Công nhân chật vật vì mất việc, cán bộ sợ trách nhiệm không dám giải ngân?

Công nhân một nhà máy sản xuất giày thể thao vào tháng 9/2020. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khi hơn 60.000 công nhân mất việc làm ngày trước và sau Tết Nguyên đán 2023 phải đối mặt với nhiều khó khăn, các gói hỗ trợ bị đánh giá là giải ngân rất chậm do cán bộ sợ chịu trách nhiệm.

Người lao động khó tìm việc mới

Ông T., một công nhân từng làm việc cho Pou Yuen 16 năm, vừa nhận quyết định thôi việc hồi cuối tháng Hai vừa qua. Ông nói với RFA rằng không có việc làm khiến hoàn cảnh gia đình ông trở nên khó khăn hơn nhiều. Tình hình kinh tế hiện nay làm ông T. loay hoay mãi cũng chưa tìm được công việc mới. Trong khi số tiền trợ cấp nghỉ việc chỉ đủ để ông trả số nợ mà ông phải vay mượn từ những năm khó khăn do dịch Covid:

“Hiện tại tôi đang ở quê, chưa tìm được công việc mới. Hoàn cảnh cũng khó khăn vì đâu có dễ để tìm được công việc trong thời điểm này. Chắc tôi tìm một công ty khác làm chứ tiền trợ cấp và bảo hiểm không đủ để tự kinh doanh gì cả.”

Chị N., có thâm niên 13 năm làm việc trong công ty Pou Yuen bị cho nghỉ việc từ hôm 25/2. Tuy nhiên, chị N. cho biết số tiền trợ cấp nghỉ việc mà công ty chi trả, cộng với bảo hiểm thất nghiệp cũng đủ để chị về quê kinh doanh nhỏ:

“Công ty nói lý do là ít đơn hàng quá cho nên phải giảm bớt số lượng công nhân. Năm nay nhận được 80% lương cơ bản nhân với số năm làm việc. Nói chung là tiền trợ cấp thất nghiệp cũng đủ để trang trải, mở một quán nước nhỏ.”

Luật gia Trịnh Khánh Ly, chuyên nghiên cứu về tình hình lao động Việt Nam cho biết 83% trong số lao động bị nghỉ việc tại Pou Yuen là nữ. Độ tuổi nghỉ việc chiếm đa số là trên 40 tuổi. Đây là những đối tượng lao động sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm khác phù hợp.

Thông tin giảm cắt giảm lao động do Pou Yuen đưa ra ngay sau Tết Nguyên đán Quý Mão với lý “rất ít đơn hàng sản xuất trong năm 2023.”

Cán bộ sợ sai

Con số rất lớn người lao động bị mất việc diễn ra trước và sau tết không chỉ ở Công ty Pou Yuen mà còn tại nhiều doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, điện tử… tập trung tại các tỉnh phía Nam do thiếu đơn hàng sản xuất.

Trong năm 2022, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐBT-XH) ghi nhận có hơn 630.000 lao động trong nước bị mất việc làm hay bị giảm giờ làm.

Theo bà Khánh Ly, việc ban hành kịp thời các chính sách, chương trình an sinh xã hội để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, nhất là những lao động bị mất việc làm, bị nợ BHXH, bị “treo” bảo hiểm thất nghiệp là rất cần thiết.

Tuy nhiên, làm sao để các chính sách, chương trình  này được thực hiện một cách hiệu quả, tránh tình trạng “có tiền mà không tiêu được” còn quan trọng hơn.

Bà Khánh Ly dẫn một bài viết được đăng trên Bloomberg nói rằng các cán bộ, công chức có thẩm quyền hiện đang khá dè dặt trong việc phê duyệt các dự án đầu tư.

“Tâm lý của các cán bộ, công chức cấp địa phương trở nên tồi tệ hơn khi phải phê duyệt các văn bản pháp luật và dự án do lo sợ bị dính líu đến các cuộc điều tra tham nhũng.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần phải đưa ra các biện pháp hợp lý trong việc thực hiện các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ cho người dân, người lao động và tránh tình trạng các cán bộ, công chức có thẩm quyền sợ sai, sợ vi phạm mà ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các chương trình, chính sách hỗ trợ an sinh xã hội.”

Tiến độ giải ngân thấp

Tình trạng chậm giải ngân các gói chính sách an sinh xã hội của Chính phủ Việt Nam diễn ra phổ biến ở nhiều bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Bà Khánh Ly nói:

“Thực trạng “có tiền mà không tiêu được” không chỉ diễn ra trong các dự án, chương trình đầu tư công mà còn phổ biến trong các dự án, chương trình liên quan đến an sinh xã hội nhằm hỗ trợ hỗ trợ cho người dân, người lao động, đặc biệt là từ khi dịch Covid bùng phát đến nay.”

Bà Khánh Ly nêu ra rất nhiều chương trình đầu tư công và các chính sách an sinh xã hội đã được triển khai nhằm hỗ trợ người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhưng hiệu quả thực hiện của chúng không đạt được như mong đợi.

Điển hình như gói an sinh xã hội trị giá 61.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân gặp khó khăn và giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch Covid. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, kết quả thực hiện của gói an sinh xã hội này chỉ đạt hơn 53%.

Tháng 3/2022, Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, gói hỗ trợ trị giá 6.600 tỷ đồng. Kết quả là cho đến nay mới giải ngân được khoảng 3.740 tỷ đồng, chiếm 56,7%.

Gói phục hồi kinh tế với tổng số ngân sách lên tới 347.000 tỷ đồng trong hai năm 2022-2023 được Quốc hội thông qua vào tháng 1/2022 nhằm đảm bảo an sinh xã hội và đời sống của người dân, nhất là người lao động, người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid.  Tuy nhiên, sau hơn một năm, tính đến hết tháng 1/2023 mới giải ngân được 80,8 nghìn tỷ đồng tới người dân, lao động, đạt mức khoảng 23%.

Tình trạng chậm giải ngân cũng diễn ra tại các chương trình cho vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội được ban hành vào tháng 4/2022. Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội, việc giải ngân chương trình này cho đến hết năm 2022 mới đạt khoảng 66,2%.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cũng thừa nhận rằng các cán bộ, công chức có thẩm quyền cũng lo ngại sợ sai và sợ trách nhiệm trong việc triển khai chính sách, và nhiều doanh nghiệp sợ bị thanh tra, kiểm tra và liên đới trách nhiệm nên không hợp tác trong việc tuyên truyền, hướng dẫn người lao động nhận các gói hỗ trợ.

Điều này gây nên hậu quả là đời sống của người lao động, điển hình như ông T. và chị N. gặp vô vàn khó khăn, kéo dài suốt từ lúc dịch bùng phát cho đến nay. Cả gia đình chị N. chỉ có được bốn triệu đồng cho sáu tháng phong toả do dịch:

“Các gói hỗ trợ đó chưa có thiết thực với người dân. Ví dụ như nhà tôi, chồng tôi không được hưởng, con của tôi là sinh viên cũng không được nhận tiền. Nhà tôi phải thuê trọ mà chỉ nhận được bốn triệu đồng cho sáu tháng.”

Ông T. cho biết mình chỉ nhận được ba triệu gói hỗ trợ tiền trọ còn tiền hỗ trợ Covid thì không được đồng nào. Do đó, ông cũng không còn tin các gói hỗ trợ từ Nhà nước:

“Thôi, tôi không trông chờ vào Nhà nước đâu, toàn nói không à! Nói chung tôi muốn tìm một công việc mới ổn định để tự trang trải cho cuộc sống thôi.”

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…