Vì sao tôi chọn rút bảo hiểm xã hội một lần?

Theo thống kê của cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội trong năm 2021, số lượng người lao động nghỉ việc sau đó làm thủ tục nhận trợ cấp BHXH một lần lên đến con số hơn 700.000 người, cao hơn năm trước (năm 2020) hơn 5%. Ảnh: VNTB
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bạn đọc viết:

Bình quân cứ hai người mới tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì một người rời đi. Có đến 97% số người chọn rút một lần là lao động sau một năm nghỉ việc không đóng BHXH. Người rút chủ yếu thuộc nhóm lao động trẻ ngoài khu vực nhà nước, từ 26 – 29 tuổi. Tỉ lệ này ở nữ giới là 55,6%, nam giới là 44,4%.

Những con số thống kê ở trên đang đăng tải công khai trên báo chí cho thấy điều cốt yếu là lý giải nguyên nhân tại sao người lao động rút BHXH một lần?

Theo thống kê của cơ quan BHXH trong năm 2021, số lượng người lao động nghỉ việc sau đó làm thủ tục nhận trợ cấp BHXH một lần lên đến con số hơn 700.000 người, cao hơn năm trước (năm 2020) hơn 5%. Do mất việc và khó khăn vì đại dịch đã đành, do có hướng làm ăn khác tốt hơn cũng là một lựa chọn.

Hơn 200.000 lượt người đã rút BHXH một lần trong ba tháng đầu năm 2022 sau khi dịch bệnh Covid-19 tạm lắng xuống để giải quyết khó khăn trước mắt.

Tôi đang làm việc ở một văn phòng tham vấn luật cho người lao động, và sau đây là những câu hỏi mà công nhân đã đặt ra về chuyện vì sao họ – và có lẽ cũng cả tôi nữa, đều chọn rút BHXH một lần khi thất nghiệp, hoặc lúc nghỉ hưu.

Trước hết, với người am hiểu chút đỉnh về luật thì họ yêu cầu giải thích thuyết phục bài toán sau: Tuổi nghỉ hưu theo luật mới nam 62 tuổi; nữ 60 tuổi chênh nhau 2 năm, rồi năm đóng BHXH lại quy định nam 35 năm, nữ 30 năm chênh nhau tới 5 năm, cơ sở khoa học nào cho phù hợp, hay tăng % tiền nghỉ hưu cho nam giới phần 3 năm chênh lệch với nữ giới?

Phổ biến hơn là thắc mắc, “Nói thật là người có tiền thì khác như chúng tôi đi làm trông chờ vào đồng lương. Dịch Covid khó khăn nghỉ việc giờ không rút BHXH thì bọn tôi lấy gì sống? Hơn 40 tuổi rồi, xin việc ở đâu đây? Tầm 50 tuổi thì vô phương xin việc ở doanh nghiệp, vậy thì thu nhập ở đâu mà đóng BHXH?”

Với những ai thích cân đong đếm, họ đưa ra lựa chọn với con toán khá thuyết phục: 1 người 60 tuổi nghỉ hưu sau 30 năm đóng bảo hiểm. Nếu họ sống thọ thì có thể được hưởng hưu từ 20 đến 30 năm. Sau khi mất được chút ít tiền tuất cho con cháu. Nhưng nếu họ rút bảo hiểm 1 lần thì số tiền đó họ để vào ngân hàng, vừa có lãi vừa để làm của hồi môn cho con cháu của họ. Nếu mà họ chẳng may không sống thọ thì… ối trời ơi sau 30 năm đóng bảo hiểm mà được hưởng hưu có 2 năm, 5 năm, 10 năm thì thiệt quá.

Tính như trên thì cách rút tiền 1 lần ăn chắc hơn.

Cách tính khác vẫn đưa đến chung đáp số như lập luận trên: Ví dụ như một người vừa tốt nghiệp đại học năm 2022 thường là vào độ tuổi từ 23 đến 24 tuổi, nếu họ tìm được việc làm có ký kết hợp đồng lao động để đóng BHXH tử tế, thì phải tới 2061 họ mới được nghỉ hưu, khi ấy, với mức lạm phát như bao năm nay thì ở thời điểm được nhận lương hưu, chắc giá 1 tô phở đã lên tới cả triệu bạc/ tô.

Lúc đó, lương hưu của họ có khi chưa đủ mua 20 tô phở. Vậy thử hỏi trong suốt thời gian đó nếu lại xảy ra nạn dịch giã nào đó như Covid trong tương lai, liệu người ta có lại chọn rút hết 1 lần và tự dựa vào mình không, hay ráng níu kéo dựa vào nguồn lương hưu chẳng có gì đảm bảo mức sống tối thiểu?

Tôi thấy hiện nay có 2 quan điểm cần được nghiên cứu. Một là tại sao bảo hiểm nhân thọ có thời gian đóng tương tự thậm chí ít hơn BHXH, rủi ro cũng không nhỏ cho họ, nhưng họ vẫn trả đủ, trả với lãi hấp dẫn và không nghe hăm he chuyện bị vỡ quỹ bao giờ?

Hai là điều thường gặp nhất, lãnh đạo [quỹ] BHXH chỉ thấy kêu khó, kêu vỡ quỹ và giải thích bằng nhiều lý do khác nhau, rồi cuối cùng giải pháp đưa ra là ngăn người lao động rút số tiền vốn là của chính họ! Vậy tại sao bảo hiểm nhân thọ có lãi?

Tại sao?

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.