Giám sát viên PBS đề cập đến những khuyết điểm trong phóng sự “Khủng Bố tại Little Saigon”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thập niên 80 có một số ký giả người Mỹ gốc Việt bị giết hại tàn bạo. Đây là một tội phạm mà các cơ quan công lực không giải được. Rồi bây giờ xuất hiện A.C. Thompson với phóng sự điều tra giật gân cáo buộc một tổ chức chống cộng người Việt nổi tiếng (“Mặt Trận”) điều hành một đội sát thủ và can tội giết người. Phim phóng sự mô tả một dấu vết khủng bố trong cộng đồng và các nhà hoạt động thù hận muốn khởi động lại cuộc chiến Việt Nam.

Tuy phóng sự “Khủng Bố tại Little Saigon” không nhắc đến Việt Tân hay cáo buộc bất cứ thành viên nào của chúng tôi làm điều sai quấy, tôi rất lấy làm phiền bởi những sai lầm trong phóng sự điều tra của Frontline/ProPublica. Để điều chỉnh những sai lầm đó, tôi có viết một thư ngỏ đến ban biên tập của chương trình và có ký vào một kiến nghị gửi đến giám sát viên của PBS là ông Michael Getler để kêu gọi điều tra về việc làm phóng sự cẩu thả.

Điều vui là ông Getler, người giữ vai trò phê bình nội bộ và độc lập bên trong PBS, đã công khai lên tiếng và ý kiến của ông nêu nghi vấn về cách thức điều tra trong phim phóng sự “Khủng Bố”. Phản hồi của ông rất dài vì tóm tắt những tranh cãi xoay quanh phóng sự này. Ông Getler cho biết có nhận kiến nghị của cộng đồng cùng với những điểm then chốt nêu lên trong lá thư ngỏ của Việt Tân. Ông nêu ra thành tích của các nhà làm phim/ký giả của phóng sự như một sự công nhận có giá trị.

Kết luận của ông có thể tóm gọn như sau:

    “Nếu không có bà Tang-Wilcox [điều tra viên FBI về hưu], tôi nghĩ là điểm tập trung của phóng sự về cái chết của các ký giả – và những cuộc phỏng vấn trước ống kính với những người được cho là bạn Việt Nam, là kẻ tình nghi, là cựu thành viên Mặt Trận và điềm chỉ viên, cộng với việc Thompson đề cập đến một cựu lãnh đạo cao cấp khác của Mặt Trận mà tên thì không thể tiết lộ nhưng lại “chắc chắn” là K9 giết ký giả tại San Francisco và Houston – thì không thể đứng vững dưới sự duyệt xét phải gặp.”

Mặc dầu các tài liệu quảng cáo khoe là có chứng cớ “mới”, độ tin cậy của phóng sự dựa trên quan điểm cá nhân của một nhân viên FBI. Cần lưu ý là FBI rút kết luận sau nhiều năm điều tra các hồ sơ này là không có đủ chứng cớ để truy tố ai về tội giết người. Nhân viên FBI Katherine Tang-Wilcox, được xuất hiện nhiều trong phim phóng sự, đã không thể cung cấp cho cấp trên các chứng cứ hỗ trợ cho giả thuyết của bà đặt ra.

Giám sát viên của PBS cũng phê bình cách sử dụng lời đồn đãi và nguồn ẩn danh trong phóng sự:

    “Điều thiếu sót mà tôi cảm thấy làm yếu sự trình bày của chương trình này là như sau. Cuộc phỏng vấn với một “người bạn cũ” của nhà xuất bản bị giết, có tính cách cáo buộc thì lại ẩn danh. Những người cựu lãnh đạo khác của Mặt Trận thì nói về những vụ giết người này với những điều như: “Tôi không nghe thấy nhưng có người nói với tôi… Tôi không muốn chỉ vào ai… Đó là những điều tôi nghe thấy.” Những người khác thì phủ nhận có liên can. Một cựu phóng viên của báo Los Angeles Times thì nói “Có một vài điều gần như đồng thuận…có người nghĩ rằng”. Tất cả có vẻ tự nhiên cho một cuộc điều tra như loại này, nhưng nó đã không mang thêm sự khả tín cho một câu chuyện không có phân giải ngay từ khởi đầu.

