Đại diện Việt Tân trao đổi với các dân biểu Canada nhằm thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam

Tổng bí thư Đảng Việt Tân Hoàng Tứ Duy phát biểu trong buổi tiếp tân các dân biểu Canada nhằm vận động chính giới nước nầy hỗ trợ thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam tại thủ đô Ottawa ngày 30/10/2023. Ảnh: Việt Tân Toronto
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong nỗ lực vận động chính giới các quốc gia dân chủ hỗ trợ thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, Đảng Việt Tân đã có buổi tiếp tân các dân biểu Canada tại thủ đô Ottawa vào ngày 30 tháng 10, 2023.

Buổi tiếp tân được tổ chức bên trong tòa nhà Quốc Hội Canada do Dân biểu Liên bang Canada bà Judy Sgro chủ trì với sự hiện diện của hơn 20 dân biểu và đại diện văn phòng dân biểu Canada.

Dân biểu Sgro đã mời ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân có lời phát biểu chia sẻ quan điểm về làm thế nào Canada có thể hợp tác với Việt Nam đồng thời thúc đẩy hơn nữa các giá trị dân chủ.

Mời các bạn đọc bài phát biểu của ông Hoàng Tư Duy.

***

Cảm ơn Dân biểu Sgro chủ trì sự kiện ngày hôm nay. Tôi rất vui khi được trở lại Quốc hội Canada và có dịp cùng trao đổi với thật nhiều các nghị sĩ ủng hộ nhân quyền.

Thời điểm này năm ngoái, tôi có vinh dự được gặp nhiều người trong số quý vị khi Canada đang chuẩn bị công bố chiến lược mới cho Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Khi theo đuổi chiến lược dài hạn, đa diện này, chắc chắn Canada sẽ ưu tiên một số mối quan hệ. Các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc là đương nhiên. Đây đều là những nền dân chủ và nền kinh tế quan trọng. Nhưng có lẽ Việt Nam cũng sẽ được coi là đối tác chiến lược.

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào Canada có thể hợp tác với Việt Nam đồng thời thúc đẩy hơn nữa các giá trị dân chủ?

Tôi tin tưởng sâu sắc rằng nhân quyền phải là một phần không thể thiếu trong chiến lược tổng thể nhằm tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng hơn. Tôi muốn trình bày về ba vấn đề, hay ba trường hợp, trong đó việc thúc đẩy nhân quyền là rất quan trọng.

Đầu tiên là vấn đề biến đổi khí hậu.

Canada là một trong những quốc gia chính trong thỏa thuận Quan Hệ Đối Tác Chuyển Đổi Năng Lượng Công Bằng (JETP). Và Việt Nam là quốc gia bị đe dọa bởi hiện tượng nước biển dâng cao và thời tiết khắc nghiệt. Nhưng trong khi chính quyền Hà Nội hoan nghênh tiền từ các nhà tài trợ cho việc chuyển đổi năng lượng và các chính sách nhằm giảm nhẹ hậu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu, thì họ cũng càng ngày càng lo ngại xã hội dân sự trong nước nói về những thách thức năng lượng cụ thể của Việt Nam và vận động những thay đổi chính sách.

Từ năm 2022, các nhà hoạt động môi trường hàng đầu ở Việt Nam đã bị bắt giữ. Trong đó có nhà hoạt động môi trường Ngụy Thị Khanh, luật sư và nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, và lãnh đạo tổ chức phi chính phủ CHANGE – nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng, họ đều bị kết án vì những tội phạm tài chánh như một cách để bịt miệng sự vận động cho môi trường của họ. Ở Việt Nam ngày nay, tự do ngôn luận và bảo vệ môi trường không thể tách rời.

Chính phủ Canada nên tạm dừng mọi hình thức viện trợ tài chánh cho Việt Nam cho đến khi những nhà hoạt động này được trả tự do. Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam. Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu đòi hỏi nỗ lực của toàn xã hội. Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia nào, cũng không thể giải quyết các thách thức môi trường nếu không có tư duy mới và tranh luận tự do.

Lãnh vực thứ hai là hợp tác an ninh.

Tôi đặc biệt hoan nghênh sự ủng hộ của Canada đối với tự do hàng hải – đặc biệt là liên quan đến eo biển Đài Loan và Biển Đông. Và chúng tôi hoan nghênh cuộc đối thoại chính sách quốc phòng đang diễn ra giữa Ottawa và Hà Nội – nếu sự hợp tác đó tập trung vào việc nâng cao tính chuyên nghiệp của Quân đội Nhân dân Việt Nam và khả năng ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài.

Theo pháp Luật Quốc Phòng hiện hành của Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 4 mục tiêu: 1) bảo vệ đất nước, 2) phục vụ Đảng và Chính phủ, 3) phát triển kinh tế và 4) thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Mục tiêu 2 và 3 rất có vấn đề. Rõ ràng, bất kỳ quân đội nào cam kết bảo vệ đảng và chính phủ cầm quyền đều có khả năng là mối đe dọa đối với chính người dân của mình. Thêm nữa, một quân đội được giao vai trò “làm kinh tế” (vào một ngày tốt lành) sẽ hoạt động kém hiệu quả và (vào tất cả các ngày khác) có nguy cơ tham nhũng.

