Phái đoàn người Việt Nam đấu tranh cho Nhân Quyền gặp gỡ Bộ Ngoại giao Đức

Phái đoàn vận động Nhân quyền Việt Nam tiếp xúc Bộ Ngoại Giao CHLB Đức hôm 25/1/219. Từ trái qua phải: LS Nguyễn Văn Đài, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, bà Knobloch, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm, anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa và anh Trịnh Đỗ Tôn Vinh.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Berlin, Đức Quốc 25/1/2019

Ba ngày sau chương trình Kiểm Điểm Nhân Quyền Định Kỳ Phổ Quát 2019 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Genève, một phái đoàn người Việt Nam đã gặp gỡ Bộ Ngoại Giao (BNG) Cộng Hòa Liên Bang Đức (CHLB) tại Bá Linh để tiếp tục vận động cho nhân quyền.

Phái đoàn gồm có Luật sư Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ (Hội AEDC), bà Nguyễn Thị Kim Thanh (vợ của tù nhân lương tâm – TNLT – Trương Minh Đức), anh Nguyễn Trọng Trung Nghĩa (con trai của TNLT Mục sư Nguyễn Trung Tôn), Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm (Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức), bà Trương Thị Ngọc Hòa và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh (Đảng Việt Tân). Về phía BNG Đức có bà Annette Knobloch thuộc Văn phòng Đông Nam Châu Á.

Đầu tiên LS Nguyễn Văn Đài ngỏ lời cảm ơn chính phủ Đức đã đưa ra những khuyến nghị mạnh mẽ tại Genève đối với nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Bà Knobloch khẳng định rằng chính phủ Đức sẽ tiếp tục theo dõi và đòi hỏi Hà Nội thực thi và cải thiện những điều bị khuyến cáo.

Kế đến, bà Nguyễn Thị Kim Thanh trình bầy chi tiết về quá trình vào tù ra khám của chồng bà, TNLT Trương Minh Đức, hiện đang bị tù tại trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An. Ở đây ông Trương Minh Đức không được khám sức khỏe mặc dầu ông bị chứng áp huyết cao trầm trọng. Thêm vào đó ông mang thương tích bị gẫy tay và xương sườn do đám côn an gây ra. Hoàn cảnh vệ sinh và thực phẩm tồi tệ càng làm bịnh tình của ông thêm nặng.
Anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa kể lại tỉ mỉ những cảnh cha anh là MS Nguyễn Trung Tôn bị côn an Việt Cộng tấn công và tra tấn nhiều lần khiến ông trở thành tàn phế. Tình trạng sức khỏe của ông rất là bi đát.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của TNLT Trương Minh Đức trước trụ sở Bộ Ngoại giao Đức hôm 25/1/2019.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của TNLT Trương Minh Đức trước trụ sở Bộ Ngoại giao Đức hôm 25/1/2019.

LS Nguyễn Văn Đài giới thiệu thêm đến bà Knobloch hai trường hợp TNLT là ông Nguyễn Văn Túc, sinh năm 1963, bị kết án 13 năm tù và 5 năm quản chế, hiện đang bị tù tại Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An; và ông Ông Nguyễn Trung Trực, sinh năm 1974, bị kết án 12 năm tù và 5 năm quản chế, hiện đang bị tù tại Trại tạm giam Công An tỉnh Quảng Bình. LS Đài cho biết thêm, hiện nay Hội AEDC còn 7 thành viên lãnh đạo đang bị cầm tù.

Trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt, lại bị áp lực về tinh thần do quản giáo gây ra nên tình trạng sức khỏe của cả 4 người trên đều bị suy nhược nặng nề và có nhiều bệnh tật không thể sống còn trong điều kiện trại giam khắc nghiệt tới ngày họ hết án tù. Họ mong muốn được Chính phủ CHLB Đức vận động và thực hiện chính sách nhân đạo, tiếp nhận họ sang nước Đức tị nạn chính trị.

LS Nguyễn Văn Đài kêu gọi Chính phủ và Quốc hội CHLB Đức trên tinh thần nhân đạo hãy tiếp nhận 4 người có tên ở trên và gia đình họ sang nước Đức tị nạn chính trị. Ông hy vọng rằng Chính phủ và Quốc hội CHLB Đức cũng sẽ thực hiện chính sách nhân đạo như đã thực hiện với ông và cô Lê Thu Hà. Khi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện, các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ sẽ trở về Việt Nam.

