Giảm hay tăng biên chế xã?

Khánh thành trụ sở công an hoành tráng xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội hôm 5/10/2023. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Vấn đề sáp nhập xã, huyện, tỉnh đã được đề cập nhiều lần từ nhiều phương diện. Trong đợt sáp nhập xã lần này, mục tiêu quan trọng trụ cột là giảm biên chế.

Theo Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì số lượng cán bộ công chức cấp xã mới nhất [1]:

– Đối với phường: Loại I là 23 người; loại II là 21 người; loại III là 19 người;

– Đối với xã, thị trấn: Loại I là 22 người; loại II là 20 người; loại III là 18 người.

Như vậy biên chế trung bình của một xã hiện nay là khoảng 20 người. Khi sáp nhập hai xã thành một, kỳ vọng giảm biên chế của một xã, tức là giảm đi 20 người. Trong thực tiễn, chưa có phương cách rõ ràng để giảm biên chế, mà thực chất vẫn chỉ là “đánh bùn sang ao”.

2. Ở Hà Nội, trong thời gian qua đã khánh thành một loạt trụ sở công an các xã [2,3,4]. Trụ sở được xây dựng “theo phương án biên chế đến năm 2025 là 20 cán bộ, chiến sĩ, với 3 tầng, 17 phòng làm việc và phòng chuyên môn. Tổng diện tích xây dựng sàn là 640m²/1.200m²” [2,3].

Việc xây dựng triển khai theo tinh thần Nghị quyết 12-NQ/ĐUCA ngày 25/7/2022, chỉ tiêu đến hết năm 2025 là 100% Công an xã trên toàn quốc được xây dựng trụ sở làm việc [4].

3. Như vậy, nhập 2 xã thành 1, chưa biết có giảm được biên chế 20 người hay không. Nhưng kế hoạch phát triển lực lượng công an xã đến năm 2025 có biên chế 20 người!

4. Về nhân sự: Chưa tìm thấy số liệu lực lượng chính quy của Bộ Công An, nhưng lực lượng bán chuyên trách của Bộ Công an là hai triệu người [5,6]. Xin lưu ý rằng lực lượng quân đội tại ngũ của Việt Nam hiện nay khoảng 482.000 người [7].

Tuy không công bố số liệu chính thức, chỉ tính riêng lực lượng công an chính quy tại địa phương cũng lên đến khoảng 200 ngàn người. Vì như tướng Sùng Thìn Cò cho biết, thì “hiện một tỉnh có ít nhất ba nghìn, tỉnh “to” thì bốn nghìn công an chính quy”: “Xin lỗi đồng chí Bộ trưởng bây giờ lực lượng công an của chúng ta quá đông” [6]. Còn khi lực lượng công an chính quy thay toàn bộ lực lượng công an bán chuyên trách, mỗi xã 20 người như kế hoạch năm 2025, với 9.121 xã trên toàn quốc [8], tổng số sẽ tăng thêm hơn 182.000 người. Hiện đã bố trí 48.000 công an chính quy về phường xã [9].

Để có thêm thông tin, xin xem bảng kê khai lực lượng cảnh sát các nước [10]. Trong đó, đứng đầu với hai triệu cảnh sát là Trung Quốc (1 tỷ 409 triệu dân) và Ấn Độ (1 tỷ 428 triệu dân). Số lượng cảnh sát của một số nước như sau [10]:

– Nga (147 triệu dân, 800.000 cảnh sát);

– Hoa Kỳ (331 triệu dân, 700.000 cảnh sát);

– Indonesia (279 triệu dân, 580.000 cảnh sát);

– Nhật (124 triệu dân, 296.700 cảnh sát);

– Đức (84,6 triệu dân, 289.900 cảnh sát);

– Pháp (68,3 triệu dân, 282.612 cảnh sát);

– Thái Lan (70 triệu dân, 230.000 cảnh sát);

– Philippines (114 triệu dân, 220.000 cảnh sát);

– Singapore (5,9 triệu dân, 11.981 cảnh sát).

