Anh Phúc lại nổ nữa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mong muốn của hầu hết những người cầm quyền trên thế giới là làm sao cho người nhân dân mình được sống trong hạnh phúc, ấm no. Nhưng hạnh phúc ấy không như một cảm xúc trừu tượng do chế độ ban phát mà phải là thứ hạnh phúc thực sự, tức thỏa mãn được điều kiện nhân quyền và dân sinh của chính người dân.

Những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay không nghĩ như thế. Bất chấp muôn vàn đau khổ mà họ tạo ra cho người dân, các nhà lãnh đạo ấy tin vào các con số, các bảng “xếp hạng hạnh phúc” của các tổ chức nghiên cứu từ nước ngoài. Và cho rằng đó là sự thật để huyễn hoặc mình và huyễn hoặc người dân. Chẳng hạn đầu năm 2018, theo xếp hạng của tổ chức New Economics Foundation có trụ sở tại nước Anh, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đây là một tổ chức ít được biết tới và thường có những bảng xếp hạng phi thực tế.

Nhưng điều này đã làm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trở nên hào hứng hơn bao giờ hết. Vì thế ngày 5 tháng 7 khi tham dự “Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững năm 2018” ông Phúc dựa vào đó để huênh hoang tuyên bố theo kiểu ăn theo “Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới.” Nhưng ông Phúc lại cố tình bỏ quên một báo cáo hàng năm khác của Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững Liên Hiệp Quốc là “Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2018 (2018 World Happiness Report)”. Báo cáo này được mô tả như sự đánh giá chỉ số hạnh phúc của mỗi quốc gia tương đối trung thực “dựa trên nhiều yếu tố như GDP đầu người, tuổi thọ, tự do, sự ủng hộ xã hội, nhận thức về tham nhũng”.

Theo báo cáo này Việt Nam xếp thứ 95 trong hơn 160 quốc gia trên thế giới được khảo sát, chỉ đứng trên Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á. Cho nên khi nghe điều phát biểu từ cửa miệng của ông Phúc, không ai thấy vui hay hãnh diện mà chỉ thấy lợm giọng vì câu tuyên bố láo khoét và nổ không chịu nổi. Thực ra theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Thụy Sĩ mới là nước đứng thứ 5 thế giới về chỉ số hạnh phúc, điều mà ai cũng chấp nhận nếu đem so với thực tế.

Tại sao ông Phúc lại nổ như vậy?

Thứ nhất, tình trạng tồi tệ của Việt Nam nay đã hết thuốc chữa, Thủ tướng đành phải tuyên bố sảng để khỏa lấp hình ảnh đen tối của chế độ. Do kiến thức còn nằm trong ao cạn, ông Phúc cũng như hầu hết lãnh đạo cộng sản khác dù đang ngồi trong những vị trí cao, nhiều lúc nói mà không biết mình đang nói gì. Trên nền của một bức tranh u ám về kinh tế, nạn tham nhũng xuất phát từ trung ương đảng đã hủy hoại mọi cố gắng vươn lên của đất nước. Ông Nguyễn Xuân Phúc dường như chỉ có khả năng khoe khoang về thành tích sau hơn “30 năm đổi mới” để biện minh cho sự yếu kém toàn diện về quản lý kinh tế của mình và các chính phủ trước đó. Có lẽ ông Phúc chưa bao giờ nghĩ rằng những thành tích hiếm hoi Việt Nam đạt được về y tế, giáo dục, xã hội mà ông đắc ý mang ra khoe trước mọi người, không hề là kết quả của “định hướng xã hội chủ nghĩa” mà chỉ do kinh tế thị trường mang lại.

Thứ hai, lãnh đạo cộng sản vẫn mang não trạng tuyên truyền ngu dân và bắt cán bộ đảng viên lặp đi lặp lại điều không thật để mọi người cứ bị thôi miên trong sự chờ đợi tiến lên thiên đường xã hội chủ nghĩa. Chính sách ngu dân vốn là chủ trương của đảng để hạ thấp dân trí và tước đoạt dân quyền. Vì có như thế mới cho phép giai cấp đảng viên giành quyền thống trị đất nước lâu dài, loại bỏ quyền tham gia, giám sát hoạt động chính quyền của người dân. Trong những thể chế dân chủ thực sự, chính những quyền này khi được thực hiện bởi người dân sẽ tạo thành yếu tố hạnh phúc bền vững trong xã hôi.

Thứ ba, nếu ai có bất bình, phản đối thì chụp cho cái mũ phản động và tấn công thô bạo. Đó là kiểu hành xử bất chính của một chế độ xuất xứ từ bóng tối và bạo lực. Điển hình như trong tháng 6 vừa qua Bộ chính trị dàn dựng đưa ra hai Dự luật đặc khu và An ninh mạng để quốc hội bù nhìn của mình thông qua. Ngay từ đầu người dân đã nhìn thấy âm mưu của đảng là ngăn chặn và kiểm soát tư tưởng để dễ bề thao túng với Luật Đặc khu, mà thực tế chỉ là trò mua bán lãnh thổ núp dưới danh nghĩa phát triển kinh tế. Hàng chục ngàn người dân đã nổi lên biểu tình tuần hành trên cả nước và bị công an đàn áp thô bạo. Sự kiện ngày 17 Tháng 6 các lực lượng an ninh đã công khai thiết lập trại tập trung giữa thành phố HCM để giam giữ, phân loại, điều tra và đánh đập tàn bạo hàng trăm người dân bị vô cớ bắt bớ tạo ra tình trạng cai trị vô pháp luật và cho thấy chế độ đang tiến đến bờ vực của sự suy tàn.

Nói cách khác, qua cách phát biểu của ông Phúc cho thấy là chế độ cộng sản trong thực tế đang rơi vào bế tắc trầm trọng về kinh tế, đầu mối của mọi thất bại. Và nhất là nền kinh tế này một mặt không có khả năng phát triển, một mặt từ chối phát triển dù có được sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia Tây phương. Vì thế chính phủ của ông Phúc cứ phải tăng thuế, tăng thu để có tiền nuôi guồng máy bạo lực. Chẳng những vậy còn đặt thêm các sắc thuế mới và các loại phụ phí đánh thẳng vào túi tiền của dân nghèo. Thế mà người đứng đầu chính phủ vẫn có thể trơ mặt nói theo một bảng xếp hạng dỏm “Việt Nam tuy là nước có thu nhập thấp nhưng có chỉ số hạnh phúc cao thứ 5 thế giới”. Nó quá giống kiểu nói của người tâm thần mê sảng hơn là của một ông thủ tướng chính phủ.

Tình trạng ấy có thể diễn tả, trong gan ruột chế độ đã rệu rã nhưng ngoài miệng thì cố tình che giấu sự yếu kém của mình bằng những dữ kiện thổi phồng và vô căn cứ. Nhưng nếu ai có lên tiếng vạch trần sự giả dối của đảng thì lập tức bị dán cho cái nhãn hiệu “âm mưu chống phá chế độ”.

Ngày nào Việt Nam còn những kẻ nổ sảng như anh Phúc ngồi ghế lãnh đạo, người dân chẳng những không hạnh phúc mà còn quá vô phúc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.