Gian lận của Đại Học Tôn Đức Thắng

Đại Học Tôn Đức Thắng bị báo Thanh Niên vạch chuyện đã bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình, qua đó được lọt vào top 800 đại học danh giá nhất thế giới. Ảnh: chụp từ Kênh Tuyển Sinh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 17 tháng Tám, 2020 báo Vietnamnet có bài viết về “thành tích” đầy nghi ngờ về trường đại học mang tên Tôn Đức Thắng, một lãnh đạo của đảng CSVN cùng thời với Hồ Chí Minh.

Qua bài viết, báo Vietnamnet đề cập đến sự kiện trường Đại Học Tôn Đức Thắng ở TP.HCM “là trường đại học duy nhất tại Việt Nam được xếp vào Top 800 trên toàn thế giớitrong bảng xếp hạng của ARWU (Academic Ranking for World Universities). Nói cách khác, căn cứ vào công bố ngày 15 tháng Tám của tổ chức ARWU, Đại Học Tôn Đức Thắng là đại học duy nhất ở Việt Nam, vượt qua cả các đại học Sài Gòn, Hà Nội, Huế để hãnh diện sánh vai với các cường quốc giáo dục, bước vào top 1000 của những đại học danh tiếng của thế giới nói chung và Á Châu nói riêng.

Không tự hào sao được, khi tin được công bố ngay vào dịp cả hệ thống đảng chộn rộn làm lễ kỷ niệm 90 năm ngày cướp chánh quyền tại Hà Nội năm 1945.

Tuy nhiên, điều đáng buồn và đáng hổ thẹn là sau đó một tờ báo trong nước đã khám phá ra rằng, để trở thành một đại học danh giá trong Top 800, Đại Học Tôn Đức Thắng đã không ngần ngại bỏ tiền ra mua rất nhiều bài nghiên cứu của các tác giả khắp nơi để công bố ra quốc tế và ghi địa chỉ trường mình. Tiền trả mua bài,  Đại Học Tôn Đức Thắng gọi là chính sách thưởng cho bất cứ cá nhân nào trên thế giới đồng ý bán bài thay vì chỉ áp dụng chính sách thưởng cho cán bộ, giảng viên của trường.

Bài báo “Chiêu trò để trường đại học được xếp hạng quốc tế” của báo Thanh Niên đã vạch trần mánh khoé mua bài của một số trường đại học, trong số có Đại Học Tôn Đức Thắng. Chỉ trong vòng 7 năm mà số lượng bài công bố quốc tế của trường này tăng từ 26 bài năm 2013 lên đến 2.234 bài năm 2019, một con số gia tăng rất đáng nghi ngờ. Đây là một trong vài tiêu chí chính để tổ chức ARWU của Trường Đại Học Giao Thông Thượng Hải, Trung Quốc làm căn cứ đánh giá và xếp hạng 1.000 đại học hàng đầu thế giới.

Sự kiện này không chỉ là một vụ lừa đảo công khai mà còn cho thấy não trạng của hệ thống giáo dục Việt Nam, từ việc chạy điểm để lấy bằng của các viên chức nhà nước, hay như một hiệu trưởng trường trung học ở Phú Yên nhờ giáo viên đi thi giùm bằng cử nhân để lấy thành tích.

Vụ Đại Học Tôn Đức Thắng chạy mua bài nghiên cứu để được lọt vào Top 800 bị bóc trần, đã lột tả trong hệ thống giáo dục Việt Nam, viên chức nào của nhà nước cũng tiến sĩ này, thạc sĩ kia nhưng chỉ dùng để thăng quan tiến chức hơn là đóng góp vào sự nghiệp phục vụ đất nước.

Ngoại trừ một số ít có thực tài và khả năng, hầu hết các quan chức đâu có ai đến trường học, vì xuất thân trong môi trường hồng hơn chuyên nên biết gì mà học. Vì thế mới có hiện tượng chạy tiền cho người khác thi giùm, làm bài kiểm tra giùm, ngay cả viết luận án tốt nghiệp cũng có người viết giùm. Thử hỏi với những tiến sĩ được đào tạo bằng sự gian lận như vậy thì làm sao có công trình nghiên cứu công bố ra quốc tế mà các đại học không chạy bài, mua bài.

Cũng theo báo Thanh Niên, một phó giáo sư-tiến sĩ của trường Đại Học Quốc Gia TP.HCM chia sẻ với điều kiện ẩn danh đã nói rằng “hiện nay có không ít giảng viên ở nhiều trường đại học mua bài của người khác hoặc ghép tên – trả tiền để có tên trên các công bố quốc tế… Có trường đại học còn lấy danh sách các giáo sư nước ngoài gắn tên vào thành người của trường mình, trả mỗi bài từ 80 – 100 triệu để được thăng hạng…”

Sự gian lận hiếm có chạy bài mua bài ở trình độ đại học này còn cho người ta thấy thêm một khía cạnh khác của hệ thống giáo dục, đào tạo Việt Nam. Đó là muốn chen chân vào bất cứ lãnh vực nào trong xã hội, người ta không cần học lực mà chỉ cần chạy chọt, gian lận cho khéo là đủ.

Kết quả trong thực tế, những kẻ nào có thực tâm xây dựng một nền giáo dục trong sáng, đàng hoàng thì trước sau gì cũng bị xô xuống lầu với kịch bản tự tử không rõ nguyên nhân. Vì thế cũng không nên ngạc nhiên ngay từ bậc trung học, nền giáo dục và cả phụ huynh đã dạy cho các em học sinh vào đời bằng cách gian lận điểm thi tốt nghiệp để bước vào đại học.

Đối với các quốc gia nhỏ và chậm tiến như Việt Nam, giáo dục là nền tảng xây dựng con người, phát triển đất nước. Nhất là giáo dục đại học, chẳng những là nơi truyền đạt kiến thức thông thường mà còn là môi trường đào tạo các bậc thầy, các tầng lớp chuyên viên có khả năng kiến tạo, thay đổi xã hội trong tương lai. Thế nhưng với tâm thức “đi tắt đón đầu” để được lọt vào top này top nọ, mang được một cái danh hảo trong thiên hạ thì liệu nền giáo dục ấy có giá trị thực tiễn nào cho việc xây dựng con người và đất nước?

Vụ Đại Học Tôn Đức Thắng phải truy cứu trách nhiệm hình sự mà không thể có hình thức kỷ luật khiển trách hay cảnh cáo. Vì đây là sự ô nhục tận cùng của những kẻ tham ô, hủ bại mang danh trí thức trong ngành giáo dục.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.