Ai ra lệnh cho đội Bắc Hàn đổi chiến thuật ở giải World Cup 2010

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 21/06/2010, nhiều người dân Bắc Hàn thức trắng đêm háo hức chờ xem trận đấu giữa đội nhà với đội Portugal (Bồ Đào Nha) ở giải World Cup. Người dân Bắc Hàn, ai cũng nghĩ là đội Portugal trên chân, nhưng vẫn cầu mong đội tuyển của mình thắng để rửa hận cho trận đấu cách đây 44 năm cũng với Portugal ở vòng 8 nước trong giải World Cup 1966 tại Anh quốc. Trận đó Bắc Hàn dẫn trước 3-0, nhưng kết quả Bồ Đào Nha đã thắng với tỷ số 5-3.

Người dân Bắc Hàn thức đêm xem để ủng hộ là chuyện đương nhiên, chẳng có gì đáng bàn, nhưng tại thủ đô Seoul của Hàn quốc vẫn có 600 người, phần đông là người thiên tả, tụ họp tại chùa Bongeunsa (Phụng Ân Tự) để ủng hộ đội Bắc Triều Tiên. Trước đó hai tuần, trên những trang web của các tổ chức thiên tả đã cho đăng rõ ngày giờ, địa điểm tập trung để kêu gọi mọi người tham dự đông đảo hầu ủng hộ đội bóng Bắc Hàn. Nhiều câu đăng lên đọc mà thấy ớn người, chẳng hạn như “Phải đến ủng hộ đội Bắc Triều Tiên cho dù có bị giết chết” .

Khi đội Bắc Hàn tràn lên tấn công, họ cũng hò, cũng hét cổ võ vang động khắp cả một khung trời nhưng chẳng thấy ai đến chém giết gì họ cả. Khi đài truyền hình SBS phỏng vấn người dân tại Seoul nghĩ gì về nhóm người ủng hộ đội banh Bắc Hàn đó, thì hầu như ai cũng trả lời rằng: Nam Hàn là xứ tự do mà, chứ có phải cộng sản đâu; dân muốn ủng hộ ai lại không được. Tuy nhiên cũng có người bất mãn nói rằng họ là những kẻ ngủ mơ; cứ cho tất cả sang Bắc Hàn sống là thấy ngay bộ mặt thật của xã hội cộng sản thôi. Những người tị nạn từ Bắc Hàn thì thổ lộ rằng trong thâm tâm họ cũng muốn ủng hộ đội Bắc Triều Tiên vì họ biết rõ số phận của các cầu thủ và gia đình họ. Nếu đội này thắng thì toàn dân phải nghe nhà nước Bình Nhưỡng lập đi lập lại cái câu chiến thắng có được là ’’Nhờ ơn Tướng quân (tức Bác Kim) và Đảng’’. Còn thua thì rất tội nghiệp cho các cầu thủ. Nhiều khi cả họ và gia đình họ bị hạ tầng công tác, bị đuổi ra khỏi ngôi nhà hay phòng ở hiện nay, bị ngưng các chế độ bồi dưỡng (đỡ đói hơn dân thường), và nhiều điều khổ nhục khác.

Trong trận đấu với Portugal, ngay từ những phút đầu tiên của hiệp một, đội Bắc Triều Tiên đã nhào lên tấn công chứ không chơi theo thế thủ. Các bình luận gia bóng đá ngồi bàn trực tiếp tại đài truyền hình Trung ương Bắc Triều Tiên hết lời khen ngợi lối đá tấn công này và đánh giá sức lực đôi bên cân xứng nhau. Họ còn lạc quan bình luận rằng lỡ bị thua trước một trái thì cũng chẳng sao vì với lối đá này hội tuyển Bắc Hàn dễ dàng gỡ lại điểm ngay. Sang đến hiệp hai, khi đội Portugal nâng tỷ số lên thành 4-0, thì các bình luận gia này mất hẳn cả tinh thần lẫn lời lẽ để bàn tiếp. Và khi tiếng còi của trọng tài vừa thổi kết thúc trận đấu, đài truyền hình Bắc Hàn cho hết chương trình ngay, không bình, không bàn gì nữa.

