Chủ Nghĩa Dân Tộc đưa Tập Cận Bình lên, nhưng cũng kèm theo rủi ro

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Andrew Browne
8/9/2015

Không ai đoán trước được chuỗi tai nạn ào đến lúc nó xảy ra. Chỉ còn có vài tuần trước cuộc diễn bình hào nhoáng tại quảng trường Thiên An Môn để đánh dấu chiến thắng quân Nhật trong Thế Chiến thứ Hai thì thị trường chứng khoán sụp đổ, giới đầu tư bỏ chạy đem theo cả tỉ đô-la sau khi tiền nhân dân tệ sụt giá, và một vụ nổ kho hóa học tại cảng Thiên Tân. Nhiều nhà đầu tư ngoại quốc mất tin tưởng vào khả năng lèo lái nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới của giới lãnh đạo Trung Quốc. Một cách bất ngờ Chủ tịch Tập Cận Bình có vẻ như trong thế thua.

Nhưng trong ngày duyệt binh, họ Tập vượt lên tất cả những quan tâm này. Ông ta cần được nâng lên; và lính diễn hành, xe tăng, máy bay không người lái, tên lửa và phi cơ giúp nâng ông lên.

Mặc dầu cuộc chiến chống Nhật đã chấm dứt 70 năm rồi, Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn cho thấy cách chắc ăn nhất để xách động quốc gia khi có khủng hoảng là lôi kẻ thù cũ ra đánh. Đây là cách gượng dậy của chế độ năm 1989 sau biến cố Thiên An Môn.

Và đó cũng là cách để tiếp tục nắm quyền. Khi liên tục nhắc nhở người dân về tội ác của Nhật trong thời chiến, họ hướng những bất mãn trong nước ra một mối đe dọa từ bên ngoài.

Họ Tập rất rành ngón đòn này. Những lời bàn tán trên đường phố Bắc Kinh cùng với nhận xét của giới quan sát thời cuộc cho là họ Tập biến buổi biểu diễn quyền lực hôm thứ Năm thành buổi đăng quang cho Tập Cận Bình trở thành vị lãnh tụ tối cao. Trong bài diễn văn trước đám đông, họ Tập tán dương “chiến thắng vĩ đại” đã “đập nát âm mưu của quân phiệt Nhật biến Trung Quốc thành thuộc địa nô lệ và chấm dứt mối hận nhục nhã của Trung Quốc”. Họ Tập biến chiến thắng đó thành của chính ông.

Tuy nhiên khai thác yếu tố bài Nhật của quần chúng là một chiến thuật nguy hiểm. Lòng khao khát bài Nhật ngày càng phình ra; cảm xúc có thể đi quá đà không kiểm soát nổi.

Trong lúc chuẩn bị trước cuộc diễn binh, bộ máy tuyên truyền của đảng hết chất liệu khả tín cho loạt phim bộ chống Nhật phát đi liên tục trên TV. Trong một bộ phim nhiều tập mang tên “Cùng nhau chống quỷ dữ”, có một màn trong đó người hùng Cộng sản trong tù rút quả lựu đạn giấu trong hạ bộ của người vợ (cai tù Nhật cho bà vợ vào thăm chồng trong phút chót) làm nổ tung chết tất cả mọi người. Khị bị khán giả than phiền, nhà cầm quyền cho ngưng trình chiếu bộ phim này.

Cốt truyện chống Nhật một cách lố bịch của guồng máy tuyên truyền hết hơi cho thấy một vấn đề đáng quan tâm hơn hết.

Đối diện với một nền kinh tế vất vả, liệu nhà nước có muốn kích động thêm lòng yêu nước của quần chúng? Chủ nghĩa dân tộc dâng cao cùng với tăng trưởng kinh tế lún xuống là một cặp bài trùng bất ổn ở bất cứ nơi nào, đặc biệt là ở Trung Quốc nơi mà tính danh chính ngôn thuận của đảng tùy thuộc vào khả năng đem lại đời sống cao.

Cũng như sẽ tạo thêm căng thẳng giữa Trung Quốc và thế giới. Tình hình xoay quanh buổi họp thượng đỉnh cuối tháng này giữa họ Tập và Tổng Thống Obama tại Washington đã xấu rồi vì Hoa Kỳ than phiền cách làm ăn buôn bán của Trung Quốc, đánh cắp qua mạng và bành trướng đảo trong vùng biển Đông.

Chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cận đại xuất phát từ một phong trào quần chúng của giới trí thức và sinh viên phản kháng sự xâm lấn của Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. Dòng chính của phong trào cổ xúy cho lòng tự hào về thành quả văn hóa và nền văn minh lâu đời của Trung Quốc, một chuyện bình thường trên thế giới. Tuy nhiên nhóm bên lề của phong trào là những kẻ bài ngoại, kỳ thị và cuồng tín quân sự.

Trong năm thứ ba nắm quyền, họ Tập đi xa hơn nữa. Ông ta thúc đẩy một hình thái phẫn uất của chủ nghĩa dân tộc lải nhải về cái gọi là “thế kỷ nhục nhã” dưới bàn tay của Nhật Bản và các đế quốc Tây Phương khởi đi từ Cuộc Chiến Bạch Phiến, và ông cứng rắn từ khước các giá trị tự do của Tây Phương. Trong các trường đại học bị cấm thảo luận về dân chủ.

Giới buôn bán Tây Phương than phiền là không cảm thấy được đón chào như trước. Lực lượng an ninh gia tăng giới hạn các hoạt động của NGO ngoại quốc cũng như đối tác địa phương. Truyền thông nhà nước đề cập đến âm mưu của CIA để gây bất ổn ở Tây Tạng và các vùng biên giới. Khi sinh viên Hồng Kông chiếm đóng trung tâm kinh doanh của thành phố hồi năm ngoái để biểu tình đòi dân chủ, thì báo Nhân Dân đổ thừa cho “các thế lực thù địch nước ngoài” gây rối.

Và họ Tập thách thức Tây Phương bằng cách biểu diễn bắp thịt. Trong khi bài diễn văn ở Thiên An Môn đầy dẫy lời kêu gọi hòa bình và buổi diễn binh kết thúc bằng một bầy 70 ngàn con chim bồ câu cất cánh bay lên trời thì điều mà mọi người lưu ý là tên lửa đạn đạo DF-21D chế tạo để tiêu diệt loại hàng không mẫu hạm của Mỹ, là biểu tượng sức mạnh toàn cầu của Hoa Kỳ. Và cách đó mấy ngàn cây số, 5 chiếc tàu chiến Trung Quốc dọ dẫm đến gần Alaska, cùng lúc Tổng thống Obama có mặt ở đó.

Họ Tập không muốn có cuộc xung đột với sức mạnh Hoa Kỳ. Giới quan sát chính trị thì cho rằng việc biểu dương bắp thịt ở Thiên An Môn là nhắm đến đối tượng trong nước, chứ không phải để đe dọa Nhật Bản hay thách đố Hoa Kỳ.

Hiện thời thì họ Tập tự tin là có thể kích động quần chúng bằng diễn binh, súng cà-nông bắn vài phát và gia tăng lòng tin tưởng của quần chúng với tên lửa chở trên xe. Điều không rõ là một khi khó khăn kinh tế chạm ngõ thì quần chúng có chịu thỏa mãn dễ dàng vậy không.

Radio Chân Trời Mới – Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: Wall Street Journal

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…