Tường trình về tình hình Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Washington D.C Ngày 11/6/2015) – Gần một tháng trước khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN viếng thăm Hoa Kỳ vào giữa tháng 7 sắp tới, hai dân biểu Zoe Lofgren và Loretta Sanchez thuộc Nhóm Dân Biểu Việt Nam Caucus, Hạ Viện Hoa Kỳ đã tổ chức buổi tường trình về tình hình tù nhân lương tâm tại Việt Nam diễn ra vào lúc 3 đến 4 giờ chiều ngày 11/6/2015.

Buổi tường trình có sự tham dự từ Việt Nam của ông Nguyễn Văn Lợi, thân nhân của Tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn hiện đang bị CSVN kết án 8 năm tù giam về tội âm mưu lật đổ chế độ; Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, đại diện Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam; và ông Trương Minh Tam thuộc Phong Trào Con Đường Việt Nam, từng bị giam chung với Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu. Trước đó, hai Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và nhà hoạt động Trương Minh Tam đã tham dự buổi tường trình về nhân quyền tại Quốc Hội Canada vào ngày 28/5 vừa qua.

Ngoài ra, buổi tường trình còn có sự tham dự đặc biệt của Giáo sư Allen Weiner, Giám đốc Chương trình Luật Quốc tế và Đối chiếu của Đại Học Luật Stanford (Hoa Kỳ), người từng đệ nạp kiến nghị lên Ủy ban Điều tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên hiệp quốc vào năm 2013 để yêu cầu can thiệp về việc 17 thanh niên yêu nước bị CSVN bắt giữ phi pháp từ năm 2011.

JPEG - 204.5 kb
Quang Cảnh Buổi Tường Trình Về Tù Nhân Lương Tâm Tại Quốc Hội Hoa Kỳ.

Về phía quan khách tham dự, có sự hiện diện của ông Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam vùng DC, Maryland & VA; ông Nguyễn Vĩnh Hưng, Phó chủ tịch, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, cựu Giám đốc Á Châu Tự Do Ban Việt Ngữ, Bà Nguyễn Ngọc Giao, chủ tịch Voice of Vietnamese Americans, quý vị trong Cộng đồng và đại diện các cơ quan Truyền thông VOA, RFA, AP và một số đại diện các văn phòng dân biểu trong Nhóm Dân Biểu Vietnam Caucus.

Trong phần phát biểu đầu tiên, dân biểu Loretta Sanchez đã khẳng định rằng tình hình nhân quyền Việt Nam ngày một tồi tệ và sự hiện diện của thân nhân và các nhà hoạt động nhân quyền từ Việt Nam trong buổi tường trình hôm nay là một minh chứng do tình trạng này. Bà cho rằng Hoa Kỳ không thể cho CSVN gia nhập vào TPP nếu Hà Nội không có những cải thiện rõ rệt về tình hình đàn áp những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam.

Chia sẻ về người con gái của mình là cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang bị án tù 8 năm, ông Nguyễn Văn Lợi đã phát biểu rằng:

“Con gái tôi năm nay 30 tuổi và bắt đầu hoạt động nhân quyền từ lúc 24 tuổi. Bất công xã hội đã thúc đẩy Mẫn vào con đường dấn thân. Mẫn là một người rất đam mê về nhiếp ảnh và vì quan tâm đến bất công xã hội, Mẫn đã chụp những hình ảnh chính quyền đàn áp người dân. Là một người trẻ Mẫn đã không chấp nhận để Trung Quốc ngang tàn trên lãnh hải Việt Nam, nên đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hoà chống Trung Quốc của giới trẻ, vẽ những khẩu hiệu Hoàng Sa Trường Sa là của Viêt Nam trên đường phố để bày tỏ quan tâm của mình. Minh Mẫn tích cực bày tỏ chính kiến qua hoạt động trong Đảng Việt Tân. Thế mà họ đã bắt và xử con tôi 8 năm tù với tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, một thành viên của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã chuyển đến cử tọa thông điệp của nhà hoạt động tôn giáo tại Việt Nam như sau:

