Bắc Hàn Tìm Đến Ba Nước Đông Dương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một bản tin của đài truyền hình Trung Ương Triều Tiên phát đi hôm chủ nhật 22 tháng 5 năm 2005 cho biết là chuyến viếng thăm hữu nghị thủ đô Vạn Tượng vào thượng tuần tháng 5 vừa qua của đoàn Thanh niên Cộng sản Kim Nhật Thành do ông Trương Dũng Triết, Ủy viên Trung Ương đảng Lao Động Bắc Triều Tiên, cầm đầu đã ’gặt hái’ được nhiều thành quả tốt đẹp. Trong dịp này Bắc Triều Tiên đã ký với Lào một số văn kiện về việc trao đổi văn hóa, theo đó thì Bình Nhưỡng sẽ gởi một số giáo sư sang Lào để dạy tiếng Triều Tiên và mở nhiều tiệm ăn tại thủ đô Vạn Tượng. Đài truyền hình Trung Ương Triều Tiên cũng cho hay hệ thống nhà hàng quốc doanh của họ cũng đã có mặt tại Việt Nam và Cam Bốt. Thủ tướng Phát Phụng Chu cũng đã tuyên bố trên đài phát thanh Bình Nhưỡng rằng tình trạng bang giao giữa Bắc Triều Tiên và ba nước Đông Dương đã trở lại nguyên trạng tốt đẹp như xưa nhờ vào nỗ lực của Chủ tịch Kim Chính Nhật và lãnh đạo ba nước Việt – Miên – Lào. Không một thế lực nào hay bất cứ một lý do gì có thể phân chia tình hữu nghị anh em ba nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt – Lào và Bắc Triều Tiên.

Được biết vào đầu tháng 3 năm nay, vị đại sứ được triệu hồi về nước đã trở lại nhiệm sở ở Hà Nội và cũng trong thời gian này một phái đoàn kinh tế của Bắc Triều Tiên đã sang Việt Nam để tìm hiểu thêm về chính sách “Đổi Mới”. Chương trình cũng như chi phí chuyến đi của phái đoàn kinh tế Bắc Triều Tiên do một số nước Âu châu sắp xếp và đài thọ.

Tình trạng bang giao giữa Việt Nam và Bắc Triều Tiên đã có những rạn nứt khi Hà Nội không chịu trả số nợ mà Bình Nhưỡng bảo là đã cho vay trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Bắc Hàn cũng đã tiết lộ một số bí mật về việc đã đưa quân sang phòng thủ Hà Nội để cho bộ đội miền Bắc dồn mọi nỗ lực xua quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam. Sự rạn nứt này được thấy rõ ràng qua việc Bắc Triều Tiên triệu hồi vị Đại sứ của mình tại Hà Nội về nước vào đầu tháng 8 năm 2004, ngay sau vụ chính quyền Việt cộng đồng ý để cho chính phủ Hàn quốc đưa 460 người tị nạn Bắc Hàn lẫn trốn tại Việt Nam về Nam Hàn.

Theo các chuyên gia về vấn đề Triều Tiên thì hiện nay mặc dù Bình Nhưỡng chưa có sự trao đổi mậu dịch chính thức với ba nước Đông Dương, nhưng những quan hệ đối ngoại trên mặt chính trị thì rất mật thiết. Bình Nhưỡng có mối thâm tình từ lâu với cựu hoàng Sihanouk nên không mấy khó khăn khi ngõ ý muốn đẩy mạnh bang giao với Campuchia. Về phía Việt Nam, phải nói là không mấy tích cực trong việc đẩy mạnh bang giao với Bắc Hàn trong khi Bình Nhưỡng đang rầm rộ quảng cáo thành tích đẩy mạnh mối bang giao với ba nước Đông Dương. Có hai lý do khiến Hà Nội thụ động trong quan hệ với Bằc Hàn. Thứ nhất là vẫn còn hận chuyện chính quyền Bình Nhưỡng phanh phui một số sự thực cho thế giới biết về sự hiện diện quân đội ngoại quốc đóng tại miền Bắc làm sụp đổ thần thoại đánh Mỹ cứu nước của mình. Thứ hai là Cộng sản Việt Nam e ngại Hoa Kỳ và Nhật Bản gây trở ngại trong việc vận động đầu tư, mậu dịch khi biết Bình Nhưỡng có những quan hệ mật thiết với Hà Nội.

