CSVN: Chế độ cướp giữa ban ngày

Nhà máy PouYuen ở quận Bình Tân, TP.HCM chính thức cho nghỉ việc và giải quyết chế độ gần 3.000 lao động do tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài, hôm 25/2/2023. Ảnh: VnExpress
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi người lao động bị cướp đến những đồng hỗ trợ mất việc cuối cùng

Hôm 25 tháng Hai, 2023 vừa qua, nhà máy PouYuen ở quận Bình Tân, TP.HCM chính thức cho nghỉ việc và giải quyết chế độ gần 3.000 lao động do tình trạng thiếu đơn hàng kéo dài. Đây mới chỉ là đợt đầu tiên trong kế hoạch cắt giảm khoảng 6.000 lao động đầu năm 2023.

PouYuen là doanh nghiệp may mặc, da giày lớn nhất ở Việt Nam, có trụ sở tại Đài Loan và nhiều tổ hợp sản xuất khổng lồ ở Trung Quốc, Philippines, Việt Nam. Tập đoàn đã xây dựng những xưởng may đầu tiên ở quận Bình Tân, TP.HCM từ năm 1996. Thời kỳ cực thịnh trước đại dịch, có thời điểm PouYuen thu hút gần 80.000 lao động, góp phần tạo ra động lực kinh tế đáng kể cho TP.HCM nói riêng, đồng thời là một tên tuổi lớn trong cộng đồng doanh nghiệp vốn FDI tạo ra đà tăng trưởng GDP ấn tượng của Việt Nam trong nhiều năm qua.

Tuy vậy, kể từ đại dịch Covid-19, nhiều xáo trộn trong cung cầu thị trường quốc tế, chuỗi cung ứng đứt gãy, suy thoái và lạm phát kinh tế toàn cầu cũng như chính sách chống dịch tiêu cực của nhà cầm quyền khiến tập đoàn phải đối mặt với áp lực và khó khăn chưa từng có. Tổn thất của doanh nghiệp là rất lớn trong 2 năm dịch bệnh, tập đoàn vẫn duy trì chế độ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp mất việc đối với hơn 56.000 lao động.

Cuối năm 2022, do không có đơn hàng từ các hãng thời trang truyền thống, PouYuen buộc phải giảm giờ làm, nghỉ luân phiên 20.000 lao động. Cho tới thời điểm hiện tại, khó khăn đã vượt qua sức chịu đựng nên tập đoàn buộc phải cắt giảm lao động. Điều đáng ghi nhận là PouYuen giải quyết chế độ rất đầy đủ cho người lao động. Ngoài việc đóng bảo hiểm theo qui định của nhà cầm quyền, PouYuen trả thêm 0,8 tháng lương cho mỗi năm thâm niên. Số người lao động có thâm niên từ 20 năm trở lên đã nhận được hỗ trợ mất việc hơn 300 triệu vnđ/mỗi người. Thế nhưng, số tiền đó không đến được tay người lao động trọn vẹn!

Ngay khi PouYuen thông báo về việc sẽ cắt giảm 6.000 lao động, UBND TP.HCM đã “chỉ đạo” quận Bình Tân, công đoàn và các cơ quan “giám sát” việc doanh nghiệp thực hiện chế độ cho lao động. Việc này ngoài mặt là thì có vẻ là “quan tâm sát sao” người lao động nhưng thực chất là quan tâm túi tiền để ăn chặn số tiền trợ cấp mất việc. Người lao động bị cơ quan thuế Bình Tân tận thu 10% thuế thu nhập cá nhân trên số tiền “hỗ trợ mất việc” mà doanh nghiệp hỗ trợ người lao động. Số tiền “cắt phế” ăn chặn này lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đây không phải là lần đầu tiên cơ quan thuế CSVN tận thu những đồng tiền “hỗ trợ mất việc” của người lao động. Việc này bị coi là quá mức bất nhân và bị lên án, xong nhà cầm quyền vẫn tiếp tục bất chấp dư luận, tận thu những đồng tiền đầy mồ hôi, nước mắt của người lao động.

Chi cục thuế Bình Tân, TP.HCM nói riêng cũng như các tổ chức như liên đoàn lao động, UBND thành phố… nói chung cho người dân thấy rằng, bộ máy hành chính quan liêu tầng tầng lớp lớp do chế độ này tạo ra không đem lại lợi ích gì và không bảo vệ quyền lợi người lao động. Chúng không quan tâm gì khác ngoài việc có thể bóp nặn thêm dù đó là những đồng tiền cuối cùng của người dân. Chế độ này thực sự là một băng đảng cướp bóc táng tận lương tâm, vô lương, vô đạo.

