Ấu trĩ hay lo sợ khi gán ghép Việt Tân?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo Thanh Niên Online số ra ngày 19 tháng 8 vừa qua, đã viết về việc có hơn 400 cư dân trong chung cư Hapulico thuộc địa bàn phường Thanh Xuân Tùng, quận Thanh Xuân, Hà Nội đã đồng loạt gửi thư đến chính quyền thành phố Hà Nội, yêu cầu điều tra về việc Ban quản lý chung cư đã có những hành vi ấu trĩ khi dùng Việt Tân để hù dọa người dân.

Ấu trĩ, vô trách nhiệm, lo sợ hay hoảng loạn?

Hapulico là một chung cư cao cấp, bắt đầu hoạt động từ năm 2017 có gần 800 hộ gia đình sinh sống. Chung cư này được điều hành bởi một Ban quản lý do cư dân bầu ra nhưng trong thực tế là người của chủ đầu tư, hoạt động vô trách nhiệm và nhất là không đáp ứng các yêu cầu của cư dân.

Vào đầu tháng 8 năm nay, hơn 400 cư dân đã gửi kiến nghị tập thể đã yêu cầu Ban quản lý và chủ đầu tư phải cải thiện công tác phòng ngừa cháy và chữa cháy, giải tỏa tình trạng giao thông hỗn loạn và tắc nghẽn mỗi ngày do sự dung túng và bảo kê cho sự hoạt động của bãi xe tại chợ thuốc lá quanh chung cư. Các cư dân còn yêu cầu công khai và minh bạch các hoạt động về thu chi quỹ bảo trì, các khoản đóng góp quy hoạch khu vực vườn hoa, cây xanh, thể thao…

Tuy nhiên, thay vì trả lời các yêu cầu chính đáng, Ban quản lý chung cư vào ngày 27 tháng 8, đã gửi đơn đến công an để yêu cầu điều tra những người ký tên trong kiến nghị, đồng thời dùng mạng xã hội tung những thông tin sai lạc nhằm bêu rếu các yêu cầu của cư dân. Thái độ ngoan cố của Ban quản lý chung cư đã khiến cho 400 cư dân một lần nữa phải viết kiến nghị gửi thẳng lên Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội để nhờ giải quyết.

Chủ đầu tư và Ban quản lý chung cư lại dùng xã hội đen tấn công vào những cư dân đã ký tên vào kiến nghị, gây ra tình trạng căng thẳng. Đặc biệt là tối ngày 14 tháng 9, một cư dân đã bị hành hung nhưng những nhân viên bảo vệ chung cư bất động, không can thiệp. Tối ngày 16 tháng 9, hàng trăm cư dân tụ tập đòi hỏi Ban quản lý phải làm rõ việc này nhưng đã bị Ban quản lý cho nhân viên bảo vệ đến xô đẩy, giải tán. Sau đó, liên tục trong hai tối 17 và 18 tháng 9, Ban quản lý chung cư đã bắt loa gắn trong các tòa nhà vu cáo rằng những yêu sách của cư dân “không loại trừ có sự tham gia của tổ chức phản động Việt Tân có âm mưu phá hoại, lợi dụng cư dân kích động biểu tình, gây rối”, khiến cho tình hình chung cư trở nên căng thẳng.

Những diễn tiến xảy ra ở chung cư Hapulico không phải là sự kiện đặc thù, mà thường xuyên xảy ra ở nhiều chung cư do lối làm việc tắc trách của Ban quản lý. Nhưng điểm đáng nói ở đây là Ban quản lý và chủ đầu tư chung cư Hapulico đã học theo thủ đoạn sai trái của công an, đổ vấy cho Việt Tân đã xách động cư dân. Hành vi “ấu trĩ” và nực cười này cho thấy 3 điều.

Thứ nhất, Ban quản lý và chủ đầu tư đã coi thường nguyện vọng của 400 cư dân đang sống trong chung cư. Thái độ coi thường này đã rập khuôn theo lề thói cai trị gian manh, gia trưởng và vô trách nhiệm của bộ máy cộng sản, kéo dài trong nhiều thập niên qua. Việc chủ đầu tư khư khư cho rằng Ban quản lý đã được bầu đúng theo hướng dẫn của Bộ xây dựng và không có gì sai trái khi ngăn chận các cuộc tụ họp phản đối của cư dân, chẳng khác nào thủ đoạn của chế độ CSVN, tự cho mình là đại diện chính thức cho người dân, nhưng lại làm những điều sai trái, đi ngược lại với nguyện vọng của toàn dân và quyền lợi của đất nước. Khi người dân lên tiếng phản đối việc làm vừa vô trách nhiệm vừa vô lương tâm thì chế độ sai công an vừa đàn áp, vừa dựng chuyện vu cáo.

Thứ hai, đây không phải là lần điều tiên CSVN gán ghép Việt Tân vào việc “kích động” một số sự kiện mà chế độ phải lúng túng đối phó như vụ biểu tình chống vụ giàn khoan HD 981 vào năm 2014, vụ biểu tình chống thảm họa môi truờng do công ty Formosa gây ra vào năm 2016, vụ biểu tình chống dự luật Đặc khu năm 2018. Những gán ghép này chỉ nói lên sự hốt hoảng của chế độ khi thấy phương pháp đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đề xướng từ năm 2007 cho đến nay đã và đang tạo sức lan tỏa trong xã hội.

Thứ ba, các cư dân không còn thụ động ngồi chờ sự ban phát từ Ban quản lý chung cư khi quyền lợi bị xâm phạm. Họ đã đòi hỏi những thay đổi cốt lõi bằng cách lấy ý kiến số đông và dùng số đông tạo áp lực thay đổi thông qua kiến nghị, đối thoại và tụ họp đưa yêu sách.

Sự kiện Hapulico là một thắng lợi của phương thức đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của cư dân khi họ đã đứng lên chủ động tranh đấu, đòi lại quyền sống và lẽ công bằng. Các yêu sách chính đáng đã đẩy Ban quản lý vào tình thế lúng túng với những gán ghép ấu trĩ đã không những không thuyết phục được ai, mà còn nói lên tình trạng hoảng loạn “nhìn đâu cũng thấy Việt Tân” của một chế độ đang bất lực trước sức mạnh của người dân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.