Tại sao đầu năm đàn bà xông nhà thì xui?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không biết tập tục này có từ thời nào, nhưng người Việt ta thường quan niệm cái gì dính tới đàn bà thì xui. Người ta có câu “ra ngõ gặp gái thì xui,” nhất là mấy cậu học sinh sinh viên thi trượt thường ngẫm lại, thay vì nhận mình học chưa tới lại hay đổ vạ tại vì mình ra ngõ gặp gái.

Có bạn vì đã có thiên kiến sẵn, mở đầu buổi sáng ra khỏi cửa gặp đàn bà thì cảm thấy xui, và cái tâm lý ngày xui đó nó vận vào người, và sẽ chỉ thấy toàn chuyện tiêu cực xảy đến cho mình trong ngày.

Tết đến người ta kỵ đàn bà con gái mở đầu xông đất và điều này trở thành nếp văn hoá của người Việt và ngay chính phụ nữ Việt cũng mặc nhiên chấp nhận. Thậm chí các bà các cô người Việt khi tới kỳ kinh nguyệt thường không dám đi Chùa, hay đứng trước bàn thờ Lễ Phật vì tự cho rằng mình dơ, bất kính làm ô uế cửa Phật. Rồi người đàn bà có chửa cũng bị coi là xui nếu gặp phải lúc khai xuân!

Đây nhiều phần là ảnh hưởng của nền văn hoá trọng nam khinh nữ của Tàu. Bởi nhìn lại lịch sử lập quốc Việt Nam, tổ tiên ta từ đầu đã dành sự trang trọng tôn kính đối với đàn bà. Thực thế, Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ đã tạo một dấu ấn bình đẳng, chia đều 50 con cùng san sẻ trách nhiệm lên núi, xuống biển.

Có thuyết khảo cổ cho rằng trước thời kỳ Đông Sơn, tổ tiên ta đã theo chế độ mẫu hệ rồi mới dần chuyển sang thời kỳ phụ quyền.

Với tinh thần nam nữ bình đẳng, tổ tiên ta đã không có vấn đề gì khi đi theo sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng (40 năm sau công nguyên, tức thế kỷ 1) đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.

Trong khi đó phải mãi tới thế kỷ 15, Tây Phương mới xuất hiện một phụ nữ đi vào lịch sử lãnh đạo quân sự giành vài chiến thắng chống giặc ngoại xâm. Đó là Jeanne D’Arc, mà người phụ nữ này đã phải mượn danh được thần thánh hướng dẫn mới chiếm được lòng tin của vua để được giao phó trách nhiệm cầm quân. Trong khi Hai Bà trước đó đã chỉ dùng uy tín và tài năng của mình để khiến dân quân tâm phục mà đi theo.

Cho nên ta phải thấy cái văn hoá trọng nam khinh nữ vận vào lòng tin mê tín ở trên không những lạc hậu trong thời kỳ đương đại của thế giới mà nó còn phản lại cái văn hoá truyền thống tiến bộ của người Việt nguyên thủy.

Nên chị em phụ nữ ta phải tin vào cái giá trị của mình. Tại sao ai trong bụng cũng chứa đầy chất thải mà vẫn đi chùa cúng bái không sao, trong khi, đặc thù riêng cho đàn bà, kinh nguyệt trong người, từ một sinh chất không thể không có cho sự sống là máu, lại là cái gì làm ô uế cửa Phật, bất kính đối với đấng tối cao? Tại sao đàn bà có chửa lại mang đến sự xui trong khi mang trong mình mầm của sự sống, khai mào cho mùa xuân của đời người?

Cái tâm lý bị xui nó ảnh hưởng vào tâm thức và cách hành xử của mình khiến mình bị xui thật. Tiếng Anh gọi là self fulfilling prophecy, gần nghĩa với tự kỷ ám thị. Và khi chính mình góp phần vào chuyện tiêu cực cho mình, thì người ta lại càng củng cố niềm tin là gặp gái thì xui thật.

Tại sao không nghĩ rằng ra ngõ khai xuân gặp một phái đẹp thì là điềm đẹp cho cả năm. Mấy bạn có cảm thấy phấn chấn hứng khởi không nếu gặp một người đẹp lại còn mỉm cười tươi với mình nữa? Sự hung phấn đó có thể kéo theo sự hăng hái tích cực giúp cho ta dễ hạnh thông trong các việc ta làm trong ngày.

Mà không cứ gì phải là người đẹp. Ra đường gặp bất cứ ai mỉm cười vui vẻ với mình, cũng sẽ làm ta vui vẻ yêu đời hơn phải không bạn?

Vậy khi gặp nhau dù không quen biết, hãy trao cho nhau nụ cười thân thiện để thấy cuộc đời tử tế đáng yêu hơn bạn nhé!

BS Đặng Vũ Chấn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.