Chế độ bảo hiểm: Muôn tầng bóc lột người lao động 

Ở bất cứ xã hội nào, bảo hiểm xã hội (BHXH) bao gồm các quĩ hưu trí, tử tuất, y tế, thất nghiệp… đều là trụ cột đảm bảo hệ thống an sinh xã hội. Về bản chất, các quĩ này đều trích từ tiền lương của người lao động một phần để gửi vào quĩ bảo hiểm quốc gia. Các quĩ bảo hiểm này có thể dùng một phần để mua trái phiếu ngân hàng trung ương, duy trì một phần để chi trả thường xuyên các khoản hưu trí, tử tuất, y tế, v.v.

Sẽ không có gì đáng nói nếu các quĩ bảo hiểm này được quản lý, sử dụng một cách minh bạch và an toàn. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì khác. Tiền BHXH được sử dụng để bù đắp các khoản thấu chi, lạm chi của hệ thống song trùng “đảng và nhà nước.” Mức thấu chi này hiện ở mức khoảng hơn 400.000 tỷ đồng/năm. Hiện tại, 86% quĩ BHXH được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ, tức là cho chính phủ vay nợ (https://cafef.vn/86-quy-bao-hiem-xa-hoi-duoc-dung-mua-trai-phieu-chinh-phu-20220111102008583.chn).

Có lẽ, chính phủ của một nhà nước độc tài thì sẽ “ưu việt gấp trăm lần” bọn tư bản giãy chết nên sẽ không bao giờ vỡ nợ? Nhưng việc 86% quĩ BHXH được sử dụng để bù đắp các khoản thấu chi, thâm hụt do tham nhũng và chi tiêu bừa bãi, phung phí thì chắc chắn cái ngày một tháng lương hưu người lao động không mua nổi 15 cân gạo cũng không còn xa. Ngoài ra, thậm chí tiền BHXH còn đem đi gửi ở các ngân hàng thương mại, cho các công ty tài chính con của ngân hàng vay và… mất trắng (https://vnexpress.net/bao-hiem-xa-hoi-ket-hon-1-500-ty-dong-tai-2-cong-ty-tai-chinh-cua-agribank-3537414.html).

Tổng kết dư quĩ BHXH khoảng hơn 1 triệu tỷ đồng tương đương khoảng 45 tỷ USD. Tuy là một bộ ngành có tên rất “hiền” nhưng Bộ  Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là cơ quan đóng vai trò quyết định sự tồn vong của nền kinh tế định hướng XHCN. Bởi ngoài việc nắm trong tay quĩ tiền rất lớn, Bộ LĐTBXH mỗi năm “xuất khẩu” trên dưới 100.000 lao động thu về khoảng 4-5 tỷ USD kiều hối từ đội quân “cu-li.” Tức là riêng việc xuất khẩu “cu-li” hàng năm của bộ LĐTBXH đem về lượng “USD tươi” tương đương với thặng dư thương mại của cả nền kinh tế Việt Nam. Quĩ tiền BHXH mà bộ này quản lý, nhiều thập kỷ qua là kho gạo cho lũ chuột ở chính phủ tha hồ đục khoét.

Mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam là 6,7 triệu VNĐ/tháng là mức thu nhập thấp nhất khu vực Đông Nam Á. Đây là mức thu nhập chết đói không đủ để cho người lao động đảm bảo tái tạo sức lao động và chi trả các chi phí cơ bản nhưng vẫn phải trích một phần lớn thu nhập để đóng các loại bảo hiểm.

Mức đóng góp vào các quĩ bảo hiểm từ tiền lương của người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động
Mức đóng góp vào các quĩ bảo hiểm từ tiền lương của người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động

 

Trên thực tế, người lao động bị khấu trừ tới 1/3 thu nhập bởi phải đóng đủ các loại bảo hiểm. Dù là phía doanh nghiệp hay phía người lao động thì đều là khoản khấu trừ vào lương, là khoản phí của doanh nghiệp. Việc chia tỷ lệ đóng bảo hiểm người sử dụng lao động hay người lao động phải đóng chỉ là chiêu trò để có vẻ như mức đóng của người lao động là ít (hơn 10%). Nhưng tổng thu tất cả các loại phí BHXH, BHYT, BH tai nạn lao động, BH thất nghiệp… mà cả doanh nghiệp và người lao động phải trả chiếm tới 32% quĩ lương! Chưa kể thuế thu nhập cá nhân hiện nay cũng hết sức bất hợp lý và mang tính tận thu, bòn mót sức dân quá mức. Với mức thu nhập chỉ hơn 11 triệu hồ tệ/tháng đã phải đóng thuế thu nhập, tức là chưa tới 500 usd/tháng đã phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mức thu nhập này thậm chí không đủ chi tiêu cá nhân trong tháng đối với một lao động ngoại tỉnh làm việc ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Có thể thấy, người lao động Việt Nam dù phải chịu nhận mức lương thấp nhất trong khu vực nhưng lại phải chịu đủ mọi thuế phí, mức đóng bảo hiểm XH, YT rất cao so với đồng lương còm cõi. Nhưng để đòi được những đồng hưu trí, tử tuất, thanh toán viện phí bảo hiểm là cả chặng đường muôn nỗi trần ai. Doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHYT… thì cơ quan bảo hiểm xã hội, công đoàn lập tức đủ mọi giọng đe dọa, thanh kiểm tra. Nhưng khi người dân làm thủ tục thanh toán bảo hiểm, rút tiền BH thì bị khó dễ, bị ăn chặn, ăn bớt, phải chia tiền với cán bộ…!

