1000 người tham dự lễ tưởng niệm Tướng Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một chuỗi sinh hoạt vào Thứ Bảy, ngày 25 tháng 8 năm 2018: Buổi sáng có 300 người tham dự biểu tình trước sứ quán CSVN và xa hành trên đường phố Thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tố cáo tội ác của CSVN trước công luận. Buổi chiều có 1000 người tham dự Lễ Tưởng Niệm & Hát Cho Người Đi Dựng Cờ Chính Nghĩa tại Hội Trường Trung Tâm Nghệ Thuật Đại Học George Mason.

Chân Trời Mới Media – CTM, Hoa Thịnh Đốn: Nhân tưởng niệm năm thứ 31 ngày hy sinh của Tướng Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân, và đánh dấu 35 năm ngày Đại Hội Chính Nghĩa với hơn 2000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới về Thủ đô Hoa Thịnh Đốn chào đón Tướng Hoàng Cơ Minh và một số Kháng Chiến Quân đã trở lại Hoa Kỳ từ Khu Chiến vào cuối tháng 4 năm 1983, một chuỗi sinh hoạt đã được Đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ tổ chức quy tụ các phái đoàn từ nhiều Thành Phố ở Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia như Nhật Bản, Úc Châu, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Đức về tham dự.

BIỂU TÌNH VÀ XA HÀNH TỐ CÁO TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM.

Đúng 9 giờ, cuộc biểu tình tố cáo tội ác của CSVN đã diễn ra ngay tại Công truờng Sheridan Circle, Washington, D.C, trước Tòa đại sứ CSVN với hơn 300 đồng hương hiện diện.

Sau nghi thức khai mạc, ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân, đã trình bày ý nghĩa của cuộc biểu tình nhằm tố cáo tội bán nước của CSVN cho Trung Cộng qua dự luật Đặc Khu và nhất là tố cáo những vi phạm về quyền tự do ngôn luận và xâm phạm các quyền liên lạc, trao đổi cá nhân qua Luật An Minh Mạng sẽ áp dụng vào đầu năm 2019.

Tiếp theo sau phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy, bà con đã hô to những khẩu hiệu đả đảo CSVN và phản đối Dự luật Đặc Khu, Luật An Ninh Mạng và nhất là đòi hỏi CSVN phải trả tự do tức khắc các Tù Nhân Lương Tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Lê Đình Lượng, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh… đang bị giam giữ phi pháp.

Trong không khí sôi sục của cuộc biểu tình, một số vị đã được mời phát biểu gồm bà Nguyễn Thị Kim Trang, Chủ Tịch Cộng đồng người Việt Nam tại San Diego, ông Nguyễn Quốc Hưng đại diện phái đoàn Toronto, ông Trần Hùng, đại diện phái đoàn Boston, ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Washington, Maryland và Virginia, Bác sĩ Kevin Vũ, đại diện phái đoàn Houston, ông Nguyễn Ngọc Danh, đại diện phái đoàn Âu Châu.

Ngoài những tố cáo vi phạm nhân quyền của CSVN, các phát biểu đều cực lực chống lại dự Luật Đặc Khu và cho rằng đây là cơ hội để mọi người Việt ở khắp nơi cần có những hành động cụ thể để liên kết, hỗ trợ các cuộc đấu tranh đang dâng cao tại Quốc Nội từ sau cuộc biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu vào ngày 10 tháng 6 nổ ra tại 13 tỉnh thành trên toàn quốc.

Sau phần phát biểu và hô to các câu khẩu hiệu, tất cả mọi người đã cùng tuần hành trong khuôn viên Công trường Sheridan Circle, phất cao ngọn cờ Vàng chính nghĩa, hát vang những bản nhạc hùng yêu nước, và đặc biệt, tiến qua đường tuần hành áp sát ngay trước cổng tòa đại sứ CSVN sau khi cảnh sát đã chặn 3 chiều lưu thông để đoàn biểu tình băng qua đường – một thể hiện hiếm có để ủng hộ cuộc tranh đấu của người Việt Nam.

Đúng 10 giờ 45 cuộc biểu tình trước sứ quán CSVN chấm dứt, và mọi người lên xe để thực hiện cuộc xa hành qua những con đường chính của Thủ Đô do cảnh sát hướng dẫn. Hơn 20 chiếc xe hơi và 2 xe Bus có gắn biểu ngữ như đả đảo Luật An Ninh Mạng, CSVN chấm dứt đàn áp những người yêu nước… bằng cả tiếng Anh và Việt được gắn trên trần xe hơi. Những tiếng hô khí thế, thông điệp đấu tranh và các bản nhạc yêu nước đã được đoàn xe phóng thanh, và người biểu tình phất cao các lá cờ chính nghĩa đã được những người bạn bản xứ bấm còi ủng hộ vang dội. Sau khi diễn hành qua một số đại lộ chính, đoàn xe đã tập trung về khu Eden, một trung tâm thương mại của người Việt Nam, và kết thúc vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày.

