Ai giúp Bộ Trưởng Nguyễn Văn Thể thoát nạn?

Cựu Bộ Trưởng GT-VT Đinh La Thăng (trái) bị truy tố chủ mưu trong việc bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương gây thất thoát hơn 725 tỷ đồng, trong khi Nguyễn Văn Thể (phải) vào thời gian đó là thứ trưởng cùng bộ, được Viện Kiểm Soát cho là không đủ cơ sở để bị xem xét trách nhiệm hình sự!
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cao tốc TP.HCM – Trung Lương dài 62 cây số với số tiền đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng (khoảng 500 triệu Mỹ Kim). Đây là số tiền khủng và là miếng mồi béo bở của các quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải (GTVT) và đám thân hữu ăn theo của cán bộ cấp bộ. Chính vì vậy sau 10 năm sử dụng, đến nay nó còn liên quan đến một vụ án làm thất thoát tiền nhà nước  lên đến 725 tỷ đồng (tương đương 36 triệu Mỹ Kim). Nói cách khác là Cao tốc TP.HCM – Trung Lương bị biển thủ mất 36 triệu Mỹ Kim.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao công bố ngày 26 tháng Mười vừa qua thì ông Đinh La Thăng cựu Bộ Trưởng GTVT bị truy tố cùng với Nguyễn Hồng Trường, cựu Thứ Trưởng và Đinh Ngọc Hệ tức “Út Trọc” cựu Phó Tổng Giám Đốc Công Ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng.

Tuy nhiên trong vụ án này, Nguyễn Văn Thể hiện thoát tội mặc dù khi còn là thứ trưởng Bộ GTVT (2012-2017), có trách nhiệm trong việc chỉ đạo chấm dứt hợp đồng thu phí đối với Công ty Yên Khánh của Út Trọc. Viện Kiểm Sát Tối Cao cho rằng hành động của ông Nguyễn Văn Thể không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông này, mặc dù trong hồ sơ khởi tố có tên Nguyễn Văn Thể, nay là bộ trưởng Bộ GTVT. Ông Thể cũng là người danh tiếng trên mạng xã hội – “Thế thu giá,” khi ông cương quyết bảo vệ việc lạm dụng thu phí BOT bằng cách né chữ “thu phí” thành “thu giá.”

Cao tốc Trung Lương được xây dựng từ năm 2004 với nguồn vốn ngân sách quốc gia, do đó sau khi hoàn thành, bộ trưởng GTVT lúc đó là Đinh La Thăng được giao trách nhiệm thực hiện việc bán bản quyền thu phí lấy tiền hoàn trả ngân sách. Do mối liên hệ có từ trước, Thăng tìm cách giới thiệu “Út Trọc” Đinh Ngọc Hệ và giúp Công ty Yên Khánh trúng thầu đấu giá quyền thu phí từ 2014. Được biết Công ty Yên Khánh do Út Trọc đứng tên làm chủ nhưng không có bộ máy quản lý, không có nhân sự cũng không có vốn và hoạt động như một công ty ma trong mục đích lường gạt.

Vì vậy, trong 2 năm sau đó, ngoài số tiền bán đấu giá 2.000 tỷ đồng, Công ty Yên Khánh chỉ nộp ngân sách khoảng 600 tỷ đồng, không bằng số lẻ của vốn đầu tư 9,880 tỷ đồng. Đó là toàn cảnh đưa đến việc Đinh Ngọc Hệ thao túng, gian dối chiếm đoạt 725 tỷ đồng là tài sản nhà nước với sự a tòng của Bộ Trưởng Thăng cùng hai Thứ Trưởng Trường và Thể.

Dưới thời Ba Dũng làm thủ tướng, có 3 bộ ăn không chừa thứ gì. Đó là Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận Tải và Bộ Y Tế. Vũ Huy Hoàng của Bộ Công Thương đang bị truy tố sau một thời gian nghỉ hưu gần như bị quản thúc, Đinh La Thăng thì đang ở tù còn Nguyễn Thị Kim Tiến mất chức vì lùm xùm vụ nhập thuốc ung thư giả nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm. Nay đến phiên Nguyễn Văn Thể đàn em của Đinh La Thăng bị khui có liên quan đến công trình cao tốc TP.HCM – Trung Lương.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát, Thể có thời gian được Thăng chỉ định phụ trách dự án này, đáng lý ra phải bị truy tố vì đã để Út Trọc chiếm đoạt tài sản nhà nước một cách khó hiểu. Nếu nói rằng ông Thể không đủ yếu tố để bị buộc tội hình sự, vậy còn thiếu cái gì? Trong chế độ cộng sản, tham nhũng của các quan chức là một hệ thống của sự ăn chia từ trên xuống dưới như một quy luật bất thành văn. Cho nên trong một đường dây tham nhũng khi đã bị xem xét, truy tố thì ai cũng bị dính. Bị buộc tội tham ô thì đâu chỉ có một hai người mà là một đám, một băng với nhau. Do đó Viện Kiểm Sát nói rằng Nguyễn Văn Thể không đủ yếu tố buộc tội hình sự là chuyện rất khó hiểu… Ở một khía cạnh khác, vụ án cao tốc TP.HCM – Trung Lương còn cho người ta thấy hệ thống luật pháp của chế độ chỉ nhằm răn đe và trừng phạt người dân, còn đối với cán bộ, luật phe đảng là trên hết.

Cũng có người cho rằng nếu như chuyện này xảy ra năm 2019 hay đầu năm 2020, chắc ông Thể đã bị truy tố ra tòa. Nhưng từ ngày Ba Dũng “tái xuất giang hồ” từ tháng Chín đến nay, tình hình có vẻ thay đổi. Phe Ba Dũng không còn bị lép vế nên khi Ba Dũng xuất hiện trở lại, đàn em của Ba Dũng cũng ngoi lên bao che cho nhau là chuyện bình thường.

Hóa ra ông Thể thoát tội hình sự là vì được Ba Dũng ra tay cứu vớt. Trách nhiệm bảo vệ tài sản nhà nước, vì vậy đối với cán bộ lãnh đạo chỉ là câu nói hoa mỹ ngoài cửa miệng, hay chỉ tồn tại trên giấy trong khi trong thực tế họ coi đó là tài sản chùa mạnh ai nấy xẻ thịt.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.