Biểu tình lớn tại miền Đông Cuba trong bối cảnh mất điện, thiếu lương thực

Một phụ nữ dùng điện thoại di động ở trung tâm thành phố Hanava, Cuba hôm 17/3/2024. Ảnh: Reuters/ Alexandre Meneghini
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dave Sherwood (Thông tín viên Reuters)
Trung Điền lược dịch

HAVANA, ngày 17 tháng 3 (Reuters) – Hàng trăm người ở thành phố lớn thứ hai của Cuba, Santiago, đã tham gia vào một cuộc biểu tình công khai hiếm hoi vào Chủ nhật 17/3, theo các phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo chính thức, khiến Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel phải lên tiếng kêu gọi đối thoại trong một “bầu không khí của sự yên tĩnh và hòa bình.”

Theo các video đăng trên mạng xã hội, những người biểu tình ở Santiago đã xuống đường hô to: “Điện và Thực Phẩm,” khi tình trạng mất điện ở nhiều nơi kéo dài từ 6 giờ chiều mỗi ngày, gây nguy hiểm cho thực phẩm đông lạnh và làm gia tăng căng thẳng trên đảo.

Cuba đã rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế gần như chưa từng có kể từ đại dịch COVID-19, với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men trầm trọng, gây ra làn sóng tị nạn kỷ lục với hơn 400.000 người trốn thoát sang Hoa Kỳ. Diaz-Canel xác nhận cuộc biểu tình ở Santiago trên nền tảng truyền thông xã hội X (trước đây gọi là Twitter), ngay sau khi cuộc biểu tình kết thúc.

Diaz-Canel cho biết: “Một số người đã bày tỏ sự không hài lòng với tình hình dịch vụ điện và phân phối thực phẩm. Các cơ quan đảng, Nhà nước và Chính phủ được bố trí để trực tiếp giải quyết các khiếu nại của người dân, lắng nghe, đối thoại, giải thích về những nỗ lực đang được thực hiện nhằm cải thiện tình hình, luôn luôn nằm trong bầu không khí yên bình, bình yê,. hòa bình.” Diaz-Canel cũng cho biết rằng “những kẻ khủng bố” từ Hoa Kỳ đang tìm cách kích động các cuộc nổi dậy tiếp theo. Diaz-Canel nói trên X: “Bối cảnh này sẽ bị kẻ thù của cách mạng lợi dụng vì mục đích gây bất ổn.”

Theo một tài khoản đăng trên mạng xã hội của CubaDebate do nhà nước điều hành, cảnh sát đã đến Santiago để “kiểm soát tình hình” và “ngăn chặn bạo lực.” Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị bắt trong cuộc biểu tình hay không. Beatriz Johnson, một cán bộ của đảng Cộng sản Cuba tại Santiago, cho biết những người biểu tình ở thành phố phía Đông Cuba đã “tôn trọng” và đã “chăm chú” lắng nghe những lời giải thích của chính phủ về tình trạng thiếu lương thực và điện.

Video trên mạng xã hội cho thấy cuộc biểu tình diễn ra trong ôn hòa. Thủ đô Havana và các khu vực lân cận được Reuters khảo sát có vẻ yên tĩnh vào tối Chủ nhật. Reuters không thể xác nhận ngay tính xác thực của các video trên mạng xã hội về các cuộc biểu tình được cho là ở các thành phố khác của Cuba.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Havana cho biết họ đang theo dõi các cuộc biểu tình ở Santiago và những nơi khác. “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Cuba tôn trọng nhân quyền và giải quyết các nhu cầu chính đáng của người dân Cuba.” trên mạng X.

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez đã chỉ trích những bình luận của đại sứ quán Hoa Kỳ vào cuối ngày 17/3, đổ lỗi cho “tình hình kinh tế cấp bách” của Cuba là do lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại lâu dài của Hoa Kỳ. “Chính phủ Mỹ, đặc biệt là đại sứ quán tại Mỹ tại Cuba, phải kiềm chế can thiệp vào công việc nội bộ và kích động rối loạn xã hội,” ông Rodriguez phát biểu trên mạng X. Các cuộc biểu tình trên đảo cực kỳ hiếm nhưng đã xuất hiện thường xuyên hơn trong những năm gần đây khi cuộc khủng hoảng kinh tế làm rung chuyển đất nước.

Mặc dù hiến pháp năm 2019 của Cuba cho phép người dân quyền biểu tình, nhưng một đạo luật xác định cụ thể hơn về quyền biểu tình đang bị quốc hội “ngâm tôm,” khiến những người xuống đường rơi vào tình trạng lấp lửng về mặt pháp lý.

Các tổ chức nhân quyền, Liên Minh Châu Âu và Hoa Kỳ đã từng chỉ trích Cuba mạnh tay đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình chống chính phủ xảy ra hơn hai năm trước đây vào ngày 11 tháng 7 năm 2021 – cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi Fidel Castro dành quyền lãnh đạo Cuba trong cuộc cách mạng năm 1959.

Chính phủ Cuba cho biết những người bị bỏ tù đều phạm tội tấn công, phá hoại và xúi giục nổi loạn.

Reuters

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…