Bắc Triều Tiên sẽ học gì ở Việt Nam?

Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Kim Jong-un viếng thăm chính thức Việt Nam hôm 1/3/2019. Ảnh: Báo Hải Dương
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiến tranh Triều Tiên thực sự chấm dứt vào cuối tháng 7 năm 1953 nhưng quan hệ ngoại giao Việt cộng – Triều Tiên đã bắt đầu từ năm 1950. Cùng với Trung Quốc và Liên Xô, CSVN là một trong 3 nước đầu tiên công nhận và thiết lập bang giao sau khi Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập năm 1948.

Qua 69 năm, mối liên hệ giữa hai nước tuy được mô tả là đồng minh theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng không mấy mặn mà theo đúng nghĩa của “13 nước Xã Hội Chủ Nghĩa Anh Em” do Liên Xô đứng đầu. Theo giòng thời gian, bang giao hai nước cũng có lúc thăng trầm nhưng không đến mức tan vỡ.

Tuy nhiên trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Triều Tiên là một trong nhiều quốc gia cộng sản chẳng những hỗ trợ CSVN về kinh tế mà còn về quân sự. Không có đơn vị bộ binh tham chiến trên chiến trường như Nam Hàn, Triều Tiên được ghi nhận đã gởi khoảng 200 phi công sang Bắc Việt Nam chiến đấu từ năm 1965 đến năm 1968 trên danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế.

Năm 1968 cũng là năm CSVN bước vào cuộc hoà đàm với Mỹ ở Paris và đã gây ra mối bất đồng với Triều Tiên kéo dài đến cuộc chiến tranh xâm lược lật đổ Khmer Đỏ đầu năm 1979. Sau đó, Triều Tiên từ chối công nhận Cộng hoà Nhân dân Campuchia do Heng Samrin đứng đầu và cho Sihanouk tỵ nạn như một hành động chống lại lập trường CSVN.

Những năm gần đây nhất, CSVN và Triều Tiên vẫn duy trì mối quan hệ bình thường, dù Hà Nội đã tự cứu bằng cách tách ra con đường kinh tế chỉ huy để bước vào “thời kỳ đổi mới” theo kinh tế thị trường. Trong lúc đó Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, cũng có nghĩa tiếp tục bị thế giới cô lập trong vòng vây cấm vận.

Từ khi Kim Jong-un cầm quyền, với những bước đi dò dẫm hướng về sự mở rộng nền kinh tế, Triều Tiên trong những năm gần đây vẫn chưa thoát cảnh đói nghèo. Bằng chứng là ngày 21/2/2019, phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc lên tiếng báo động tình trạng thiếu hụt 1,4 triệu tấn lương thực và kêu gọi quốc tế hỗ trợ khẩn cấp.

Cố duy trì chương trình chế tạo và thử nghiệm hạt nhân được cho là quá tốn kém để “tự vệ” trước sức mạnh kẻ thù Mỹ, cuối cùng lãnh đạo Triều Tiên cũng nhận ra rằng con đường phát triển của đất nước Triều Tiên là gỡ bỏ cấm vận của Mỹ để có thể hoà nhập với thế giới bên ngoài.

Sau những màn thử nghiệm hoả tiễn tầm xa đầy kịch tính và làm căng thẳng thế giới, cuối cùng Kim Jong-un bất ngờ chọn con đường hoà hoãn để đến Singapore gặp Tổng thống Trump, mưu tìm hoà bình cho bán đảo Triều Tiên vào ngày 12/6/2018.

Tại Singapore, dù có những lời lẽ trao đổi thật tốt đẹp nhưng lập trường đôi bên vẫn còn cách biệt rất xa. Ngoài những hứa hẹn có tính thăm dò, có thể kết luận thượng đỉnh Singapore không mang lại kết quả cụ thể nào. Với một thông cáo chung lời lẽ rất mơ hồ, tất cả còn nằm phía trước.