Vì vậy, khi Canada xem xét các sáng kiến xây dựng khả năng với quân đội Việt Nam, điều quan trọng là những nỗ lực này sẽ giúp Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trở nên chuyên nghiệp hơn và chỉ tập trung sứ mệnh vào phòng thủ đối với các tấn công từ bên ngoài, tức là bảo vệ đất nước. Tôi nghĩ quý vị sẽ đồng ý rằng tiền thuế của người Canada không nên trợ cấp cho bất kỳ quân đội nào tồn tại để bảo vệ đảng cầm quyền.

Chủ đề thứ ba tôi muốn đề cập đến là đàn áp xuyên quốc gia.

Chắc chắn tất cả quý vị cũng đều biết rằng, hoàn toàn không thể chấp nhận bất kỳ chính phủ nào – dù là một chính phủ thân thiện hay là một “đối tác” – có hành động bắt cóc hoặc làm hại các đối thủ chính trị của mình trên lãnh thổ nước khác, kể cả trên đất Canada. Vấn đề đàn áp xuyên quốc gia, nếu không được kiểm soát nó có khả năng trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Trong những năm gần đây, tình báo Việt Nam đã bắt cóc một nhà phê bình ở Đức, bắt cóc ít nhất hai blogger đang xin tỵ nạn ở Thái Lan và tấn công bằng cách tạt axit các nhà hoạt động ở Campuchia. Đây là hành vi khủng bố được nhà nước bảo trợ. Điều gì có thể ngăn cản Hà Nội nhắm vào những người phê bình họ trong cộng đồng người Việt ở Thái Lan – hay ngay tại Canada?

Tôi hy vọng cộng đồng quốc tế có thể đoàn kết chống lại sự đàn áp xuyên quốc gia. Không quốc gia nào thật sự tôn trọng luật pháp quốc tế và tự nhận mình là một thành viên có trách nhiệm lại có thể tấn công các đối thủ chính trị sống ở các khu vực pháp lý khác mà không phải gánh chịu hậu quả. Cần phải có một cuộc điều tra độc lập về tất cả các trường hợp đáng khả nghi là hành vi đàn áp xuyên quốc gia và bất kỳ quan chức chính phủ nào có liên quan đều phải bị trừng phạt nặng nề.

Nhìn về phía trước.

Có rất nhiều thách thức cấp bách về nhân quyền. Bảo vệ và trao quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự, giúp chuyên nghiệp hóa quân đội Việt Nam và nói không với đàn áp xuyên quốc gia sẽ là một khởi đầu tốt hướng tới xây dựng một Việt Nam có thể giải quyết các thách thức môi trường, đóng góp cho an ninh khu vực và tôn trọng các chuẩn mực quốc tế.

Chính phủ Việt Nam có thể sẽ phản đối một số thúc đẩy này. Và tôi cũng biết là có một số nhà hoạch định chính sách đã cảnh báo rằng nếu bạn quá khắt khe với chính phủ Việt Nam thì họ sẽ nghiêng về phía Trung Quốc. Theo quan điểm của tôi, sự lo lắng đó đã bị thổi phồng quá mức.

Ủng hộ một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng nằm trong lợi ích của người dân và quốc gia Việt Nam. Gần đây, Bắc Kinh đang thúc đẩy cho cái gọi là “cộng đồng chung vận mệnh.” Nếu được hỏi, tôi khá chắc chắn rằng đại đa số người Việt Nam sẽ nói “không, cảm ơn” về một vận mệnh chung với Trung Quốc.

Chế độ Hà Nội tuy có thể gạt bỏ dư luận nhưng không thể hoàn toàn làm ngơ trước ý chí của người dân. Điều quan trọng là giới lãnh đạo đảng cộng sản đã thừa nhận rằng không thể kéo dài hiện trạng và Việt Nam cần một chính sách đối ngoại cân bằng hơn – một chính sách ít nghiêng về Trung Quốc một cách công khai hơn. Vì vậy chúng ta sẽ không mất Việt Nam vào tay Trung Quốc khi thúc đẩy nhân quyền.

Hơn nữa, Việt Nam hiện là thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Trong tuyên bố ứng cử năm ngoái, chính quyền Hà Nội tuyên bố rằng họ “tin vào tính phổ quát của nhân quyền.” Tư cách thành viên đi kèm với trách nhiệm – đặc biệt khi ngày 10 tháng 12 này đánh dấu kỷ niệm 75 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Tôi rất mong quý vị sát cánh cùng các nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự của Việt Nam. Thúc đẩy một Việt Nam tự do hơn sẽ giúp thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Canada đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tôi xin được kết thúc với một thông điệp, đó là: một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở rộng đòi hỏi những xã hội tự do và mở rộng.

Cảm ơn sự hỗ trợ của quý vị.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.