Ai là kẻ kích động người dân nổi dậy?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày qua dư luận rất phẫn nộ về vụ án của ông Đặng Văn Hiến – Người bị kết án tử hình vì nổ súng bảo vệ tài sản gia đình khi bị 30 người mang vũ khí đe dọa.

Theo cáo trạng, năm 2008 Công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đăk Nông giao cho 1079 ha đất rừng tại tiểu khu 1535 để sản xuất lâm nghiệp. Tháng 6/2013, ông Nghiêm Xuân Thiên Sửu mua lại dự án và để cho vợ là bà Nguyễn Thị Hồng Tươi đứng tên làm giám đốc.

Tiểu khu 1535 là vùng đất giáp danh với Campuchia, là vùng xa xôi hẻo lánh cách xa khu dân cư tập trung. Ở nơi đây phần đa là người dân tộc Nùng đến xâm canh, khai hoang cải tạo đất với hình thức trồng điều, cà phê mong muốn thoát nghèo. Có thể gọi là một khu kinh tế mới.

Chính vì vậy việc giao đất cho công ty Long Sơn đã gặp phải những phản ứng gay gắt của người dân tiểu khu 1535. Người dân cần sự bồi thường thỏa đáng đối với những tài sản của họ có trên đất trước khi giao đất. Nhưng đáp lại thiện chí đó, công ty Long Sơn đã từ chối bồi thường cho người dân mà âm thầm thực hiện nhiều cuộc “cưỡng chế” san ủi cây trồng, hủy hoại những tài sản của người dân. Không chỉ dừng ở đó, công ty Long Sơn còn thuê côn đồ vây ráp, phá hoại cây trồng trên nương rẫy của người dân tiểu khu 1535.

Trong suốt 8 năm (2008 – 2016) người dân phải chống trả lại sự đàn áp, và tấn công bằng vũ khí với số lượng đông đảo của những kẻ cướp đất. Nhưng chính quyền vẫn im lặng làm ngơ.

Và giọt nước tràn ly, khi sự áp bức lên đến đỉnh điểm và sức chịu đựng của những người dân nghèo đến giới hạn cuối cùng. Ngày 23/10/2016, ông Đặng Văn Hiến vì để bảo vệ tài sản gia đình trước sự tấn công của hơn 30 người có vũ khí đã nổ súng làm chết 3 người và bị thương 13 người.

Sau khi xảy ra vụ việc ông Đặng Văn Hiến đã ra đầu thú và bị TAND TPHCM tuyên án tử hình cả 2 phiên tòa sơ thẩm ngày 3/1/2018 và phiên phúc thẩm ngày 12/7.

Sự tranh chấp đất đai giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân xảy ra thường xuyên liên tục, không còn xa lạ gì. Theo thống kê có hàng nghìn vụ khiếu kiện quan trọng, trong đó có gần 80% vụ khiếu kiện về đất đai.

Trước đó, điển hình là những vụ nổ súng của Đoàn Văn Vươn hay Đặng Ngọc Viết…. đã cho thấy rõ sự thất bại của nền tư pháp Việt Nam.

Tòa án là nơi để thực thi công lý nhưng với nền tư pháp Việt Nam chỉ để đưa ra một thông điệp rằng: Hãy im miệng và đừng chống lại.

Với thông điệp ấy, nhà cầm quyền thông qua cơ quan Tư pháp muốn làm cho người dân phải biết run sợ. Nhưng họ không hiểu hay cố tình không hiểu rằng: Một nền pháp luật công bằng sẽ duy trì được trật tự xã hội. Một nền luật pháp bất minh sẽ nảy sinh sự bất tuân.

Sự yếu kém trong quản lý đất đai cũng như những sai lầm của Luật Đất đai năm 2013 đã tạo nên một lỗ hổng rất nghiêm trọng cho luật Đất đai hiện nay. Đó là “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng lại do nhà nước quản lý”, thực tế người dân không được sở hữu đất mà chỉ được sử dụng. Đây là một chính sách rất sai lầm của đảng cộng sản Việt Nam.

Thay vì khơi thông bế tắc trong quản lý đất đai, tìm ra những giải pháp ngăn chặn, xoa dịu sự bất bình của người dân thì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã sử dụng ngành Tư pháp như một công cụ chặn dòng lũ đang chảy xiết. Thì vỡ bỡ là lẽ đương nhiên.

Quay trở lại vụ án của ông Đặng Văn Hiến thấy rõ được sự vô trách nhiệm của phía chính quyền địa phương. Khi người dân phải lặn ngụp trong sự bất công, áp bức không được nương tựa bấu víu vào luật pháp thì phát súng của Đặng Văn Hiến nổ ra là điều tất yếu.

Chúng ta thường nghe “ hãy ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật” và “tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”. Ông Đặng Văn Hiến đã tin vào điều đó, tin vào những trò tuyên truyền dối trá của nhà cầm quyền cộng sản để rồi phải nhận một bản án bất nhân, phản nhân văn, vô nhân đạo.

Đặng Văn Hiến – anh là một đại diện cho những người dân nghèo, cho tiếng nói đi đến cùng cực của sự thống khổ. Là hình ảnh vô cùng sinh động khắc họa nên sự chịu đựng những sự bất công của người dân dưới chế độ cộng sản.

Ngày hôm nay tử hình Đặng Văn Hiến vì ôm súng bảo vệ đất, ngày mai sẽ có biết bao nhiêu người dân mất đất ôm súng đứng lên?

Ai là kẻ đã kích động người dân nổi dậy?

Nếu bạn là Hiến trong hoàn cảnh đó bạn sẽ làm gì?

Mong mọi người cùng lên tiếng, hãy cứu lấy Hiến.

PHẢN ĐỐI BẢN ÁN BẤT NHÂN ĐỐI VỚI ĐẶNG VĂN HIẾN

15/7/2018
Mộc Lan

Nguồn: FB Minh Doan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.