LỄ TƯỞNG NIỆM CÁC ANH HÙNG ĐÔNG TIẾN

Buổi lễ tưởng niệm đã được trang trọng khai mạc vào lúc 2 giờ chiều tại Hội Trường Trung Tâm Nghệ Thuật Đại Học George Mason. Khi màn sân khấu được mở ra, dòng chữ Lễ Tưởng Niệm & Hát Cho Người Đi Dựng Cờ Chính Nghĩa hiện trên màn ảnh lớn, cùng với bàn thờ rực rỡ được trang trí giữa sân khấu đã làm nổi bật sự trang nghiêm của buổi lễ.

Bác sĩ Đặng Vũ Chấn

Sau nghi thức khai mạc, Bác sĩ Đặng Vũ Chấn đã thay mặt Ban tổ chức ngỏ lời chào mừng quan khách và chia xẻ nội dung chính của buổi tưởng niệm là để tri ân sự hy sinh của Tướng Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân, vào thập niên 80 đã oai hùng chọn cái chết để đền nợ núi sông, đáp ơn Tổ quốc.

Ông Đinh Hùng Cường

Ông Đinh Hùng Cường, Chủ tịch Cộng đồng tại DC, Virginia và Maryland, đã chia xẻ rằng Tướng Hoàng Cơ Minh không chỉ là vị tướng mưu lược và dũng cảm mà còn là người rất thương gia đình và vợ con, nhưng ông đã đặt tình nhà sau nợ nước.

Lễ tưởng niệm bắt đầu với đoạn video tóm lược hành trình Đông Tiến hào hùng của thế hệ khai mở Việt Tân. Sau đó là phần rước di ảnh và đọc tiểu sử của 11 Chiến hữu, đại diện cho hàng trăm chiến hữu khác thuộc thế hệ tiên phong đã hy sinh trên chặng đường Đông Tiến.

Trong khung cảnh lung linh của gần 1000 ngọn nến, được bật lên trong hội trường, bản nhạc Trăng Chiến Khu trầm hùng, tha thiết đã được cất lên, tạo một cảm xúc cực mạnh trong lòng mọi người. Nhiều người đã không ngăn được những dòng nước mắt khi nghe đọc những lời truy niệm: ‘Năm 1982 tại vùng rừng núi Đông Dương, Thầy và các Chiến hữu đã thắp lên ngọn đuốc xua tan bóng đêm của thất vọng, chán chường và bi quan. Các Chiến hữu đã dùng thân xác mình, xây đắp Con Đường Đông Tiến hào hùng để kêu gọi toàn dân: Đừng bỏ chạy. Hãy đứng lại, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ tổ quốc… Dù Thầy và các Chiến hữu đã nằm xuống khi sự nghiệp đấu tranh còn dang dở, nhưng lý tưởng Việt Tân vẫn cháy sáng và đang được người người, lớp lớp tiếp nối trong suốt hơn 30 năm qua, và sẽ còn mãi trong dòng chảy của lịch sử dân tộc’.

Trong phần phát biểu của đại diện Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng đã nói đến vai trò của Mặt Trận và Việt Tân mà Tướng Hoàng Cơ Minh đã sáng lập cách nay hơn 30 năm: Nếu Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam là chiến tuyến hội tụ lòng người sau những tang thương của đất nước, của thảm trạng thuyền nhân và của niềm tin hoàn toàn bị phá sản; thì Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng chính là con thuyền chuyên chở khát vọng canh tân, và đã thôi thúc sự lên đường của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh cùng các chiến hữu tiên phong vào đầu thập niên 80. Họ đã từ bỏ đời sống ấm êm tại hải ngoại để trở về đấu tranh cùng đồng bào quốc nội. Họ đã đánh đổi hạnh phúc cá nhân cho tương lai của dân tộc, đem chính thân xác mình làm viên gạch lót đường cho người sau tiếp bước, với mục tiêu tối hậu không chỉ là giải quyết ách độc tài cộng sản, mà còn là Canh Tân đất nước..  

Trước khi bước qua phần trình bày cảm tưởng của một số vị đại diện quan khách, Ban Hợp Ca Việt Tân đã trình bày Bài ca Đông Tiến do Kháng Chiến Quân Trần Thiện Khải sáng tác, như để nhắc lại hào khí của một thời miệng nói chân đi làm cách mạng của thế hệ tiên phong Việt Tân.

Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng đã chia xẻ với cử tọa: Tướng Minh là một sĩ quan ưu tú, một tướng lãnh tài giỏi của Hải Quân Việt Nam và là vị tướng duy nhất của Quân lực VNCH đã hy sinh ngoài chiến địa sau năm 1975, để lại nhiều thương tiếc và ngưỡng vọng cho mọi người.

Luật sư Đinh Thúy Uyên, hiện là Phó Trợ lý Bộ trưởng về Tư pháp tại Bộ Nội An Hoa Kỳ đã tâm tình bằng Anh ngữ với giới trẻ tham dự. Cô kêu gọi giới trẻ hãy mạnh dạn tham gia sinh hoạt dòng chính, tích cực đóng góp vào Cộng đồng thì mới có thể hỗ trợ những thay đổi tốt hơn cho đất nước Việt Nam như điều mong ước và hy sinh của Tướng Hoàng Cơ Minh.

