TÂM TÌNH CỦA THÀNH VIÊN VIỆT TÂN

La Haye, một ngày mùa đông thật ấm áp tình đồng bào

Cuộc biểu tình trước trụ sở Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (tòa nhà ở phía sau) 20/1/2024, nhân đánh dấu Ngày 50 năm Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm đóng (1974-2024). Ảnh: FB Nguyễn Phan
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm qua đi biểu tình ở La Haye (The Hague) có nhiều thuận lợi. Nếu đi trước một ngày đã khổ sở vì trận tuyết lớn. Đường hoàn toàn khô ráo nên lái xe không khó như lần hồi tháng 3/2023, nhiều chỗ xa lộ đóng băng hay ngập tuyết khiến đường rất trơn trợt, nguy hiểm.

Lúc cuộc biểu tình bắt đầu, nhiệt độ đã tăng lên 2°C (36°F) và có chút nắng. Không lạnh lắm nhưng đứng hơn 1 giờ đồng hồ thì cái lạnh cũng thấm dần qua 4 lớp áo, nhất là đối với các cụ trên 70 hoặc người đang không khỏe.

Tuy nhiên, khoảng 150 bà con đã cố gắng đến tham dự biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại La Haye (The Hague) – nơi vào năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn của T+, là điều vượt quá sự mong đợi của tôi.

Dù khó khăn về đường xá xa xôi, dù điều kiện khá khắc nghiệt của thời tiết, nhưng tôi cùng một số thân hữu, nhiều người trong số đó phải đi từ tối hôm trước, vượt qua gần ngàn cây số, vẫn hiện diện trong đoàn biểu tình. Vì tôi biết, nhiều người bạn của tôi ở trong nước, trong số đó có nhiều người đang ngồi tù vì… “tội yêu nước,” quan tâm đến xã hội, rất muốn tham dự những buổi biểu tình như thế nầy để nói lên tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình mà không có cách nào tham dự được. Đó là một trong vài lý do quan trọng.

Chiến hữu Trần Đức Tường, Paris, Pháp. Ảnh: FB Nguyễn Phan
Chiến hữu Trần Đức Tường, Paris, Pháp trong cuộc biểu tình trước trụ sở Tòa PCA, La Haye hôm 20/1/2024. Ảnh: FB Nguyễn Phan

Trong đám đông, tôi bắt gặp một khuôn mặt quen thuộc, gần gũi: Chiến hữu Trần Đức Tường, một cựu sĩ quan cấp tá quân y VNCH, binh chủng Nhảy Dù, tuổi đã cao, vẫn có mặt cùng đàn con cháu đến từ Paris, Pháp. Gia đình Chiến hữu Tường là một gia đình đặc biệt, hiếm có ở hải ngoại vì cả 3 thế hệ đều tham gia đấu tranh tích cực cho một Việt Nam tự do, dân chủ, kể cả phu nhân của chiến hữu.

Hầu hết con của Chiến hữu Tường đều bước vào gia đình Việt Tân như bố, đều là những người thành đạt, trí thức trong xã hội Pháp. Ít nhất 1 đứa cháu nội của Chiến hữu Tường cũng theo chân ông và bố để trở thành 1 bác sĩ giỏi ở Pháp và cũng là đảng viên Việt Tân.

Tòa Trọng tài Thừng trực PCA ở phía bên kia đường.
Tòa Trọng tài Thừng trực PCA ở phía bên kia đường.

“Không đòi, ai trả núi sông ta” – lời thơ Vũ Hoàng Chương luôn thôi thúc những trái tim Việt Nam không chấp nhận khó khăn, nghịch cảnh. Dù biết là đòi lại vô cùng khó nhưng không lên tiếng đòi là mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của giặc trên phần lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng Cha Ông để lại.

“Thà thắp lên một que diêm, còn hơn ngồi nguyền rũa bóng tối.” Lời ai đó vô cùng chí lý. Chúng tôi, những người đến La Haye hôm qua cũng mong nhiều người khác trông thấy ánh lửa que diêm lóe lên.

Nguyễn Thanh Ngọc – FB Nguyễn Phan

Một vài hình ảnh của chuyến đi:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.