Cộng đồng người Việt biểu tình chống Tô Lâm trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Những người biểu tình mang biểu ngữ lên án ông Tô Lâm trước trụ sở LHQ. Ảnh: Facebook Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đông đảo người Việt Nam cùng tham gia cuộc biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York vào trưa Chủ Nhật, 22 Tháng Chín, nơi ông Tô Lâm, tổng bí thư, chủ tịch nước Việt Nam, đọc bài diễn văn tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai.

Những người biểu tình thuộc cộng đồng người Việt từ nhiều tiểu bang và các quốc gia khác. Đây là cuộc biểu tình do Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Toronto, Đảng Việt Tân, và Hội Anh Em Dân Chủ tổ chức.

Những người biểu tình giơ cao các biểu ngữ có nội dung như “Tô Lâm, hung thủ hại chết Đồng Tâm,” “Tô Lâm ăn chơi trước nỗi đau của đồng bào” in trên tấm ảnh ông Tô Lâm ăn bò dát vàng. Bên cạnh đó còn mang theo hình ảnh các tù nhân lương tâm còn đang chịu cảnh tù đày như “Free Lê Đình Lượng,” “Free Nguyễn Năng Tĩnh,” “Freedom for Peter Bui Lam.” Rất nhiều cờ vàng Việt Nam Cộng Hòa đã được giơ cao trước trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Trên Facebook Đảng Việt Tân phát trực tuyến cuộc biểu tình từ lúc bắt đầu là 1 giờ trưa, ngay trước trụ sở Liên Hiệp Quốc. Hình ảnh từ video cho thấy đông đảo những người từ tiểu bang khác đến như bà Genie Nguyễn (Virginia), Luật Sư Đặng Đình Mạnh (Virginia), Luật Sư Nguyễn Văn Đài, từ nước Đức.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, mở lời khi bắt đầu cuộc biểu tình: “Khi CSVN cử một tướng công an nhiều tội ác làm chủ tịch nước, đảng này đã xem thường người dân Việt Nam, xem thường luật pháp và các giá trị quốc tế. Chúng ta có mặt ở đây để phơi bày các tội ác của Tô Lâm, các vấn đề như tổ chức, bắt cóc xuyên quốc gia, dùng vũ lực đàn áp dân làng Đồng Tâm và các đồng bào người Thượng, bắt giữ tùy tiện các nhà báo, nhà hoạt động dân sự, bóp nghẹt tự do ngôn luận trên các mạng xã hội.”

“Ngay từ bây giờ, Tô Lâm phải chịu trách nhiệm trước luật pháp quốc tế và về đường dài, Tô Lâm phải chịu trách nhiệm trước người dân Việt Nam.” Ông Duy nhấn mạnh: “Tô Lâm hiện là kẻ thù của dân chủ Việt Nam.”

Luật Sư Đặng Đình Mạnh đã tham dự cuộc biểu tình. Từ New York, ông trả lời câu hỏi của báo Người Việt về sức lan tỏa của buổi “xuống đường” trưa Chủ Nhật: “Tôi không lạc quan đến mức cho rằng những tiếng nói trong cuộc biểu tình sẽ được lắng nghe và sẽ được chế độ Cộng Sản trong nước hiện do ông Tô Lâm lãnh đạo chấp nhận. Nhưng tôi tin rằng cuộc biểu tình rất cần thiết trong việc gởi thông điệp cho ông ấy biết rằng cộng đồng người Việt ở hải ngoại hoàn toàn phản đối chính sách đàn áp tự do, dân chủ, nhân quyền đối với người dân Việt Nam.”

 

Người biểu tình đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam. Ảnh: Facebook Việt Tân
Người biểu tình đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam. Ảnh: Facebook Việt Tân

Giữa lúc đó, bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm đã có bài phát biểu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai.

Báo Tuổi Trẻ Online đã trích dẫn toàn bộ nội dung bài phát biểu. Trong đó có phần ông Tô Lâm nhắc đến giá trị của con người: “Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống, bảo đảm lợi ích và hạnh phúc của nhân loại và vì thế hệ tương lai.”