Buổi lễ tưởng niệm đã khép lại với đoạn video về Lễ Khánh Thành Bia Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tiến vừa được hoàn thành vào ngày mồng 5 tháng 8 trong khuôn viên của Chùa Gotokuji, Tokyo Nhật Bản. Đây là một nỗ lực nhằm lưu dấu một số chiến hữu Tiên Phong đã từng đến đây quét lá sân chùa trong lúc chờ giấy tờ để vào đất Thái xây dựng khu chiến vào mùa Thu năm 1981.

HÁT CHO NGƯỜI ĐI DỰNG CỜ CHÍNH NGHĨA

Đây là chương trình ca nhạc được chuẩn bị và tập dợt công phu, kéo dài hơn 2 tiếng đồng qua những dòng nhạc đấu tranh từ thập niên 80 cho đến nay. Các Ca sĩ Thế Sơn, Anh Chi, Đình Đại, Kim Hương, Nguyễn Hoàng Quân, Phương Liên, Guitar Hoàng Tuân và Ban Hợp Ca Việt Tân cùng với những đạo diễn về kỹ thuật của Hội Trường Nghệ Thuật Đại Học George Mason, đã làm cho khán giả say mê từ đầu đến cuối chương trình.

Mở đầu là dòng nhạc nhắc lại thời kỳ đấu tranh của Thập niên 80 khi Phong Trào Kháng Chiến Phục Quốc chớm nở với sự trở về của các ông Trần Văn Bá, Mai Văn Hạnh, Võ Đại Tôn, Hoàng Cơ Minh v…v… qua những bài ca Trăng Chiến Khu (Thơ Hoàng Cơ Minh, Nhạc Trần Thiện Khải), Thăm Bạn (Thơ Hoàng Thắng), Người Em Gái Áo Nâu (Nguyên Chương), Thế Kỷ Này Thế Kỷ Của Chúng Ta (Nhạc Võ Hoàng).

Ca sĩ Anh Chi
Hàng đầu từ trái sang phải: Các ca sĩ Đình Đại, Nguyễn Hoàng Quân, Thế Sơn, Kim Hương và thành viên của Ban Hợp Ca Việt Tân trình diễn ca khúc Trả Lại Cho Dân.

Khi dòng nhạc chuyển qua thời kỳ hiện tại với hai hình ảnh tương phản: Đất nước suy tàn dưới chế độ CSVN và sự quật khởi của toàn dân qua những ca khúc đã chiếm trọn trái tim người tham dự: Biển Chết (Nhạc Cáp Anh Tài), Đất Nước Mình Ngộ Quá Phải Không Anh (Thơ Trần Thị Lam, Nhạc Đình Đại), Trả Lại Cho Dân (Việt Khang), Chúng Đi Buôn (Nhạc Phan Văn Hưng – Nam Dao) , Tù Thơ (Thơ Nguyễn Chí Thiện – Nhạc Đình Đại), Trăng Tù (Đình Đại), Việt Nam Tôi Đâu (Việt Khang).

Sau đoạn video chiếu lại một số hình ảnh của cuộc xuống đường biểu tình chống Dự Luật Đặc Khu hôm mồng 10 tháng 6, dòng nhạc đã mở ra một khí thế đấu tranh mới qua những bài ca Làm Người Việt Nam (Đình Đại, được tác giả hát khai mạc lần đầu), Đừng Sợ Nữa (Phan Văn Hưng – Nam Dao), Nguyện (Phạm Hồng Việt), Việt Nam Vinh Quang (Phan Văn Hưng – Nam Dao). Bài hợp ca Trái Tim Tự Do (Phan Văn Hưng) đã khép lại chương trình Hát Cho Người Dựng Cờ Chính Nghĩa đúng 6 giờ chiều cùng ngày.

Quang cảnh buổi Lễ Tưởng Niệm – Hát Cho Người Đi Dựng Cờ Chính Nghĩa.

Sau khi kết thúc chương trình, chúng tôi đã hỏi thăm cảm tưởng của nhiều người, và ghi nhận lời tâm tình của bà Nguyễn Phương Hạnh, một tham dự viên đến từ Chicago. Bà cho biết rằng chưa bao giờ được thưởng thức một chương trình nhạc đấu tranh phong phú, xúc động và mang nhiều hy vọng tương lai như lần này.” Sinh viên Linh Nguyễn hiện học năm thứ ba Đại Học George Mason cho biết là dù em không hiểu nhiều, nhưng với khung cảnh trang nghiêm của buổi lễ và sự diễn xuất điêu luyện của các ca sĩ đã chinh phục trái tim của em và có lẽ của tất cả mọi người hiện diện.

Cảm tưởng chung của người tham dự: rất hay và cảm động, ý nghĩa, công phu, hãnh diện và xúc động trước những hy sinh của người xưa, niềm hy vọng dâng cao cho tương lai Việt Nam, và mong ước được góp phần vào những thay đổi tốt đẹp cho đất nước.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.