Haaretz: Bà Thanh Nhàn là ‘trung gian mấu chốt’ trong các thương vụ vũ khí Việt Nam-Israel

Theo Haaretz, tờ báo uy tín và lâu đời nhất của Israel, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC “là một trung gian mấu chốt của các thương vụ mua bán” vũ khí giữa hai nước Israel và Việt Nam. Ảnh chụp từ video Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ vài ngày trước khi Hội nghị Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc, Bộ Công an ra lệnh khởi tố Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vì cáo buộc tham nhũng trong khi truyền thông Israel cho rằng nữ doanh nhân từng có nhiều ảnh hưởng bị ra lệnh bắt giam vì tham gia vào các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel.

Bà Nhàn, người từng nhận nhiều giải thưởng được xem là “cao quý,” bị khởi tố và lệnh bắt giam hôm 29/4 cùng với 8 người khác, trong đó có Giám đốc sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ trong vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu” gây thiệt hại tài sản nhà nước 152 tỷ đồng. Vụ khởi tố và bắt giam được thực hiện 5 ngày trước khi HNTW 5 khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người phát động chiến dịch chống tham nhũng trong 6 năm qua.

(Video: Youtube VOA)

Theo Haaretz, tờ báo uy tín và lâu đời nhất của Israel, việc bà Nhàn, người được Forbes bình chọn vào danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017, bị ra lệnh bắt giam có thể gây khó khăn cho việc xuất khẩu an ninh của Israel sang Việt Nam vì nữ doanh nhân này “là một trung gian mấu chốt của các thương vụ mua bán” vũ khí giữa hai nước.

Bộ Công an không cho biết bà Nhàn, người bị cáo buộc có những sai phạm liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, đã bị bắt giữ hay chưa nhưng nói rằng đã khám xét và phong tỏa tòa nhà văn phòng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) tại Hà Nội. Theo những nhà báo và blogger có ảnh hưởng ở Việt Nam, bà Nhàn đã sang Nhật từ năm ngoái. Trong khi đó tờ Haaretz cho biết bà Nhàn bị lệnh bắt giữ vắng mặt vì nữ doanh nhân 53 tuổi này đã sang châu Âu từ trước đó.

Theo tiết lộ của nhà báo Yossi Melman, chuyên viết về các vấn đề tình báo và chiến lược của Haaretz, bà Nhàn là nhân vật chủ chốt trong việc môi giới các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam trong thập kỷ qua và lý do bà bị bắt là vì bà tham gia vào các thương vụ này. Nguồn tin dấu tên nắm rõ tình hình từ Việt Nam được nhà báo Melman trích lời nói rằng lý do của vụ bắt giữ “bắt nguồn từ sự tranh giành quyền lực ở Việt Nam giữa Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng – người sắp thôi chức, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.”

Vẫn theo nguồn tin này, bà Nhàn – người mà blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho là một nhân vật “sân sau” của nhiều quan chức – được coi là “rất thân cận” với Thủ tướng Chính.

VOA không thể độc lập kiểm chứng những thông tin trên.

Trong vòng 15 năm qua, Việt Nam đã trở thành một thị trường quan trọng cho ngành công nghiệp an ninh quốc phòng của Israel, theo nhận định của Haaretz. Hai nước đã ký một thỏa thuận mật vào năm 2011, và theo tờ báo được thành lập vào năm 1918, thỏa thuận này giúp củng cố quan hệ an ninh giữa hai nước Israel và Việt Nam. Vẫn theo Haaretz, trong thập kỷ qua, Lực lượng Phòng vệ Israel và Bộ Quốc phòng đã cử các tùy viên quân sự và đại diện bán hàng đến làm việc tại Đại sứ quán Israel ở Hà Nội.

Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel được tăng cường mạnh mẽ từ sau chuyến thăm của đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Israel vào năm 2015 và, theo truyền thông trong nước, một bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Israel được ký kết trong dịp này. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh lúc đó nói rằng Việt Nam muốn phát triển sâu rộng với Israel trong lĩnh vực quốc phòng. Theo một bản tin của Báo Nghệ An vào tháng 7/2018, Israel trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Quân đội Việt Nam chỉ sau đối tác truyền thống Nga.

Hội nghị Trung ương 5 khai mạc hôm 4/5, dự kiến kéo dài tới 10/5, và theo ông Trọng nói trong diễn văn khai mạc, các chủ đề thảo luận gồm có chống tham nhũng, tiêu cực và việc tự kiểm điểm tự phê bình của lãnh đạo đảng cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.

Nguồn: Youtube VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.