Các bình luận gia túc cầu của Nam Hàn cũng như Nhật Bản rất ngạc nhiên khi thấy huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Bắc Triều Tiên là ông Kim Jong Hun bất ngờ đổi chiến thuật sang thế công ở đầu trận banh với Portugal. Sở trường nhiều năm nay của ông nghiêng về thế thủ là chính, rồi tìm cách phản công bất ngờ. Bản thân ông Kim Jong Hun trước đây cũng là một cầu thủ hậu vệ giỏi của Bắc Hàn. Trong những trận đá tập dượt với các nước trước khi lên đường sang Nam Phi dự World Cup, người ta vẫn thấy đội Bắc Triều Tiên đá theo chiến thuật lấy thủ làm chính như vậy. (Thật ra thì ngay trong trận đầu tiên đụng với Brazil (Ba Tây), đội Bắc Triều Tiên đã chuyển sang chiến thuật lấy tấn công làm chính rồi. Tuy nhiên, vì đội Brazil quá mạnh nên hầu hết các mũi tấn công cứ lên đến nửa sân thì gẫy).

Không chỉ các bình luận gia Nam Hàn và Nhật Bản, mà cả các cầu thủ của hội tuyển quốc gia Bắc Triều Tiên — bao gồm hai tuyển thủ Kim Yong Jun và Pak Sung Hyok sinh ra, lớn lên, và đang sinh sống ở Nhật — cũng rất ngạc nhiên khi thấy huấn luyện viên trưởng thay đổi chiến thuật vào giờ chót. Mọi người đều đoán chắc chắn phải có ai đó từ trên cao ra lệnh, chứ một người rất cẩn thận và bài bản như huấn luyện viên trưởng Kim Jong Hun thì chẳng bao giờ dám mạo hiểm thay đổi vào giờ chót. Đây là một chiến thuật mà các cầu thủ Bắc Hàn không dành nhiều thì giờ tập dượt trước khi ra sân.

Quả đúng như người ta tiên đoán: Không có ai tại Bắc Hàn có thẩm quyền bắt huấn luyện viên trưởng Kim Jong Hun phải thay đổi chiến thuật ngoại trừ “Lãnh Tụ Kính Yêu” Kim Chính Nhật, nhà lãnh đạo độc tài tối cao tại Bắc Triều Tiên. Trong tuần qua, tin tức bắt đầu lọt ra từ làng báo chí phát hành ở Hàn quốc. Ngay sau khi giải World Cup khai mạc, lãnh tụ Kim Chính Nhật đã trực tiếp điện thoại cho huấn luyện viên trưởng Kim Jong Hun ra lệnh phải đá theo thế công mới mong phá thủng lưới đối thủ. Ông bảo: “Cả nước đang chờ đội bóng chúng ta làm bàn, nếu thực hiện được chắc chắn sẽ đem lại nhiều hồ hởi phấn khởi cho người dân”.

Hiển nhiên, nếu đội Bắc Triều Tiên ghi được vài bàn thắng thì báo chí Đảng bắt đầu “bật mí” về cú điện thoại vào giờ thứ 25 của Bác Kim. Còn khi thua trắng và khăn gói ra về như lần này, thì mọi tội lỗi đều sẽ đổ lên đầu đội banh và đặc biệt là đầu “tên Kim, cựu huấn luyện viên trưởng”.

Tuy nhiên, số phận hẩm hiu của huấn luyện viên Kim Jong Hun chỉ là một trường hợp tiêu biểu cho số phận của hàng triệu người dân Bắc Hàn, hàng triệu người dân Việt Nam, và hàng tỷ người dân Trung Quốc. Cả 3 dân tộc đều đang phải sống bên dưới sự cai trị của những nhà độc tài luôn nghĩ mình sáng suốt hơn tất cả và có quyền quyết định về mọi mặt xã hội và mọi mặt đời sống của từng người dân bên dưới — từ đồng hóa đất nước với tài sản riêng của Đảng, đến qui hoạch các nền kinh tế tập trung, đến cho phép thẳng tay tàn phá môi sinh nhân danh phát triển, v.v. dài đến các quyết định cực chi tiết như tu sĩ nào được thụ phong cho từng tôn giáo, số con cái mỗi gia đình được phép sinh đẻ, ca sĩ nào được lên sân khâu hành nghề, v.v. Và thế là trong hầu hết mọi lãnh vực, người dân đều lãnh loại hậu quả “4-0” như đội banh Bắc Triều Tiên.

Chính vì vậy mà nhiều khán giả Á Đông dọc theo bờ biển Thái Bình Dương, trong giải World Cup 2010 vừa ít thiện cảm nhất đối với đội banh Bắc Triều Tiên vừa cảm thông, thương quí, và lo ngại cho từng thành viên của đội này, cả cầu thủ lẫn huấn luyện viên.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.