“Là thành viên Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, tôi đến đây vì những người bạn, đồng đạo, và tín đồ của tôi bị đàn áp chỉ vì bày tỏ đức tin. Một vấn đề mà Hội Đồng Liên Tôn quan ngại và phản đối, đó là Dự Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo sắp được nhà nước Việt Nam ban hành nhằm xiết chặt và can thiệp sâu hơn vào các công việc nội bộ của các tôn giáo. Đứng trước các sự kiện lớn sắp đến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam như TPP, kỷ niệm 20 năm bang giao cũng như chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ áp lực nhà cầm quyền CSVN: 1/ Trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các tù nhân tôn giáo như LM Nguyễn Văn Lý, MS Dương Kim Khải và MS Nguyễn Công Chính. 2/ Khuyến nghị nhà cầm quyền VN không ban hành Dự Luật Tôn Giáo Tín Ngưỡng.”

Anh Trương Minh Tam, nhà hoạt động nhân quyền thuộc Phong Trào Con Đường Việt Nam đã chia sẻ về tình trạng giam giữ các tù nhân lương tâm tại Việt Nam như sau:

“Nhiều tù nhân chính trị từng bị tước đoạt tài sản và đối xử thậm tệ nên đã tuyệt thực để phản đối sự vi phạm quyền con người trầm trọng trong các trại giam nhưng kết cục họ lại bị đối xử vô nhân đạo và không đúng pháp luật. Họ không được cung cấp đủ nước uống và các biện pháp y tế đảm bảo cho việc tuyệt thực… Đặc biệt tôi hết sức lo ngại cho tình trạng sức khỏe nguy cấp của anh Đặng Xuân Diệu khi anh có tổng thời gian tuyệt thực và bỏ bữa đã lên đến 15 tháng trong gần 4 năm qua. Anh Diệu hiện tại chỉ còn nặng hơn 40kg, mắc rất nhiều bệnh tật về tiêu hóa, xương khớp và ngoài da.”

Trong phần trình bày về các nỗ lực vận động Liên Hiệp Quốc can thiệp cho trường hợp các thanh niên Công giáo và Tin Lành đã và đang bị CSVN giam giữ trái phép, Giáo sư Allen Weiner thuộc Đại học Stanford đã kết luận rằng:

“Sự vật lộn ở Việt Nam ngày nay không phải là giữa phát triển kinh tế và cải tổ chính trị; nó chỉ là nỗ lực của chính quyền Việt Nam để nắm quyền lực tuyệt đối và đàn áp bất cứ phong trào chính trị hay xã hội có tổ chức nào có thể thách đố quyền lực tuyệt đối của họ. Hoa Kỳ phải vượt qua những lời chiếu lệ bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta không nên thúc đẩy mối giao thương sâu đậm hơn trừ phi Việt Nam có những bước tiến đáng kể để tôn trọng nghĩa vụ nhân quyền quốc tế. Bước đầu tiên, và hiển nhiên nhất cho Việt Nam, là hãy thả ngay các nhà hoạt động mà tôi đại diện cùng với những người khác bị giam giữ chỉ vì họ muốn có tiếng nói cho tương lai của đất nước họ.

Một cách cụ thể, Hoa Kỳ không nên để cho Việt Nam gia nhập vào TPP khi chính quyền Hà Nội dùng hệ thống tư pháp để bóp nghẹt đối kháng và vi phạm nhân quyền.”

Dân biểu Allen Lowenthal, người đã có chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng trước cũng đã chia sẻ quan điểm rằng ông không ủng hộ việc để cho CSVN gia nhập vào TPP vì Hoa Kỳ không thể thưởng cho một chế độ không tôn trọng nhân quyền.

Sau buổi tường trình, các ông Nguyễn Văn Lợi, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng và anh Trương Minh Tam đã được ông Chủ tịch Cộng đồng mời tham dự một buổi sinh hoạt tâm tình cùng với quý đồng hương tại vùng Hoa Thịnh Đốn vào buổi tối cùng ngày. Buổi sinh hoạt diễn ra rất chân tình và mọi người bày tỏ sự tích cực hỗ trợ cuộc tranh đấu cho các tù nhân lương tâm nói riêng và cho tiến trình dân chú hóa nói chung.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.