Ba tổ chức nhân quyền phản đối Nguyễn Phú Trọng đến Pháp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông cáo báo chí chung

Ngày 23 tháng Ba, 2018

Theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nước Pháp sắp đón tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 25 đến 27 tháng 3 năm 2018 tới đây. Trong vai trò tổng bí thư, hơn ai hết, ông Nguyễn Phú Trọng là người phải chịu trách nhiệm về hồ sơ nhân quyền tồi tệ nhất trong 15 tháng qua.

Năm 2017, Hà Nội đã tung ra đợt đàn áp tệ hại nhất từ 20 năm qua đối với quyền tự do ngôn luận. Ít nhất 25 bloggers, những người bảo vệ nhân quyền và những nhà đấu tranh cho dân chủ đã bị bắt hoặc bị trục xuất.

Vào tháng 6 năm 2017, giáo sư đại học người Pháp gốc Việt, blogger và là cựu tù nhân lương tâm Phạm Minh Hoàng đã bị tước đoạt quốc tịch Việt Nam và bị trục xuất, bỏ lại vợ và con gái tại Việt Nam.

Những bản án tù nặng nề đã giáng xuống những người nam, nữ muốn thông tin cho quần chúng. Blogger Trần Thị Nga đã bị kết án 9 năm tù vì đấu tranh cho nhân quyền. Nhà báo công dân Mẹ Nấm, cũng đang phải thi hành bản án 10 năm tù giam vì đã nói lên tiếng nói của ngư dân đòi hỏi được bồi thường sau thảm họa môi trường do nhà máy Formosa gây ra. Tháng trước đây, blogger Hoàng Đức Bình cũng đã bị kết án 14 năm tù vì đã cung cấp tài liệu về sự kiện này bằng video.

Nhiều người khác đang bị giam giữ chờ ngày ra tòa như Lê Đình Lượng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn… Luật sư kiêm blogger Nguyễn Văn Đài sau khi bị tạm giam trong hơn 2 năm qua, sẽ bị đem ra xử vào ngày 5 tháng Tư tới đây. Các tù nhân đều bị chuyển trại đến những nơi giam giữ cách xa gia đình hàng ngàn cây số. Trong tù, tra tấn và hành hạ đã được xử dụng một cách thường xuyên để ép cung và cưỡng bách tù nhân nhận tội. Ngoài ra, không hiếm gì trường hợp các trại tù từ chối cho tù nhân bị bệnh được điều trị thích đáng.

Qua những hành vi trên, Việt Nam đã vi phạm các điều 5, 9, 18, 19 và 20 bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và vi phạm một cách có hệ thống bản Hiệp Ước Quốc Tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết, cũng như Công Ước chống tra tấn và các hình phạt khác và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá mà họ đã ký kết.

Năm nay đánh dấu 5 năm quan hệ chiến lược giữa nước Pháp và Việt Nam. Một quan hệ như thế, với mục đích “tăng cường quan hệ trên mọi lãnh vực”, phải được thể hiện bằng một sự cải thiện tình hình nhân quyền. Thế mà thực tế không phải vậy.

Trước thực trạng này, nước Pháp có bổn phận tinh thần, cùng với các nước đối tác Âu Châu, là đòi hỏi nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng những cam kết quốc tế mà họ đã ký kết và tôn trọng các quyền được bảo đảm bởi bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà năm nay sẽ kỷ niệm tròn 70 năm. Vào tháng 12 năm ngoái, Quốc Hội Âu Châu đã chấp thuận một nghị quyết khẩn cấp để đòi trả tự do cho các nhà báo công dân đang bị cầm tù bất chính tại Việt Nam.