    Chưa đến nửa phim phóng sự, Thompson nói, “Nhưng sau nhiều cuộc gặp, một số cựu lãnh đạo Mặt Trận xác nhận điều tình nghi trong hồ sơ FBI, rằng K9 là đơn vị bí mật mà Mặt Trận dùng để nhắm vào kẻ thù.”

    Điều đó ở đâu ra vậy? Dựa vào đâu để bảo rằng các cựu lãnh đạo Mặt Trận xác nhận điều này? Tới điểm đó, những người duy nhất nói điều đó trong phóng sự là “người bạn cũ” ẩn danh và nhân viên FBI về hưu Tang-Wilcox. Ở cuối chương trình, Thompson bảo với người con trai của nhà báo bị sát hại là: “Mặt Trận có một đội sát thủ. Nó có tên là K9. Các thành viên của tổ chức bảo với chúng tôi là K9 giết chết bố anh.” Điều đó có thể đúng, và trong vai trò khán giả đó là điều mà bạn nghĩ là đúng. Nhưng đối với tôi dường như phóng sự không xác định được “các thành viên của tổ chức” đã nói gì trước ống kính.”

Cuối cùng, ông Getler phê bình vai trò xướng ngôn của Thompson trong phóng sự mà ông cảm thấy là nó “mang nét một cuộc chinh phạt cá nhân và xin lỗi.” Như nhiều người xem phóng sự này, tôi cảm thấy “cuộc chinh phạt” này là động lực thúc đẩy người ký giả dùng chứng cớ một cách chọn lọc hoặc trích dẫn thông tin ra khỏi khung cảnh vấn đề để hỗ trợ cho cốt chuyện đã định trước. Quả thật, ông Getler thấy cách làm này gây lệch lạc và ngăn ngừa người xem thấu hiểu “điều gì thực sự mới và có thể kiểm chứng.”

Có thể hiểu được là Thompson phiền muộn về truyền thông Hoa Kỳ đã không làm tròn nghĩa vụ với gia đình của các ký giả người Mỹ gốc Việt bị sát hại. Đáng tiếc là ông cũng lại không làm tròn nghĩa vụ với các gia đình này khi dẫn dắt họ trật đường – kết thúc phóng sự bằng cách đưa ra kết cuộc sai lầm cho người con trai của một ký giả bị sát hại.

Như trong thư tôi viết cho người con trai của ký giả Nguyễn Đạm Phong, tôi nhìn thấy nỗi đau và sầu khổ của gia đình gánh chịu trong nhiều năm. Cùng lúc, tôi rất lấy làm phiền bởi việc A.C. Thompson, trong nỗ lực đi tìm câu trả lời, đã dùng đồng đội và những người tiên phong của chúng tôi như dê tế thần. Những người trong chúng tôi hoạt động tự nguyện trong Việt Tân và/hoặc từng sinh hoạt trong Mặt Trận là những cá nhân bình thường tranh đấu chống bất công. Chúng tôi lên án việc sử dụng bạo lực. Chúng tôi tôn trọng tự do báo chí. Chúng tôi tin rằng đó là một trong những quyền căn bản của một xã hội công bằng.

Ông Getler nhìn nhận giá trị của chủ đề và việc điều tra cùng lúc công khai thừa nhận có những khiếm khuyết trong phóng sự “Khủng Bố tại Little Saigon.” Tôi thành thật hy vọng là các ký giả có tinh thần trách nhiệm và giới điều tra chuyên nghiệp sẽ xem xét các vụ sát hại chưa giải quyết để cuối cùng đưa lại mối an bình cho gia đình của những ký giả người Mỹ gốc Việt bị sát hại.

Lời phê bình của giám sát viên PBS ông Michael Getler về phim phóng sự cũng hậu thuẩn điều mà nhiều người kêu gọi: Frontline và ProPublica nên làm gương trong chính sách kiên quyết duy trì tính chuyên nghiệp và sự thành thật trí thức của mình bằng cách rút lại chương trình “Khủng Bố tại Little Saigon” và xin lỗi những người bị cáo buộc sai lầm trong chương trình này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.