Anh Trọng lại rung cây nhát khỉ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau thất bại vụ kỷ luật ông Dũng năm 2012, nhờ sự hợp tác của ông Trương Tấn Sang, ông Trọng đã giành lại Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng.

Để diệt bầy sâu bu chung quanh ông Dũng, ông Trọng đã kéo ông Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội phụ trách chức Trưởng ban nội chính, phụ tá ông Trọng trong việc phòng chống tham nhũng. Không may, ông Nguyễn Bá Thanh ra đi quá sớm, ông Trọng mất chỗ dựa khiến cho công tác chống tham nhũng bị… đắp chiếu.

Nhưng sau khi hạ được ông Dũng tại Đại hội XII vào cuối tháng 1 năm 2016, ông Trọng bắt đầu trở lại cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng thay vì “đả hổ” như họ Tập bên Trung Quốc đã làm, phe ông Trọng lại chọn “con ruồi” Trịnh Xuân Thanh đập trước. Đợt vung gươm đầu tiên tưởng mang lại thắng lợi vẻ vang nhưng ông Trọng lại thất vọng ê chề, vì trong phút chốc Phó chủ tịch Hậu Giang đã trở thành con sáo sang sông. Ê chề và ê mặt bởi lẽ ông Trọng đang có tham vọng từ “diệt ruồi” nhỏ làm đà, chuyển sang bắt những con cọp to để tỏ ra tổng bí thư là người trong sạch, tay chưa bao giờ nhúng chàm.

Thế rồi mới đây, lần đầu tiên bế mạc một hội nghị trung ương giữa kỳ, chẳng những ông Trọng không phải mếu máo như trong Trung ương 6 năm 2012 vì “không kỷ luật được một đồng chí trong Bộ chính trị”, mà lần này còn có thể xoa tay trong niềm hân hoan của người thắng cuộc. Trung ương 5 khóa XII đã êm thấm kỷ luật được ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng; thành công này được mô tả như là sự phối hợp chặt chẽ giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng.

Thế nhưng đòn của ông Trọng chưa dừng lại ở đó. Lột được chức bí thư thành ủy của ông Thăng xong, ngày 13 tháng 5, trong dịp đến tiếp xúc với một số cử tri cò mồi quận Ba Đình ở Hà Nội, ông Trọng huyênh hoang tuyên bố với vẻ tự tin và đắc thắng đó chỉ mới là kỷ luật trong đảng thôi. Trong tương lai còn phải đưa ra truy tố theo luật pháp, tức là đưa ra xét xử về mặt hình sự. Như thế dù đang ngồi ở một trong 8 cái ghế khiêm nhượng là Phó ban kinh tế, Đinh La Thăng có vẻ cũng chưa yên thân. Bằng uy quyền của kẻ đầu đảng kiêm đầu trò, ông Trọng đang đặt ông Đinh La Thăng ngồi trên chiếc ghế ba chân với nhiều nỗi lo âu về số phận mình.

Rõ ràng ông Thăng hiện như con cá nằm trên thớt nên ông Trọng có thể chặt bất cứ lúc nào với quyền lực trong tay, không cần phải hứa hẹn răn đe. Nhưng nếu nhìn trong một khía cạnh khác, Tổng bí thư Trọng đang ngồi đầu cầu thổi ống tiêu, hay nói khác đi là đang rung cây nhát khỉ.

Lý do là ông Trọng chỉ rao lên một cách mập mờ “Sắp tới sẽ làm tiếp, nhưng làm tiếp như thế nào chưa nói trước được.” Trong bối cảnh đảng đang sa lầy trầm trọng, trên thực tế chưa chắc Tổng bí thư nào dám làm tiếp như tuyên bố. Nếu đẩy mạnh cuộc đấu đá đi tới một mất một còn, có thể thấy trước là đảng sẽ loạn trong một cuộc tranh hùng có đổ máu. Yên Bái đã từng là chiến trường súng đạn giữa các cán bộ đầu sỏ tỉnh làm rúng động trung ương, chắc ông Trọng chưa quên.

Sự kiện Đinh La Thăng “giương cờ trắng” ngay sau khi có kết luận và đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương khiến người ta tự hỏi, có phải anh Trọng đã dùng cơ chế đảng để ép Thăng nhận tội. Nhưng một mặt đã dàn xếp trước là Thăng hãy chịu nhục một năm thôi, sau đó sẽ có cơ hội phục chức lại. Chẳng khác gì Ủy viên Bộ chính trị Trương Tấn Sang trước đây đã bị kỷ luật với hình thức “khiển trách” trong hội nghị Trung ương 7 năm 2003 vì dính líu đến vụ Năm Cam. Tuy vậy, trong Đại hội 10 năm 2006, Sang lại được bầu vào Bộ chính trị. Do con đường đi ngoắt ngoéo và mờ ám trong đảng, người ta cũng có thể nghi ngờ rằng hiện nay Bộ chính trị đã khuyết 1 ghế vì Thăng bị loại, tại sao không bầu lại mà để trống, phải chăng chờ anh Thăng được xá tội vào lại năm sau?

Sau vụ bắt ruồi Trịnh Xuân Thanh hụt, ông Trọng cũng đủ trí khôn để nhận ra rằng thế lực tay chân phe mình còn yếu, cả về nhân sự lẫn tiền bạc. Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có sự tán trợ của phe cánh mạnh trong bóng tối, làm sao ông Thanh có thể chui lọt mẻ lưới đang giăng sẵn?

Nay kỷ luật ông Thăng như thế là đã gỡ gạc được thể diện lắm rồi, dù vết chàm của sự kiện hàng loạt cán bộ dính líu PVN cao bay xa chạy chưa thể xóa mờ. Do đó, rồi đây ông Trọng sẽ án binh bất động không làm gì tiếp, hay nếu có cũng chỉ hướng vào công tác bổ nhiệm nhân sự tai tiếng ở vài bộ và một số tỉnh ủy. Cần phải giữ uy thế, khuyếch trương thắng lợi hơn là đẩy Nguyễn Tấn Dũng vào chân tường biết đâu sẽ có loạn to trong nội bộ đảng.

Chỉ cần nhìn vào cách ông Trọng xử Vũ Huy Hoàng cũng đủ thấy, mức kỷ luật cuối cùng đối với nguyên Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng là cách chức nguyên bộ trưởng và rồi không có gì khác. Vũ Huy Hoàng vẫn sống, vẫn ra vào Bộ Công thương, vẫn đi lại khơi khơi thậm chí còn xin cấp thẻ an ninh ra vào khu cách ly của phi trường. Điều này cho thấy là ông Trọng tuy vực lại chút quyền lực của Tổng bí thư trong cảnh chợ chiều của đảng; nhưng không dám phiêu lưu trong việc xóa sổ phe Nguyễn Tấn Dũng ở miền Nam.

Tóm lại, trong lúc đắc thắng sau vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng, ông Trọng tuyên bố một vài điều lớn lối sẽ truy tố hình sự một số cán bộ; nhưng trong thực tế, đó chỉ là động tác giả “rung cây nhát khỉ” mà thôi. Vì ông Trọng đã từng thừa nhận, đánh tham nhũng chính là “ta đánh vào ta”, trong khi phe cánh mình chưa bao giờ là những người trong sạch.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.