Khi ông Trọng tuốt gươm!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tuần qua, việc một viên chức cấp tỉnh đi xe “mượn” nhưng gắn biển xanh của xe nhà nước bỗng rộ lên trên báo chí trong nước.

Sự kiện này đã khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ra tay chỉ đạo một lúc 9 cơ quan phải vào cuộc, do Ban Kiểm Tra Trung Ương đứng đầu phối hợp mở cuộc điều tra… để quyết làm tới nơi tới chốn.

Cá chết thì chìm, xe Lexus bỗng nổi lên ồn ào như lần đầu tiên khám phá được một cán bộ đảng nhám nhúa.

Kể từ ngày lên ngồi ghế tổng bí thư đảng thêm một nhiệm kỳ, đây là lần chỉ đạo có vẻ quyết liệt của ông Trọng không khác một võ sĩ tuốt gươm cương quyết hạ gục đối thủ.

Ý kiến của ông Trọng còn nói rõ đây là “việc cần làm ngay”, một nhóm từ của Nguyễn Văn Linh phổ biến trước đây mà không lâu sau từ từ biến thành những “việc cần làm ngơ” trong giới cán bộ đang bắt đầu ngửi thấy mùi tiền.

JPEG - 30.6 kb
Lý do nào khiến ông Trọng chỉ thị một lúc 9 cơ quan vào cuộc điều tra vụ xe Lexus gắn biển xanh?

Vụ Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang chạy xe Lexus gắn biển số xanh để đi làm, nếu nhìn theo một hướng tích cực cũng chỉ nhằm giảm bớt chi phí công. Thế nhưng ông Trọng lại ra lệnh đến 9 cơ quan trung ương và địa phương “vào cuộc” điều tra quả là chuyện lạ.

Chuyện lạ thứ nhất, ông Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh không sử dụng xe nhà nước mà là “mượn” xe người khác gắn bảng xanh xử dụng vào công vụ, thực ra cũng đỡ tốn hao công quỹ. Chuyện đó xét ra cũng bình thường nếu không muốn nói là một việc tốt.

Thử hỏi nếu trong trên 2 triệu công chức hiện nay, chỉ cần 50% người như ông Thanh thì nhà nước đỡ phải tốn hàng trăm triệu đô-la để nhập xe sang trọng cho cán bộ đi lại phục vụ dân, chưa kể tiền xăng nhớt bảo trì hàng năm.

Những xe đắt tiền ấy, ngoài việc công còn xử dụng để đi chùa, đi chợ, đưa đón quý tử đi học cùng là tiệc cưới, tang ma. Chuyện công tư phối hợp ấy cũng quá tiện lợi cho lãnh đạo cùng gia đình, nhưng đau xót cho túi tiền người dân.

Đáng lý ra nhà nước phải cám ơn ông Thanh, tuyên dương ông thành một tấm gương “người tốt việc tốt”, chứ sao lại dùng tới 9 cơ quan đầy quyền uy để điều tra?

Chuyện lạ kế tiếp, giả dụ việc điều tra là cần thiết để chấn chỉnh 4 nguy cơ đang làm cho đảng suy yếu thì người ta chỉ cần giao cho Ủy Ban Kiểm Tra hay Tỉnh Uỷ Hậu Giang họp xét đưa ra biện pháp gọi là “khắc phục” rồi báo cáo lên trên là quá đủ.

Thế tại sao ông Tổng lại phải hô hoán lên như đảng đang sụp đổ đến nơi và lập tức ra chỉ đạo cho 9 cơ quan nhảy vào cuộc cùng một lúc? Phải chăng ông Trọng định ra tay xé xác ông Thanh hay những người đứng sau ông Thanh?

Được biết, dưới trào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Trịnh Xuân Thanh đã từng là người đứng đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam suốt một thời gian dài, từ năm 2009 đến 2013. Cũng như hầu hết tổng công ty ồn ào lập ra trong hoang tưởng về một thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại hóa đến năm 2020, công ty của ông Thanh làm ăn thua lỗ đến trên 3.000 tỷ đồng. Nhưng ông có phép mầu nào đó như ông Nguyễn Tấn Dũng, nên không chịu bất cứ một thứ trách nhiệm nào và cuối cùng được hạ cánh an toàn với chiếc ghế phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.

JPEG - 56.8 kb
Chiếc Lexus tư nhân của ông Trịnh Xuân Thanh.

Nhưng nay thì có vẻ ông Trịnh Xuân Thanh không còn an toàn nữa vì bỗng dưng bị moi ra từ chiếc Lexus 5 tỷ bạc mang biển số đánh tráo.

Từ những chuyện lạ này, người ta nghĩ sở dĩ ông Trọng muốn tuốt gươm xử ông Thanh là vì 3 điều:

– Hiện nay đảng và nhà nước của đảng đang lâm vào tình trạng không lối thoát trong vụ cá chết ở bờ biển Miền Trung. Trước sự đòi hỏi chính đáng của người dân là mọi nguyên nhân vì sao cá chết phải được công bố minh bạch, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh bài câu giờ, giải thích lấp liếm để bảo vệ thủ phạm.

Với câu chuyện chiếc xe Lexus của Phó chủ tịch Thanh đang được làm rùm beng trên báo chí quốc doanh, trung ương đảng muốn hướng dư luận quên đi chuyện cá chết để theo dõi một vụ tham nhũng đang hứa hẹn được phanh phui. Đây là lá bài đánh tráo kiểu “Lê Lai cứu Chúa” nhưng không qua được mắt ai cho dù đích thân ông Trọng vung gươm.

– Một suy đoán có căn cứ khác cho rằng kỳ này ông Trọng muốn dùng ông Thanh như là chuyện rất hy hữu để chứng tỏ ông Trọng thuộc giống ăn ở sạch, không hốt tiền bỏ chạy như đa số cán bộ “suy thoái, biến chất” hiện nay. Điều này sẽ cho thiên hạ thấy trong đại hội 12, ông đắc cử 100% là xứng đáng, là đúng quy trình cho dù ông có tự tô vẽ “tuy tuổi già sức yếu”…

– Với hành động ra vẻ quyết liệt này, ông Trọng muốn răn đe giới đảng viên qua hình ảnh Trịnh Xuân Thanh để mong phục hồi “danh dự” của đảng đang bị vùi dập quá mạnh hiện nay. Nhưng tham nhũng chỉ là một trong 4 nguy cơ mà ông Trọng phải ra sức đối phó. Với 3 nguy cơ còn lại – tình trạng tụt hậu, chệch hướng và diễn biến hòa bình – không ai chắc một tổng bí thư già nua tuổi tác có thể chèo chống con thuyền đảng qua cơn bão tố.

Tóm lại, không ít dư luận cho rằng Trịnh Xuân Thanh không phải là nhân vật cuối cùng mà chỉ là con ruồi nho nhỏ đầu tiên của một chiến dịch in bóng “đả hổ diệt ruồi” của Bắc Kinh. Rồi đây sau Trịnh Xuân Thanh và cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng người con trai, cuộc truy kích các thành phần vây cánh chung quanh cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là màn sôi động của vở tuồng.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.