Ngoài ra, LS Nguyễn Văn Đài còn chia xẻ thêm tin một thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, ông Nguyễn Văn Viễn, và một đảng viên Việt Tân người Úc gốc Việt, ông Châu Văn Khảm, bị Công An thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ từ ngày 13 tháng 1 vừa qua.

Đề tài cướp đất của đồng bào tại Vườn Rau Lộc Hưng, Phường 6, Quận Tân Bình, Sài Gòn cũng được LS Đài trình bầy chi tiết. Ông giải thích thêm về ý đồ của chế độ Cộng Sản khi họ không chấp nhận giấy tờ sở hữu đất của dân do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã cấp, và ngang nhiên bất chấp luật pháp hiện hành, là khi người dân cư ngụ trên 30 năm ở đó với giấy tờ sở hữu đã cấp, thì trở thành hợp pháp. Lý do sâu xa trong vụ này, nơi người di cư Công giáo đã sinh sống từ năm 1954, là chế độ Cộng Sản Việt Nam căm thù người Công giáo và các thương phế binh VNCH; họ muốn tiêu diệt khu sinh hoạt mạnh mẽ về xã hội và từ thiện này để dẹp đi ảnh hưởng của người Công giáo.

Ngoài ra, LS Nguyễn Văn Đài còn chia xẻ về một trại giam tên Nam Hà tại Hà Nam, miền Bắc Việt Nam, nơi áp dụng chính sách rất tàn nhẫn đối với các TNLT. Họ chỉ có được 2 bộ đồ lót, 2 bộ đồ dài, 1 áo khoác, 1 cái mền và một tấm chiếu. Nơi đây khí hậu ẩm thấp lạnh lẽo và tù nhân không được nhận đồ gửi thăm nuôi, chỉ được nhận tiền gửi để mua đồ dùng. Những sản phẩm bán cho tù nhân ở đây lại đắt hơn 2 tới 3 lần so với giá thị trường. Đây là chính sách bóc lột người tù.

Phúc trình về các vụ công an CSVN bắt cóc, tra tấn và giết hại thường dân từ năm 2007 tới 2018.
Phúc trình về các vụ công an CSVN bắt cóc, tra tấn và giết hại thường dân từ năm 2007 tới 2018.

Kế đến BS Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã trình bầy về tập hồ sơ Shadow Report II, được thực hiện theo mẫu Istabul Protocol, có đủ tiêu chuẩn quốc tế để góp phần truy nã những thủ phạm của 450 vụ công an Cộng Sản Việt Nam bắt cóc, tra tấn dã man và giết hại thường dân từ năm 2007 tới 2018. Tập tài liệu dầy 500 trang do những tổ chức sau đây thực hiện: Ủy Ban Thụy Sĩ -Việt-Nam (COSUNAM), Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, Hiệp Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Hòa Lan, Hiệp Hội Phụ Nữ Việt Mỹ, Hội Đền Hùng, Radio Tiếng Nước Tôi và Đảng Việt Tân. Ấn bản Shadow Report II trên giấy đã được phái đoàn trao cho bà Knobloch và bà sẽ chuyển ấn bản điện tử đến các cơ quan liên hệ của chính phủ Đức.

Trong suốt hơn 90 phút của buổi tiếp xúc, bà Annette Knobloch ghi nhận rất kỹ lưỡng tất cả những dữ kiện được trình bầy, những yêu cầu can thiệp, và bà cũng đặt rất nhiều câu hỏi. Bà hứa sẽ vận động để trong tháng Hai 2019 này, khi một đồng nghiệp cao cấp của bà sang Việt Nam làm việc với Bộ Công An, thì sẽ lên tiếng đòi hỏi phải đối xử bình đẳng đối với những Tù Nhân Lương Tâm nói chung và đặc biệt đối với bốn người nêu trên nói riêng cũng như đề cập đến vấn đề Vườn Rau Lộc Hưng. Ngoài ra, bà Knobloch đề nghị phái đoàn cũng nên nêu những vấn đề nhân quyền này với các dân biểu quốc hội, các khối trong quốc hội cũng như các đảng phái Đức.

Trịnh Đỗ Tôn Vinh tường thuật từ Berlin

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.