Về ngân sách: Ngân sách năm 2024 dành cho Bộ Công an tăng thêm 14 ngàn tỷ đồng so với 99 ngàn tỷ đồng của năm 2023, và đạt con số kỷ lục 113 ngàn tỷ đồng trong lịch sử [11,12]. Trong khi Bộ Y tế bị cắt giảm từ 7.400 tỷ đồng năm 2023 xuống còn khoảng 7.000 tỷ đồng năm 2024. Chỉ riêng khoản tăng 14 ngàn tỷ đồng sau một năm của Bộ Công an đã bằng khoảng hai lần ngân sách dành cho Bộ Y tế hay Bộ GD&ĐT. Ngân sách dành cho Bộ GD&ĐT năm 2024 là 7 ngàn 711 tỷ đồng [11,12].

5. Hồi nhỏ được nghe giai thoại “đãng trí” của Niu Tơn (Isaac Newton), rằng ông đã đục hai lỗ to nhỏ trên cánh cửa dành cho hai con mèo đi qua, mà quên mất chỉ cần một lỗ, vì con mèo nhỏ có thể chui qua lỗ hổng dành cho con mèo lớn (không biết có đúng sự thật không?) Lại nhớ đến ngày bé đắp bờ mương bằng bùn non để tát nước bắt cá. Đắp bên này thì vỡ bên kia.

Bài toán giảm biên chế hiện nay còn ở trong tình trạng buồn hơn. Chưa giảm được 1 mà đã tăng 2. Tăng biên chế là “thủng” ngân sách. Chưa vá được “lỗ thủng” này đã xuất hiện “lỗ thủng” khác.

Sáp nhập hành chính không phải là lối thoát cho bài toán giảm biên chế hiện thời. Với sự tăng nhanh của lực lượng công an chính quy tại địa phương như kế hoạch thì biên chế các xã không những không giảm mà lại sẽ còn tăng.

Cần có cách tiếp cận khác đối với bài toán giảm biên chế. Trong đó, trước hết là dựa vào tiến bộ công nghệ. Thứ hai, để có lời giải triệt để, phải cải cách lại cấu trúc quản trị nhà nước.

Bằng áp dụng tiến bộ công nghệ, số lượng cán bộ trong biên chế của xã, có thể giảm từ 20 biên chế xuống còn 5 biên chế. Vấn đề đặc biệt quan trọng là bố trí công ăn việc làm cho 15 người còn lại. Cam kết tạo ra nhiều việc làm luôn là đòi hỏi hàng đầu trong các cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo.

TS Nguyễn Ngọc Chu

TÀI LIỆU DẪN:

[1] https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/49676/so-luong-can-bo-cong-chuc-cap-xa-moi-nhat-theo-nghi-dinh-33-2023-nd-cp

[2] https://kinhtedothi.vn/xay-dung-nhieu-tru-so-cong-an-xa-nang-cao-chat-luong-phuc-vu-nhan-dan.html

[3] https:/www.anninhthudo.vn/khanh-thanh-2-tru-so-cong-an-xa-cua-huyen-gia-lam-post540233.antd

[4] https://melinh.hanoi.gov.vn/cong-an-ha-noi-khanh-thanh-2-tru-so-cong-an-xa-tai-huyen-me-linh-173231006163928663.htm

[5] vi.wikipedia.org/wiki/Bộ_Công_an_(Việt_Nam)

[6] https://thanhtra.com.vn/chinh-tri/doi-noi/xin-loi-dong-chi-bo-truong-bay-gio-luc-luong-cong-an-qua-dong-174331.html

[7] vi.wikipedia.org/wiki/Quân_đội_nhân_dân_Việt_Nam

[8] vi.wikipedia.org/wiki/Xã_(Việt_Nam)

[9] https://vov.vn/chinh-tri/bo-cong-an-da-bo-tri-hon-48000-can-bo-cong-an-xa-thi-tran-chinh-quy-tren-ca-nuoc-post948157.vov

[10] en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_and_dependencies_by_number_of_police_officers

[11] https://chinhphu.vn/so-lieu-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2024-70750

[12] Nghị quyết số 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách Trung Ương năm 2024: https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.