Công đoàn độc lập: Giấc mơ xa vời với người lao động

Một trong những thủ đoạn bất nhân tàn độc của chế độ này là duy trì một chế độ lương rất thấp để làm “lợi thế nhân công giá rẻ” thu hút đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, người lao động không có quyền lập hội, không có công đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi công nhân. Tổ chức công đoàn lao động Việt Nam thực chất là một bộ máy quan liêu, một cánh tay nối dài của đảng cầm quyền nhằm kiểm soát đội ngũ công nhân ngày một đông đảo.

Trong 15 năm qua, có hàng ngàn cuộc biểu tình đình công tự phát, hàng ngàn vụ việc giới chủ đánh đập, ngược đãi, quỵt lương người lao động không bao giờ thấy Công đoàn Lao động Việt Nam lên tiếng. Giống như các tổ chức xã hội giả hình như Hội Phụ nữ, Hội Thanh niên, Hội Nông dân… Công đoàn Lao động Việt Nam không những là một tổ chức vô dụng mà còn bòn mót thêm phần lương chết đói của người lao động.

Một sự thật trớ trêu là trong quá khứ, đảng CSVN luôn tự coi mình là đội ngũ tiên phong đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nông. Nhưng giờ đây, khi đã nắm được quyền lực, thì đảng lại dè chừng nhất tầng lớp thợ thuyền, công nông – lực lượng khởi nguồn của những cuộc cách mạng. Tổ chức công đoàn giả hình mà chế độ lập ra chỉ có tác dụng bắt tay với giới chủ và là ăng-ten cho bộ máy cai trị để dễ bề đàn áp tiếng nói người lao động. Thật mỉa mai là chính các tổ chức quốc tế, các quốc gia “tư bản giãy chết, bóc lột” lại là người gây sức ép bắt buộc nhà cầm quyền thực thi các quyền lợi cho người lao động.

Trong một bài viết đăng trên trang The Diplomat ngày 01/01/2022, tức là đúng một năm luật Lao động mới có hiệu lực, Joe Buckley, một chuyên gia về chính sách lao động ở Việt Nam, nhắc lại, các thay đổi nói trên là kết quả của hai áp lực lên Nhà nước Việt Nam. Thứ nhất là các hiệp định tự do mậu dịch, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam (EVFTA). Các hiệp định này buộc Việt Nam phải thực hiện 8 công ước căn bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), như công ước về lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, về phân biệt đối xử và quyền thành lập công đoàn độc lập.

Trước năm 2019, Việt Nam đã phê chuẩn 6 trong số 8 công ước đó. Các hiệp định tự do mậu dịch nói trên buộc Việt Nam phải phê chuẩn hai công ước còn lại, có liên quan đến quyền thành lập công đoàn độc lập là Công ước 98, tức là Công ước về Quyền Tổ chức và Thương lượng Tập thể, và Công ước 87, tức là Công ước về Quyền Tự do Hiệp hội và về việc Bảo vệ Quyền được Tổ chức. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Công ước 98 vào năm 2019 và theo dự kiến sẽ phê chuẩn Công ước 87 vào năm 2023.

Thứ diễn ngôn thường thấy khi nhà cầm quyền CSVN nói về tổ chức công đoàn độc lập và các tổ chức xã hội dân sự là “độc lập là phản động” là âm mưu đối lập với công đoàn lao động Việt Nam, xúi giục người lao động xa rời đảng CSVN, thực hiện cách mạng màu, tái hiện “công đoàn Đoàn kết Ba Lan”… Thứ diễn ngôn bất chấp lý lẽ, không có căn cứ và đầy thù địch như vậy tràn ngập trên các cơ quan ngôn luận của đảng, công an, quân đội, tuyên giáo… Và những người CSVN thực sự vẫn tiếp tục cách hành xử man rợ, tàn độc và sử dụng mọi thủ đoạn “mưu hèn kế bẩn” nhất để bôi nhọ những người bất đồng chính kiến, những người lên tiếng bảo vệ lẽ phải và quyền lợi người lao động.

Giới chức CSVN một mặt vẫn muốn tiền của đám “tư bản giãy chết” nhưng một mặt vẫn muốn thoải mái cai trị 90 triệu “ông chủ,” mặc sức bóc lột tàn tệ mà không phải đối mặt với “tòa án Lương tri” khi người dân được quyền “mở miệng.” Và như vậy, tương lai của công đoàn độc lập thực sự cho người lao động Việt Nam, quyền tự do lập hội của người dân vẫn còn là một tương lai xa vời nếu thiếu sự giám sát và các chế tài của quốc tế.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.