Đặc biệt, ông Tô Lâm đã đưa ra lời kêu gọi ngay tại trụ sở Liên Hiệp Quốc: “Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến Chương Liên Hợp Quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”

“Các nước lớn cần hành xử có trách nhiệm, phải chia sẻ thành tựu chung trong nghiên cứu khoa học công nghệ để cùng phát triển.”

Khi được hỏi về “sự liên hệ” giữa chuyến công du New York của ông Tô Lâm và việc trả tự do sớm cho hai nhà hoạt động nổi tiếng là Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng, Luật Sư Mạnh nói: “Tôi thật sự vui mừng trước việc họ được tự do. Mặt khác, tôi lên án việc trả tự do cho họ lại gắn liền với chuyến đi của ông Tô Lâm đến Hoa Kỳ, như là món hàng trao đổi lấy lợi ích chính trị cho ông ấy. Vì lẽ, một chính quyền lương hảo không đem người dân của mình ra làm món hàng trao đổi như vậy.”

“Bản chất hành xử của chế độ trong việc này chỉ là trao đổi tự do cho người dân lấy lợi ích, cho nên, nó không hề là dấu hiệu tích cực như là một sự thay đổi chính sách. Chỉ khi nào toàn bộ tù nhân chính trị đều được trả tự do ngay lập tức, thì đó mới là dấu hiệu về sự thay đổi chính sách.”

Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Tô Lâm cam kết: “Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.”

Luật Sư Đặng Đình Mạnh mang biểu ngữ đòi trả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi), chủ quán bún bò ở Đà Nẵng, bị bỏ tù vì rắc hành “nhái” cảnh “thánh rắc muối” cho ông Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng ở London. Ảnh: LS Mạnh cung cấp
Luật Sư Đặng Đình Mạnh mang biểu ngữ đòi trả tự do cho ông Bùi Tuấn Lâm (Peter Lâm Bùi), chủ quán bún bò ở Đà Nẵng, bị bỏ tù vì rắc hành “nhái” cảnh “thánh rắc muối” cho ông Tô Lâm ăn thịt bò dát vàng ở London. Ảnh: LS Mạnh cung cấp

Rất nhiều “cam kết” và cả “nỗ lực” từ bài phát biểu của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm. Tuy nhiên, Luật Sư Đặng Đình Mạnh nhìn thấy một bài toán không đơn giản.

Khi được hỏi “nếu có được một hy vọng thay đổi trong thời đại của ông Tô Lâm, dù là nhỏ nhất, thì đó là hy vọng gì?”

Theo ông Mạnh: “Có quá nhiều vấn đề nan giải tại Việt Nam hiện nay cần được giải quyết nhưng đều bế tắc, chúng chỉ có một nguyên nhân mà thôi, đó là chính thể. Thay đổi chính thể thì mọi vấn đề được giải quyết. Một sự thay đổi lớn như vậy là quá sức đối với ông Tô Lâm lúc này. Cho nên, tôi không hy vọng gì cả trong tương lai ngắn hạn năm năm. Sau đó, tôi tin rằng câu trả lời sẽ khác.”

Hội Nghị Thượng Đỉnh Tương Lai diễn ra trong hai ngày 22 và 23 Tháng Chín ở New York, Mỹ, với sự tham gia của nhiều nguyên thủ, nhà lãnh đạo các nước để thông qua “Hiệp Ước Cho Tương Lai.”

Truyền thông nhà nước Việt Nam mở hết công suất tuyên truyền về sự hiện diện của ông Tô Lâm ở New York.

Thông tấn xã Việt Nam trích dẫn lời Đại Sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Hoàng Giang: “Đây là lần đầu tiên tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam tham dự trực tiếp kỳ họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và cũng là hoạt động ngoại giao đa phương đầu tiên của Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước Tô Lâm tại tổ chức quốc tế toàn cầu Liên Hiệp Quốc.”

Nguồn: Người Việt

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.