Vì chống luật đặc khu mà họ bị kết án

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tòa án tỉnh Bình Thuận liên tiếp đưa hai vụ án ra xét xử nhiều người theo cái điều gọi là “gây rối trật tự công cộng” vào ngày 12 và 23 tháng 7 năm 2018. Trong các cuộc biểu tình chống dự Luật về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đã diễn ra trên toàn quốc vào ngày 10 và 11 tháng 6, công an cộng sản đã bắt hoặc tạm giam hàng trăm người, nhiều người đang chờ bị xét xử.

Theo đó, sáu người bị kết án “gây rối trật tự công cộng” trong phiên tòa hôm 12/7 tại Bình Thuận nhận các mức án tù từ 2 năm đến 2 năm rưỡi, án treo. 10 người xuống đường biểu tình ở Phan Rí thì bị tuyên án tổng cộng 27 năm tù giam từ 2 năm đến 3 năm 6 tháng, sau khi phiên xét xử sơ thẩm kết thúc hôm 23/7.

Tất cả những người này đều bị Viện kiểm sát cáo buộc và tòa án kết tội vì “la lối, kích động đám đông, phá phách, gây xáo trộn, chặn các phương tiện lưu thông làm cản trở, ách tắc giao thông nghiêm trọng” .

Tâm lý chung của người dân xuống đường biểu tình là ôn hòa với băng rôn, biểu ngữ phản đối đặc khu chỉ mong được nhà cầm quyền lắng nghe ý chí và nguyện vọng của mình. Tuy nhiên, diễn biến tại hiện trường lại không như mong đợi của họ. Ngược lại nhà cầm quyền đã huy động cảnh sát cơ động để đàn áp, giải tán đoàn dân biểu tình.

Một nhân chứng kể lại trên BBC cho biết “một người dân đã bị thương”. Vì vậy vụ việc gây bức xúc cho người dân, khiến căng thẳng nổ ra vào giữa trưa 11/6.

Chúng ta cũng cần có sự tỉnh táo để nhận diện một chi tiết luôn xuất hiện trong các cuộc biểu tình ôn hòa của người dân đó là có số người lạ bịt khẩu trang “rất nhiệt tình” hiếu chiến, kích động tâm lý đám đông khiến cho mọi việc đi quá đà. Như vậy là có cớ cho cảnh sát cơ động thẳng tay đàn áp người dân. Đồng thời bắt bớ một số người đưa ra tòa xử án để đe dọa và tuyên truyền sai lệnh về tính chính nghĩa của lòng dân xuống đường biểu tình. Những người bị tòa xử án ngày hôm nay có thể là nạn nhân của chiêu trò kích động tâm lý phẫn uất từ “kẻ lạ mặt”.

Cần có một cái nhìn công bằng hơn cho những người dân bị xét xử này, có lẽ họ bị dính vào cái bẫy kích động tâm lý đám đông, từ đó dẫn đến một số hành động (nếu có) khiến cho họ bị vướng vào vòng lao lý mà ít người ủng hộ.

Và chúng ta thấy rằng, từ những người nông dân, ngư dân hiền lành và chất phát, chỉ vì phẫn uất, lo lắng cho sự tồn vong của dân tộc Việt Nam trước dự luật đặc khu 99 năm cho Trung Cộng thuê đất mà Quốc hội cộng sản đưa ra, họ dám xuống đường biểu tình phản đối, để rồi giờ đây họ bị khép vào phường tội phạm, bị cầm tù.

Sau khi phiên tòa kết thúc, người dân tại Phan Rí vẫn khẳng định với BBC rằng cuộc biểu tình ôn hòa của họ hôm 10-11/6 là đúng đắn.

Trong khi Đồng Nai và Sài Gòn nhiều người cũng đã bắt cóc, riêng tại Đồng Nai công an đã bắt tạm giam 52 người khi xuống đường biểu tình hôm 10 và 11.6. Mới đây Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai vừa ra quyết định khởi tố 20 người về tội “gây rối trật tự công cộng” theo điều 318 Bộ luật hình sự.

Với những trận càn quét, bắt bớ, xét xử nhiều người như vậy, nhà cầm quyền cộng sản quyết tâm thực hiện mưu đồ bán nước bằng việc ngăn chặn những đợt xuống đường tiếp theo của người dân khi Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được lui từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6, tức là vào tháng 10/2018 tới đây.

Trước tình thế người dân khắp nước nổi lên phản kháng những bất công, tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, cướp đất, nguy cơ mất nước. Thế nên, cộng sản bắt giam tất cả những ai dám lên tiếng để bò tù với các điều luật hết sức mơ hồ.

Nhưng liệu bắt giam và bỏ tù hàng chục hay hàng trăm người thì nhà cầm quyền cộng sản có triệt tiêu được tính phản kháng đang dần trở nên trưởng thành và mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân?

Ngày hôm nay cộng sản cầm tù những người xuống đường biểu tình chống luật đặc khu sẽ càng xoáy sâu vào sự phẫn uất trong lòng dân. Cần phải nhắc lại vào năm 2014, trong sự kiện Trung Cộng ngang nhiên đặt dàn khoan Hải Dương 981 trong lãnh hải của Việt Nam trước sự sục sôi căm phẫn của toàn dân đã có một số công nhân, sinh viên cũng bị bắt, bị cầm tù. Tuy nhiên, những án tù đó không hề làm dân sợ hãi, chùn bước.

Trong bối cảnh ngày hôm nay của xã hội Việt Nam, chúng ta đang thấy lờ mờ một bức tranh lòng dân đang khiến cho nhà cầm quyền cộng sản sợ hãi và kinh khiếp lấn át dần bởi sự sợ hãi chế độ cộng sản đè nặng lên dân chúng bấy lâu nay.

Sự đời có nợ có trả, khi cầm quyền cộng sản nợ máu người dân không kể siết thì khi suy vong chính họ phải đền tội. Chi bằng, cộng sản hãy rút tay nhuộm máu đồng bào của mình lại mà ăn năn tội, tự rửa nó bằng những việc tốt đẹp cho đất nước và nhân dân Việt Nam.

Portland, OR 24.7.2018
Paulus Lê Sơn

 

 

 

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.