Nghị Viện Châu Âu có vai trò như thế nào?

Quốc kỳ của 27 nước thành viên Liên Minh Âu Châu tại trụ sở Nghị Viện Châu Âu, Strasbourg, Pháp ngày 19/10/2021. Ảnh: Ronald Wittek / AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cùng với Hội Đồng Châu Âu, tập hợp nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của các nước thành viên và Ủy Ban Châu Âu, vốn được xem là cơ quan hành pháp của Liên Âu, chuyên đề xuất các dự luật và thực thi các điều luật, Nghị Viện Châu Âu là cơ quan có quyền lập pháp, xem xét và biểu quyết các dự thảo luật và ngân sách của Liên Hiệp, cũng như kiểm soát bộ máy hành pháp của Liên Âu.

Nghị Viện Châu Âu là định chế duy nhất của Liên Âu mà các thành viên được bầu dưới hình thức phổ thông đầu phiếu và tại từng nước thành viên trong khối. 720 nghị viên, đại diện cho công dân 27 nước thành viên, có nhiệm kỳ 5 năm. Vai trò của Nghị Viện Châu Âu được phát triển trong quá trình xây dựng Liên Âu và thông qua các hiệp ước. Hiện nay, Nghị Viện Châu Âu, trụ sở chính ở Strasbourg, nắm giữ ba quyền hành cơ bản.

Trước tiên, về lập pháp, Nghị Viện Châu Âu [European Parliament] không phải định chế đưa ra các đề xuất, nhưng có vai trò xem xét và biểu quyết các dự thảo luật. Nói cách khác, sau khi Ủy Ban Châu Âu [European Commission] đệ trình dự thảo luật, các dân biểu châu Âu sẽ thảo luận và biểu quyết. Nghị Viện Châu Âu có quyền sửa đổi các dự luật. Nếu dự luật được thông qua ở Nghị Viện Châu Âu, các văn bản sau đó phải được Hội Đồng Châu Âu [European Council], gồm các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ của 27 quốc gia thành viên, thông qua.

Tiếp theo, Nghị Viện Châu Âu có quyền kiểm soát ngân sách: Chính định chế này thông qua các dự thảo ngân sách mà Ủy Ban Châu Âu đề xuất. Theo trang tin Vie Publique, Nghị Viện Châu Âu quyết định mọi khoản chi tiêu của Liên Hiệp, cùng với Hội Đồng Châu Âu thiết lập ngân sách hàng năm của Liên Âu.

Và cuối cùng, Nghị Viện Châu Âu có quyền kiểm soát cơ quan hành pháp châu Âu vì chính Nghị Viện bầu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, việc chỉ định các ủy viên châu Âu – thành viên của Ủy Ban Châu Âu với nhiệm kỳ 5 năm, cũng phải được sự tán thành của Nghị Viện Châu Âu. Nghị Viện có thể thành lập các ủy ban điều tra và có quyền giải tán Ủy Ban Châu Âu thông qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu kiến ​​nghị bất tín nhiệm được 2/3 số phiếu tán thành, Ủy Ban Châu Âu phải giải thể để lập Ủy Ban mới.

Thùy Dương

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.