Gia đình các TNLT mệt mỏi vì liên tục bị sách nhiễu

Ảnh minh họa: Blog Tuấn Khanh
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ trước Tết Nguyên đán, nhiều gia đình Tù nhân lương tâm (TNLT) cho biết họ cảm thấy lo ngại trong đời sống bình thường vì dường như chính quyền địa phương đang có ý gây khó sinh hoạt của họ.

Bà Lê Thanh Lâm vợ của TNLT Bùi Tuấn Lâm tại Đà Nẵng cho biết, vì liên tục lên tiếng cho chồng mình cho nên công an TP Đà Nẵng đã công khai nói rằng sẽ không để cho gia đình bà được yên. Vào lúc phiên toà sơ thẩm của Bùi Tuấn Lâm, công an đã bắt cóc bà Lâm mang về đồn, nơi đây, nhân viên an ninh thành phố Đà Nẵng đã chỉ tay vào mặt bà, và nói “Tao sẽ không để cho mẹ con mày được yên.”

Mới đây, vào đầu tháng Hai, bà Lâm nhận được một đơn mua hàng online của một người nói là sẽ đến tận nhà để nhận chứ không cần phải gửi. Bà đồng ý và đợi người đến lấy hàng, nhưng không hề biết đó là một cái bẫy của công an nhằm để kết tội bà mua bán trái phép.

Kể từ khi ông Bùi Tuấn Lâm đi tù, thì quán bún bò Ba Cô Gái nổi tiếng của gia đình cũng bị đóng cửa theo, chấm dứt phương thức sinh sống cuối cùng của gia đình. Bà Lâm chỉ còn cách là buôn bán hàng online để tìm chút tiền lời nuôi con và đi thăm nuôi chồng. Phía công an hiểu rõ khó khăn của gia đình, và dựng một kế hoạch để đánh triệt đường sinh sống của người mẹ có ba đứa con nhỏ.

Vợ TNLT Bùi Tuấn Lâm cùng 3 con nhỏ. Ảnh: Blog Tuấn Khanh
Vợ TNLT Bùi Tuấn Lâm cùng 3 con nhỏ. Ảnh: Blog Tuấn Khanh

 

Nói về việc kiếm sống của mình, bà Lâm kể “Tôi buôn bán nhỏ góp nhặt từng đồng. Những món tôi bán chỉ là thực phẩm ăn vặt, những món đặc sản vùng miền của nông dân, những món ăn làm từ tay của những con người nghị lực dù bị liệt cả thân thể những vẫn cống hiến cho đời, những đồng tiền từ mồ hôi công sức lương thiện và chân chính như bao người đàn bà khác vì gia đình, vì chồng vì con. Thế nhưng, họ không để tôi yên.”

Đúng hẹn, người gài bẫy của công an đến nhận hàng, thì lập tức cả chục người của chính quyền ập đến kiểm tra, lập biên bản và thu giữ  “tang vật vi phạm.” Mà tất cả chỉ là những hủ rong biển, mít sấy, vài chai xì dầu và ít lon sữa đặc. Họ bao vây bắt bà Lâm nhận tội bán hàng gian gần 4 tiếng đồng hồ, ép ký vào biên bản.

Kẻ mua hàng chạy mất, cũng như khoá số điện thoại. Câu chuyện được kể lại, khiến ai cũng hiểu đây là một cái bẫy quá ấu trĩ.

“Các ông đày chồng tôi đi xa nhà cả ngàn cây số. Các ông thấy hình ảnh những đứa trẻ nheo nhóc còn ngái ngủ 4giờ sáng lay lắt bên đường chờ bắt xe đi thăm cha,  bây giờ thì đến tịch thu những gói mít sấy, rong biển tụi nhỏ vẫn ăn hàng ngày trong tay mẹ nó. Các ông muốn gì đây mà không để mẹ con tôi yên?” Bà Lâm tức giận nói về chuyện này, vốn xảy ra khi chuẩn bị vào Tết Nguyên đán.

