Khởi tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn do đấu đá nội bộ CSVN

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Ảnh: Tiền Phong
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khởi tố Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đấu đá quyền lực nội bộ chóp bu đảng CSVN, đồng thời làm trở ngại cả thương vụ mua bán võ khí giữa Israel và Hà Nội.

Báo Do Thái Haaretz ngày Chủ Nhật mùng 1 tháng Năm, đưa tin như vậy khi bật mí những uẩn khúc trong vụ việc “khởi tố vụ án” và ra lệnh bắt giam bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, “nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC” cùng với giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai.

Họ bị cáo buộc “vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến sự thiệt hại lối $7 triệu đô la cho nhà nước trong vụ đấu thầu xây dựng bệnh viện đa khoa của tỉnh Đồng Nai mấy năm trước, mà guồng máy thông tin tuyên truyền của chế độ rầm rộ đưa tin ngày 29 tháng Tư.

Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, Phan Huy Anh Vũ, thì thấy tờ Thanh Niên nói bị khám xét nhà và bắt giam. Nhưng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thì chỉ nói “ ra quyết định khởi tố bị can” với bà này chứ không rõ rệt nói bà ta bị bắt. Nói chung báo chí tại Việt Nam rất mập mờ trong vụ khám xét chỗ ở và bắt giữ bà Nhàn, khác hẳn những vụ bắt giữ nổi cộm khác khi báo chí nhà nước đăng tải tin tức kèm theo hình ảnh đương sự đứng nghe công an đọc lệnh bắt giữ.

Trong các bản tin khởi tố và lệnh bắt giữ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, như tờ Tuổi Trẻ, không thấy hình ảnh đó. Báo Do Thái Haaretz nói bà Nhàn đã chạy qua Âu châu ở trước khi xảy ra vụ khám xét chỗ ở và khởi tố, nhiều phần đã “đánh hơi” được sự nguy hiểm trong khi một Facebooker Việt Nam thì lại cho là bà ta đang ở Nhật. Nói khác, bà Nhàn chỉ bị khởi tố khiếm diện chứ không bị bắt.

Có vẻ, vụ khởi tố bà Nhàn qua vụ đấu thầu gian lận xây dựng bệnh viện ở Đồng Nai chỉ là cái cớ bề ngoài của một vụ việc chằng chịt giữa quyền lực và quyền lợi trong hậu trường chính trị CSVN.

Theo tờ Haaretz, xuất cảng các loại võ khí, trang bị an ninh của Isreal tới Việt Nam gia tăng chóng mặt mấy năm gần đây, có thể gặp trục trặc vì việc bắt giữ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Bà là nhân vật chính yếu vận động và môi giới các thương vụ mua bán võ khí cả thập niên vừa qua giữa Việt Nam với Israel.

Trong hơn 15 năm qua, Việt Nam là một trong những thị trường xuất cảng võ khí quan trọng của kỹ nghệ an ninh quốc phòng Israel. Hai nước ký thỏa hiệp kín (confidentiality agreement) hồi năm 2011 để tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng. Hơn ba năm trước, một phái đoàn cấn cao của Isreal đã thăm viếng Việt Nam năm 2018. Trước đó, tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN cầm đầu phái đoàn sang Isreal thăm một số kỹ nghệ quốc phòng nước này.

Thương vụ quốc phòng giữa hai bên đã vượt quá 1 tỉ USD, và theo Haaretz, hiện đang có cuộc đàm phán để Hà Nội mua vệ tinh tình báo quân sự Ofek (Chân Trời) của công ty quốc phòng không gian IAI (Israel Aerospace Industries) sản xuất. Trị giá thương vụ khoảng $550 triệu USD.

Mấy tháng trước, một phái đoàn Isreal đã ký thỏa hiệp kỹ thuật cho thương vụ nhưng chưa hoàn tất được vấn đề tài trợ tín dụng. Tuy nhiên, tập đoan quốc phòng Pháp Thales cũng cạnh tranh với Isreal trong vụ bán hàng này của IAI với những nỗ lực được mô tả là quyết liệt để dành mối khách hàng.

Theo Haaretz, nguồn tin ở Việt Nam liên quan đến vụ khởi tố bà Nhàn nói lý do thật sự của vụ việc dính đến các vụ mua sắm quốc phòng. Nguồn tin nhấn mạnh rằng vụ khởi tố bắt nguồn từ đấu đá nội bộ giữa ông Thủ tướng Phạm Minh Chính với ông Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dự trù sắp về vườn, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 53 tuổi, được coi là một nhân vật thân cận với ông Thủ tướng Phạm Minh Chính. Báo chí chính thống tại Việt Nam từng nhiều lần ca ngợi bà này qua những lần bà nhận lãnh giải thưởng, hay vinh danh.

Thương vụ quân sự lớn nhất giữa Isreal và CSVN diễn ra cách đây 5 năm khi Hà Nội mua 3 giàn hỏa tiễn phòng không Spyder từ công ty Rafael Advanced Defense Systems trị giá hơn nửa tỉ đô la. Một công ty khác của Isreal từng bán hệ thống dò xét an ninh cho chế độ Hà Nội, trị giá từ $20 triệu tới $30 triệu USD, từng bị cáo buộc là Công an dùng để theo dõi, đàn áp giới bất đồng chính kiến.

Nhiều thương vụ khác như IAI bán kỹ thuật và giúp nâng cấp xe tăng, hỏa tiễn cho CSVN trị giá hàng chục triệu USD. Công ty Samy Katsav đã giúp CSVN xây dựng nhà máy trị giá 100 triệu USD để lắp ráp súng trường Tavor. Một công ty khác bán hệ thống kiểm soát, điều hành trị giá khoảng $60 triệu USD, một số trang bị không gian và viễn thông khoảng $30 triệu trị giá, từ công ty Elbit cho Hải quân CSVN.

Công ty IAI bán 3 máy bay không người lái quân sự Heron cho Việt Nam trị giá khoảng $140 triệu USD trong khi các công ty con của IAI bán các hệ thống radar trị giá $150 triệu USD bên cạnh 60 xe thiết giáp trị giá 20 triệu USD. Rồi một công ty khác kiếm được hàng chục triệu đô khi bán các hệ thống giám sát trên không cho Hà Nội.

Bây giờ, bà Nhàn đang ở đâu vẫn còn là điều bí mật trong khi tương lai các vụ mua bán trang bị quốc phòng giữa Hà Nội và Isreal chưa biết sẽ ra sao. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ về vườn khi có đại hội đảng giữa kỳ như đồn đoán từ đầu năm ngoái hay vẫn ngồi lỳ lại để “đốt lò” làm vui?

Tờ Tuổi Trẻ ngày 30 Tháng Tư được mớm tài liệu khui ra một loạt những vụ trúng thầu ở nhiều lãnh vực khác nhau của “đế chế” AIC tức “Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế” của bà Nhàn. Nếu không phải là “sân sau” của những ai đó thì khó lòng hốt được những vụ trúng thầu lớn như vậy. Tuy nhiên, Tuổi Trẻ không hề đả động gì hay không biết gì về cái lớn nhất, tức các môi giới trang bị quân sự của bà.

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.