Theo các chuyên gia quốc tế này thì cả Campuchia lẫn Lào và đặc biệt là Cộng sản Việt Nam đã chờ xem phản ứng của Nam Hàn như thế nào trước khi đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tình hữu nghị của Bình Nhưỡng đưa ra. Nam Hàn đã im lặng đồng tình và khuyến khích Lào đứng ra dàn xếp một cuộc họp tay đôi Nam Bắc trong lần hội nghị các nước ASEAN sẽ tổ chức tại thủ đô Vạn Tượng vào tháng 7 sắp đến. Ngoài ra nhà cầm quyền Hà Nội còn bị Bắc Kinh áp lực phải làm hòa lại với Bình Nhưỡng để chia sẻ gánh nặng Bắc Hàn với Trung quốc chứ không phải Hà Nội nối lại bang giao với Bình Nhưỡng vì “tình nghĩa anh em các nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Sự kiện Bắc Hàn đang tìm cách tiếp cận gần hơn với ba nước Đông Dương, vì ba lý do:

Thứ nhất là do áp lực của Bắc Kinh hầu tìm thêm đồng minh mới ngoài Trung Quốc để tạo sự hậu thuẫn nào đó trong tiến trình thương thuyết với Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Thứ hai là do nhu cầu cải tổ kinh tế hầu huy động các nguồn tài trợ từ những quốc gia từng có liên hệ trong quá khứ như Cộng sản Việt Nam, Lào, Campuchia sau khi đã tìm đến Nga và Trung Quốc.

Thứ ba là tìm một số ’đồng minh’ làm thế hậu thuẫn cho mình trong tiến trình thương thảo với Nam Hàn về trao đổi mậu dịch, phát triển kinh tế do Nam Hàn đề nghị.

Từ ba lý do này, ta thấy là Bắc Hàn đang ở vào thế cùng quẫn khi phải quay sang ’thân thiện’ trở lại với những quốc gia vùng Đông Dương, vốn không có nhiều trọng lượng trên bàn cờ đối ngoại mà Bắc Hàn đang đối phó hiện nay. Có thể nói là Bắc Hàn đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan khi đối đầu với Nhật và Mỹ về việc giải quyết vũ khí hạt nhân tại bán đảo Đông Dương. Sự cô lập ngoại giao và phong tỏa kinh tế của Hoa Kỳ và Nhật đã làm cho Bắc Hàn thấm mệt dù ngoài miệng vẫn cố nói giọng phách lối. Nhiều tin tức cho biết là nếu Bắc Hàn không khai thông vòng đai cô lập của Mỹ và nhất là không tìm được sự hậu thuẫn của nhiều nước để phá vòng kim cô của Mỹ, Bắc Hàn sẽ chỉ có thể cầm cự tối đa là hai năm nữa mà thôi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.

Ảnh: FB Manh Dang

Hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ và sự tự do thực hành tôn giáo của ông

Điều quan tâm lớn nhất lúc này nên là sự hướng đến mối an toàn của sư Minh Tuệ, và tiếp theo là sự tự do thực hành tôn giáo của ông. Việc “tìm kiếm” sư Minh Tuệ, tốt nhất cũng nên dừng lại ở đó, chứ không phải là để đi theo, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và con đường thanh tu của sư.

Cái chúng ta cần biết là sư vẫn an toàn và được tự do đi khất thực trong bình an…

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.