Trước cuộc thăm viếng này, Tổ chức ACAT, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới và Đảng Việt Tân kêu gọi chính phủ nước Pháp đừng im lặng trước tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, và áp lực để Việt Nam phải:

  • Trả lại tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho các nhà báo công dân và các tù nhân lương tâm, đã bị kết án hay đang chờ xét xử.
  • Bảo đảm cung cấp cho các tù nhân những điều kiện giam giữ đáp ứng với văn kiện “Toàn bộ các nguyên tắc về việc bảo đảm cho tất cả những người bị đặt dưới mọi hình thức giam giữ hay tù ngục” được chấp thuận bởi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc trong nghị quyết 43/173 ngày 09 tháng 12 năm 1988.
  • Ngưng ngay việc dùng đến các bộ luật về an ninh quốc gia cũng như những điều khoản mơ hồ của bộ Luật Hình Sự để đàn áp sự chống đối bằng cách bất bạo động và quy kết tội phạm cho quyền tự do ngôn luận.
  • Ngưng ngay việc đe dọa và hành hung những người bảo vệ nhân quyền, như vụ tấn công Mục sư Nguyễn Trung Tôn ngày 27 tháng 02 năm 2017.
  • Tôn trọng đầy đủ Hiệp Ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1982 và phải tuân thủ, cũng như Công Ước chống tra tấn và các hình phạt khác và đối xử tàn bạo, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá, được phê chuẩn năm 2015.

Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT)
Reporters Without Borders (RSF)
Viet Tan

***

 

Joint Statement

March 23, 2018

Nguyen Phu Trong, who as Vietnamese Communist Party general secretary is more responsible than anyone else for Vietnam’s shocking human rights record during the past 15 months, will visit France from 25 to 27 March at President Emmanuel Macron’s invitation.

In 2017, Hanoi launched the biggest crackdown on freedom of expression in 20 years. At least 25 bloggers, human rights defenders and pro-democracy activists have been arrested or deported.

Pham Minh Hoang, an academic, blogger and former prisoner of conscience with French and Vietnamese dual citizenship, was stripped of his Vietnamese nationality and sent into exile in June, and was forced to leave his wife and daughter behind.

Long prison sentences are now being passed on those who want to inform the public. The blogger Tran Thi Nga was sentenced to nine years in prison because of her human rights activism. The citizen-journalist known as Me Nam (“Mother Mushroom”) is serving a ten-year jail term because she reported that fishermen were seeking compensation for the Formosa environmental disaster. Last month, the blogger Hoang Duc Binh was sentenced to 14 years in prison for posting a video of a protest by these fishermen. Six bloggers and activists,
including the human rights lawyer and blogger Nguyen Van Dai, who have been held for more than two years, will go on trial on 5 April.

Others, including Nguyen Van Oai and Le Dinh Luong, are also awaiting trial. The detainees are often transferred to prisons located more than a thousand kilometres from their families.

Torture and mistreatment are routinely used in prisons to extract confessions and force detainees to plead guilty. It is not unusual for prison officials to deny detainees appropriate medical treatment.

By these acts, Vietnam is contravening articles 5, 9, 18, 19 and 20 of the Universal Declaration of Human Rights and is systematically violating the International Convention on Civil and Political Rights, to which it is party, and the Convention against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment, which it has signed.

This year is the fifth anniversary of the strategic partnership between France and Vietnam. A partnership of this kind, the aim of which is “reinforcement of the relationship in all domains,” should be reflected in an improvement in the human rights situation. But this is far from being the case.

With its European partners, France therefore has a moral duty to demand that the Vietnamese authorities honour their international obligations and ensure respect for the rights guaranteed by the Universal Declaration of Human Rights, which celebrates its 70th anniversary this year.

It is essential that, in their meetings with General Secretary Trong, France’s representatives should raise human rights issues with complete frankness.

On the eve of this official visit, Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT), Reporters Without Borders (RSF) and Viet Tan urge the French authorities not to remain silent on the human rights situation in Vietnam and to use all possible influence to get Vietnam to:

– Carry out the immediate and unconditional release of citizen-journalists and prisoners of conscience, both those already been convicted and those awaiting trial.

– Ensure that conditions for detainees satisfy the “Body of Principles for the Protection of All Persons under Any Form of Detention or Imprisonment,” adopted by UN General Assembly resolution 43/173 of 9 December 1988.

– Stop using national security laws and vaguely-worded criminal code provisions to crush peaceful dissent and criminalize freedom of expression.

– Stop intimidating and using violence against human rights defenders, such as the brutal attack on the Protestant pastor Nguyen Trung Ton on 27 February 2017.

– Fully respect the International Convention on Civil and Political Rights, which has been binding on Vietnam since 1982, and the Convention against Torture and other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment, which it ratified in 2015.

Action by Christians for the Abolition of Torture (ACAT)
Reporters Without Borders (RSF)
Viet Tan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.