Người Việt tại Hoa Kỳ vận động nhân quyền cho Việt Nam

Phái đoàn chụp hình lưu niệm cùng TS Scott Busby, Phụ tá Ngoại trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

WASHINGTON DC (CTM Media) – Nhận lời mời tham gia phái đoàn vận động nhân quyền cho Việt Nam nhân dịp Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam (Vietnam Human Rights Day – ngày 11 tháng 5 hằng năm), cô Tuyết Hồng đã thay mặt cho 3 hội đoàn phi chính phủ tại Hoa Kỳ là Hội Phụ Nữ Việt Nam (Vietnamese American Women’s Association – VAWA), Hội Đền Hùng và Radio Tiếng Nước Tôi đi cùng phái đoàn do Cộng Đồng Việt Nam vùng Washington DC, MD và VA phối hợp với Tổ Chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ và Hệ Thống Truyền Hình SBTN đến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lúc 11 giờ 30 ngày 10/05/2018 để gặp Tiến Sĩ Scott Busby, Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ (Deputy Assistant Secretary), Văn phòng đặc trách Dân Chù, Nhân Quyền và Lao Động thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (Bureau of Democracy, Human Rights and Labor.)

Phái đoàn đã được TS. phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Ông Scott Busby đón tiếp rất niềm nở, ông cũng đã phát biểu rằng ông rất quan tâm đến vấn nạn vi phạm nhân quyền tại Việt Nam hiện nay. Ông còn cho phái đoàn biết là ông đã từng gặp LS nhân quyền Nguyễn Văn Đài hai lần và ông cho biết LS Đài sẽ là một trong những người được ông ưu tiên nêu lên với phái đoàn Việt Nam mà ông sẽ gặp vào tuần tới.

TS Scott Busby nói thêm rằng ông cũng đã từng lên tiếng vận động CSVN trả tự do cho các TNLT. Trong buổi gặp mặt với TS Busby đại diện các phái đoàn thuộc các  tôn giáo như Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Công Giáo, và đại diện các tiểu bang Florida, Massachusetts, Pennsylvania, Texas đã lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại Giao can thiệp trả tự do cho các TNLT. Mục sư Nguyễn Công Chính, cô Phương Uyên và Ns. Việt Khang cũng cảm ơn TS. Scott Busby và Bộ Ngoại Giao đã giúp cho họ được an toàn đến Hoa Kỳ định cư.

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?