Nói thật sau khi nghỉ hưu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngăn ngừa “tự diễn biến, tự chuyển hóa” từ lâu trở thành một chuyên mục trên báo Quân Đội Nhân Dân. Trong chiều hướng đó, vừa qua tờ báo này đã đề cập đến hiện tượng một số cán bộ đảng viên khi còn tại chức thì không dám nói thẳng nói thật, nhưng lúc về hưu thì phát ngôn linh tinh. Tác giả bài báo than phiền sự phê phán, chống đối chính sách đảng và nhà nước của những người này đã tạo ra “lùng bùng trong nội bộ” khiến cho đảng viên nghi ngờ, đưa tới sự thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo sáng suốt của đảng.

Đây là một sự thật đã diễn ra từ lâu nhưng mãi đến nay tờ Quân Đội Nhân Dân mới công khai nêu ra và đánh giá như một loại tự chuyển hóa tư tưởng nguy hiểm. Phải chăng sự kiện cán bộ lãnh đạo về hưu phát biểu phản ứng với chính sách của đảng đang trở thành số đông áp đảo khiến các nhà tuyên giáo phải lo âu và nhập cuộc. Tại sao như vậy?

1- Bài báo kêu gọi cán bộ vể hưu phải “Kiên định trước sau cả trong lời nói và việc làm” như một lý tưởng không bao giờ thay đổi của người cộng sản. Lời kêu gọi diễn ra trong lúc nội bộ đảng cộng sản rơi vào sự phân hóa trầm trọng sau những bê bối, tham nhũng bị phơi bày ngay trong thượng tầng lãnh đạo. Hàng loạt cán bộ quân đội, công an bị phanh phui như những tội phạm trong nghề buôn quan bán tước hay làm kinh tế kiểu xã hội đen.

Lời lẽ của bài báo trở nên lạc lõng vì sự suy nghĩ của đảng viên trong ngày nay đã thay đổi theo con đường thực dụng trong chốn quan trường. Những cán bộ tự cho mình khôn ngoan khi còn tại chức, còn địa vị ăn trên ngồi trước, họ chẳng ngu gì mà nói ngược lại với đảng, cho dù thấy đảng sai lầm. Nói thật ngay cả góp ý xây dựng, rõ ràng chẳng những vô ích mà còn thiệt hại đến bản thân. Phê và tự phê được đảng đề cao nhắc nhở một thời gian dài cho cán bộ noi theo nay trở thành giọng kèn lạc điệu.

Giờ đây người đảng viên biết sống là sống vì lợi ích chính mình nên phải hùa theo đảng để chứng tỏ mình là cán bộ trung kiên và hết lòng hết dạ với đảng. Có như thế mới được “đề bạt” lên cao, càng lên cao càng tốt vì có nhiều bổng lộc đang chờ. Đó là quy luật thăng tiến của đảng, có nhiều tiền lại càng có nhiều cơ hội vươn lên.

Vả lại cán bộ nào cũng nhìn quanh và có cùng suy nghĩ, mỗi nguời đều có một thời để vơ vét để vinh thân phì gia, vì không ai có thể ngồi đó vơ vét suốt đời. Lúc còn trẻ thì phải biết phò lãnh đạo để được cất nhắc. Khi lên làm lãnh đạo phải lấy lại những của cải đã đút lót và phải lấy hơn những gì bỏ ra mới có lời. Điều này cắt nghĩa vì sao những kẻ bất tài nhưng giỏi đục khoét công quỹ trong đảng như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng ngoi lên được hàng lãnh đạo để đẩy kinh tế vào con đường sạt nghiệp.

2- Trong đảng còn có câu “phải hy sinh đời bố để củng cố đời con” mà cán bộ nào cũng thuộc nằm lòng. Câu kinh ấy dạy cho họ trong thời gian còn tại chức phải biết giữ im lặng, để giữ ghế an thân. Mặt khác phải hùa theo lãnh đạo để được nâng đỡ đưa lên những chiếc ghế cao hơn, hái ra tiền nhiều hơn. Chỉ nói những gì cần nói hay chỉ nên ca tụng lãnh đạo, ca tụng chính sách dù biết chính sách ấy sai chỉ được vẽ vời để tiêu tiền nhà nước. Khi mình về hưu, trở thành thái thượng hoàng không còn bị ràng buộc thì tha hồ mà nói mà chửi… đổng trên mạng xã hội.

3 – Chủ trương của đảng là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, nên theo đúng lý luận ta làm chi cho nhiều. Làm nhiều chỉ… mệt sức vô ích khi mà chính đất nước này không muốn phát triển? Vả lại trong một xã hội thu nhỏ của cơ quan, một mình mình tỏ ra năng nổ quá cả đám nhìn vào thì sẽ sinh ra ganh ghét, có ngày cũng mất chức. Phải hùa theo chúng để sống còn nghĩa là mạnh ai nấy vơ vét để làm giàu cho chính bản thân.

Một số những người đã về hưu sau này hay lên báo lên đài nói này nói kia như tướng về hưu Nguyễn Quốc Thước, cựu đại biểu quốc hội Trần Quốc Thuận… đều là những anh kép đóng tuồng cho mỗi vở kịch. Và mỗi lần lên sân khấu múa may cũng kiếm được vài trăm đô-la Mỹ.

Có nhà nước cho phép nói mới dám nói, chứ không phải tự dựng lên để nói. Những anh Thước, Thuận thường bị người ta chửi hơn khen, nhưng vì có tiền phụ cấp mỗi lần phát biểu nên cũng giống như cán bộ tại chức là mặc tình ai chửi họ cứ ngậm miệng ăn tiền. Nói theo chỉ thị đảng vừa có tiền vừa an toàn lại được tiếng “thơm” là biết phản biện đường lối mà không sợ đảng.

Nói tóm lại, việc tờ Quân Đội Nhân Dân viết một bài báo khuyên đảng viên phải kiên định im miệng như lúc còn tại chức cũng như sau khi về hưu, quả thật là đảng này đang trong cảnh rối bời. Nó đang nát từ công an đến quân đội, không chừa các bộ trong chính phủ. Cứ nhìn vào cái cách mà tổng bí thư chống tham nhũng qua vụ xử Trương Minh Tuấn, không ai không thấy ông Trọng làm trò hề trơ trẽn đến mức nào.

Cũng tại cái lò đốt tham nhũng của ông Trọng quá tệ, lúc nóng lúc lạnh lại phô bày quá nhiều gian trá nên người ta phải bực mình mà chửi thôi…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”