Gần nhất, bà Trịnh Nhung, vợ của TNLT Bùi Văn Thuận ở Thanh Hoá nói bà không có cái tết yên ả, bởi từ mùng Sáu Tết (16/2), bà đột nhiên nhận được giấy mời của công an, không nói rõ lý do gì.

Đến lúc làm việc với công an, bà Nhung được cho thấy một danh khoản Facebook có tên và ảnh của mình, chỉ vừa được lập một ngày, trong đó có một số bài copy từ trang nhà của bà, và kèm thêm một bài viết về nạn thu phí chợ ở chợ Mai Lâm – mà bà Nhung nói loại bài viết dễ dàng bị ghép tội 331. Công an yêu cầu bà xác nhận và ký tên, nhưng bà Nhung từ chối và ra về, sau nhiều tiếng nhất quyết không để lại thủ bút nào bất lợi.

Gia đình TNLT Bùi Văn Thuận. Ảnh: Blog Tuấn Khanh
Gia đình TNLT Bùi Văn Thuận. Ảnh: Blog Tuấn Khanh

 

Chuyện tưởng như xong, nhưng kể từ sau lúc ấy, bà đi đâu cũng có người theo, nhà bị canh gác suốt đến đêm. Cảnh giác bất an theo bà cùng con nhỏ suốt những ngày nghỉ Tết.

Mô tả tình trạng của mình, bà Nhung kể “Không hiểu vì sao mẹ con em đột nhiên được ưu tiên ‘bảo vệ’ nghiêm ngặt, cả ngày và đêm. Họ thay ca để liên tục canh giữ, vào từ 7 giờ tối, thì họ đã tiến áp sát nhà em. Hai mẹ con em ở một mình đơn chiếc, và không có khách khứa gì cả. Từ ba ngày nay, mẹ con em đi đâu cũng có các đối tượng lạ mặt, bịt khẩu trang kín mít như đi ăn trộm bám sát theo bên cạnh. Lúc này, họ còn bắt hàng xóm bật đèn để soi sáng nhà em cả đêm.”

Được biết ở Hà Nội, bà Trần Thị Thảo, vợ của TNLT Đặng Đình Bách cũng sống trong những ngày Tết với nỗi lo kéo dài, chưa có lối thoát. Sau khi bị kết án 5 năm tù giam, ông Đặng Đình Bách còn bị buộc phải nộp số tiền 1,4 tỷ đồng trong vụ án gọi là “trốn thuế” cho các khoản tài trợ của các dự án xã hội thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD), nơi ông Bách làm giám đốc. Trong nhiều tháng qua, Cục Thi hành án dân sự của Hà Nội đã gây sức ép với chủ toà nhà nơi có căn hộ trả góp của vợ chồng ông Bách bà Thảo, không giao sổ hồng cho bà nếu bà chưa đóng tiền phạt, nếu không sẽ bị cưỡng chế nhà.

Gia đình ông Đặng Đình Bách. Ảnh: Blog Tuấn Khanh
Gia đình ông Đặng Đình Bách. Ảnh: Blog Tuấn Khanh

 

Bà Thảo cho biết gia đình bà không thể đăng ký hộ khẩu thường trú do không có sổ hồng, dẫn đến hậu quả là con trai gần ba tuổi không thể đăng ký học trường công ở khu vực, ngoài ra gia đình bà không thể ký hợp đồng mua nước sạch với giá ưu đãi cho cư dân chung cư mà bị buộc phải trả tiền với giá cao.

Các chính sách gây khó, sách nhiễu các TNLT đang xuất hiện đồng bộ từ Bắc chí Nam, khiến cho giới theo dõi nhân quyền cảm thấy lo ngại, và cho rằng đây là một khuynh hướng mới nhằm trấn áp từ bên ngoài, tạo áp lực không để tồn tại chuyện các gia đình lên tiếng, và cũng là một sức ép với những người đang chịu tù đày ở bên trong.

Nguồn: Blog Tuấn Khanh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.