6 năm tù tuyên cho nhà hoạt động Phan Kim Khánh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

25-10-2017

Sáu năm tù giam và 4 năm quản chế là bản án mà Tòa tỉnh Thái Nguyên vào ngày 25 tháng 10 tuyên đối với sinh viên Phan Kim Khánh, nhà hoạt động sử dụng công cụ mạng xã hội để nói lên tình trạng tham nhũng và các vấn đề xã hội khác tại Việt Nam.

Cáo buộc mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra với sinh viên Phan Kim Khánh là ‘tuyên truyền chống nhà nước’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Phan Kim Khánh tại phiên sơ thẩm ngày 25 tháng 10 ở Thái Nguyên, cho hay chỉ có ông Phan Kim Dung, bố của Phan Kim Khánh được tham dự phiên tòa với vai trò người có nghĩa vụ liên quan đến phần dân sự, tài sản của vụ án.

JPEG - 30.9 kb
Nhà hoạt động sinh viên Phan Kim Khánh. Courtesy of Phan Kim Khánh’s Facebook.

Sau phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn nói với Đài Á Châu Tự Do:

“Khánh cũng thừa nhận các hành vi của mình, cho rằng đó là kết quả của quá trình nhận thức và thực tế xã hội. Tôi cũng trình bày các quan điểm thoải mái thôi, nhưng mà tòa người ta không nghe. Tôi cho rằng các chứng cứ kết tội nó không có chứng cứ cho nên cái việc mà kết tội Phan Kim Khánh theo tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước’ thì đó là điều rất đáng tiếc, và tôi cũng nêu ra với Hội đồng xét xử những tình tiết cần xem xét. Tuy nhiên cuối cùng người ta vẫn tuyên án như vậy thôi”.

Cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng cùng một số nhà hoạt động khác đến trước tòa án Thái Nguyên vào ngày 25 tháng 10 nhưng không được cho phép vào dự phiên tòa. Bà nhận xét về bản án mà tòa Thái Nguyên tuyên cho sinh viên Phan Kim Khánh:

“Bởi vì trước Phan Kim Khánh thì có rất nhiều bản án nặng nề như chị Trần Thị Nga 9 năm tù, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm. Có lẽ tôi nghĩ rằng tất cả những người lên tiếng đấu tranh đều xác định rất rõ những bản án nặng nề mà phía nhà cầm quyền dành cho họ. Về phía nhân dân và những người quan sát đương nhiên là không ai chấp nhận hài lòng”.

Trong 1 đoạn clip được nhà hoạt động Bùi Hằng đưa lên trang cá nhân vào cùng ngày, bà Đỗ Thị Lập, mẹ của Khánh có mặt trước tòa nói bà tin tưởng tuyệt đối vào những gì con mình làm:

“Phiên tòa con em ngày hôm nay không đúng pháp luật như bố mẹ các anh chị em đến phiên tòa công khai nhưng không được vào tòa….Theo như tôi đây là luật mơ hồ, luật rừng chứ không phải luật của nhà nước, chính phủ từ xưa, hay bác Hồ dạy. Nếu như tôi được gặp Khánh tôi sẽ nói : “Bố mẹ ủng hộ việc con làm”. Tôi tin tưởng, con tôi yêu nước, yêu chính trị chứ không phải này kia”.

Sinh viên Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, nguyên là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Anh bị bắt vào ngày 21/3 năm nay, chỉ vài tháng trước khi hoàn thành chương trình Đại học.

Truyền thông trong nước loan tin, từ tháng 3/2015 Phan Kim Khánh đã lập và quản trị 2 trang blog, 3 tài khoản facebook và 2 kênh YouTube.

Cơ quan công an cho rằng Phan Kim Khánh dùng các trang mạng xã hội để đăng nhiều thông tin mà theo Công An Việt Nam là ‘có nội dung bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, phần lớn được lấy từ các trang mạng phản động khác”.

Hãng thông tấn AFP loan tin về việc xử án sinh viên Phan Kim Khánh vào ngày 25 tháng 10 cho rằng phiên tòa được tiến hành vào khi chính quyền Việt Nam xiết chặt kiểm soát đối với những tiếng nói chỉ trích trước dịp diễn ra hội nghị thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11 tới đây ở Đà Nẵng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) hôm 24/10 cũng ra tuyên bố đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho sinh viên Phan Kim Khánh, và kêu gọi các nhà tài trợ cho Việt Nam và các lãnh đạo trong khu vực cần có yêu cầu Hà Nội phóng thích những tù chính trị trong nước trước APEC.

Theo AFP thì hằng chục nhà bất đồng chính kiến đang bị giam tù và theo các tổ chức giám sát nhân quyền thì năm 2017 là một năm đặc biệt khắc nghiệt đối với những nhà hoạt động tại Việt Nam, khi mà Hà Nội cho tiến hành đợt bắt giữ và kết án nặng nề những tiếng nói chỉ trích chính quyền.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”