnh mẽ cuộc chiến Iraq là Pháp, Đức cũng đã chúc mừng cuộc bầu cử thành công. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan hoan nghênh tinh thần khát khao dân chủ của người Iraq, và đề nghị Liên Hiệp Quốc giúp Iraq soạn thảo bản hiến pháp mới cho nước này.

Theo dự kiến thì sau khi có kết quả cuộc bầu cử, 275 thành viên của tân quốc hội sẽ nhóm họp và bắt đầu soạn thảo hiến pháp cho đến ngày 15 tháng 8. Hai tháng sau, bản hiến pháp này sẽ mang ra trưng cầu dân ý. Dựa trên kết quả trưng cầu dân ý này, hiến pháp sẽ được công bố và nhất là quốc hội hiện nay lưu nhiệm hoặc giải tán để bầu lại quốc hội mới mà hạn chót là đến ngày 15 tháng 12 năm 2005 phải xong. Đây cũng là hạn kỳ chót để công bố sự thành lập tân chính phủ dựa trên những quy định của bản hiến pháp. Diễn trình này chắc chắn sẽ đạt được vì nó chỉ là thủ tục sau khi Iraq đã vượt qua những đe dọa khủng bố để thực hiện cuộc bầu cử thành công. Tuy nhiên điều mà người ta lo ngại là liệu tân quốc hội có khả năng đưa ra những biện pháp để hàn gắn những đổ vỡ trong lòng các dân tộc hay không. Theo tin tức thì qua cuộc bầu cử vừa rồi, người Shia đã có thái độ đứng về phía Ủy Ban Bầu Cử vì họ từng là nạn nhân của chế độ Sadam Hussein. Trong khi đó, khu vực của người Sunni, đa số là cứ điểm của các nhóm khủng bố, nên cử tri đã không dám đi bầu vì bị hăm dọa. Hình ảnh này cho thấy rõ là người Shia sẽ có mặt nhiều hơn người Sunni trong quốc hội.

Qua cuộc bầu cử tại Iraq vừa rồi, chúng ta có thể rút ra bốn kết luận như sau:

- 1. Dù ở bất cứ nơi nào, giá trị dân chủ đều giống nhau. Đó là sự tự do chọn lựa và sự tự do bỏ phiếu tín nhiệm của mình mà bất cứ thế lực nào cũng không thể cản trở. Hàng ngàn người dân Iraq – dù đã bị hăm doạ đến tính mạng – vẫn lũ lượt đi bầu dưới sự bảo vệ một cách khẩn trương của lực lượng đồng minh. Hình ảnh này cho chúng ta kết luận là không thể tuỳ tiện định nghĩa về giá trị dân chủ theo ý đồ riêng của mỗi nước mà giá trị này đều giống nhau và được khuyến khích áp dụng như nhau.
- 2. Bạo lực dù hung hãn đến cách mấy cũng không thể nào ngăn cản khát vọng dân chủ của người dân. Người ta không thể nào kéo dài đời sống trong khung cảnh khủng bố bao trùm để cho một thiểu số nhân danh chiến đấu cho những tham vọng cá nhân, không đáp ứng nhu cầu thực tại của người dân là ổn định, là hòa bình. Trên 60% cử tri rủ nhau đi bầu trong ngày 30 tháng 1 vừa qua là một minh chứng cho khát vọng này.
- 3. Kết quả bầu cử cũng là hình ảnh biểu dương giá trị cao cả sự hy sinh của hàng trăm quân nhân Hoa Kỳ và các nước đồng mình đã tham dự vào cuộc chiến lật đổ chính quyền độc tài Sadam Hussein. Nhờ những hy sinh này mà người dân Iraq mới bày tỏ khát vọng dân chủ của mình một cách mạnh mẽ làm nức lòng dư luận thế giới.
- 4. Sự kiện có trên 250 ngàn cử tri Iraq ở hải ngoại đã tham gia đi bầu tại 14 quốc gia trên thế giới là một sự kiện mang hai ý nghĩa quan trọng: 1/Tạo sự liên đới giữa hai cộng đồng Iraq ở trong và ngoài nườc, để hỗ trợ nhau trong việc xây dựng nền dân chủ; 2/Bày tỏ thái độ không chấp nhận bạo lực và khủng bố trên xứ sở Iraq. Ngoài 2 ý nghĩa quan trọng này, sự tham gia bầu cử của người Iraq tại hải ngoại cũng là một tiền đề có thể áp dụng cho mọi sắc dân có những cộng đồng lớn tại hải ngoại, để tạo sự chan hòa trong ngoài.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.