8 tháng sau, những chuyến đi qua lại của các viên chức ngoại giao Mỹ và Triều Tiên đã dàn xếp thành công thượng đỉnh lần thứ nhì giữa hai lãnh đạo vốn là trọng tâm chú ý của thế giới. Lần này Hà Nội của Việt Nam được chọn làm nơi tổ chức hội nghị, vì thế Việt Nam có dịp huênh hoang không ngượng miệng là “trung tâm hoà giải xung đột quốc tế”!

Chẳng qua ông Trump và ông Kim mượn Hà Nội làm nơi gặp gỡ để giải quyết chuyện riêng tư, đó là bài toán vũ khí hạt nhân đối với Hoa Kỳ và lệnh cấm vận đối với Triều Tiên. Đây cũng là hai vấn đề mấu chốt và sống còn đối với một đất nước vừa muốn phát triển kinh tế vừa duy trì sức mạnh quân sự tối ưu.

Triều Tiên không giấu giếm phải được đánh đổi xứng đáng trước khi thực hiện phi hạt nhân hoá, điều mà Mỹ gần như đặt vấn đề tiên quyết. Do đó, đa số dư luận chung không ai kỳ vọng là thượng đỉnh Hà Nội sẽ mang đến những kết quả nào đáng kể hơn thượng đỉnh Singapore.

Vì giải quyết bài toán vũ khí hạt nhân theo ý Trump không đơn thuần là Triều Tiên dẹp bỏ ngay khu vực thử nghiệm hạt nhân Yongbyong và chấm dứt sản xuất vũ khí. Mà đối với Kim Jong-un, liệu Triều Tiên sẽ nhận được gì từ Hoa Kỳ. Trong thực tế trên bàn hoà đàm, lá bài của Kim là tháo gỡ toàn bộ lênh cấm vận lâu nay áp đặt lên Triều Tiên một cách “bất công”. Ưu tiên của Kim cũng là bài toán phát triển đất nước. Và chỉ có bãi bỏ lệnh cấm vận mới có thể đánh đổi bỏ việc theo đuổi việc chế tạo vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên lấy làm lẽ sống còn trước thế lực Hoa Kỳ.

Người ta còn nhớ vào năm 2003, trong mục đích đi tìm một giải pháp hoà bình, ổn định lâu dài cho vùng Đông Bắc Á khi Triều Tiên tuyên bố họ sở hữu một chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đồng thời rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân, một bàn đàm phán 6 bên đã được mở ra. Trong vòng 5 năm từ 2003 đến 2007 với 6 vòng đàm phán bao gồm các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga mà không mang lại một kết quả cụ thể nào. Đến năm 2009 sau khi bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt, Triều Tiên quyết định rút khỏi hội nghị 6 nước và tiếp tục chương trình của mình, đặt hoà bình thế giới trước một mối đe doạ trầm trọng.

Đó là thời điểm mà Triều Tiên mới bắt đầu xúc tiến việc thử nghiệm hạt nhân nhưng chưa thành công và họ nhất quyết không từ bỏ tham vọng của mình. Ngày nay dưới thời Kim Jong-un, Triều Tiên đã nắm trong tay thứ vũ khí này rồi thì không khác gì nắm được chiếc chìa khoá mở cửa lệnh cấm vận của Mỹ. Không thể gặp nhau chỉ trong một hai ngày tại Singapore hay Hà Nội hội đàm chung chung, nặng phần trình diễn xã giao mà ông Kim dễ dàng tuyên bố từ bỏ những thứ mà Triều Tiên dày công tạo dựng.

Nếu ông Trump không đưa ra cái gì cụ thể để bảo đảm cho Triều Tiên an toàn, phát triển và không còn bị cô lập trên thế giới thì nhất định những cuộc hoà đàm tương lai cũng thất bại. Vả chăng, bài toán khó này ông Trump không thể một mình đơn thương độc mã giải quyết như một người hùng. Mà phải cần sự có mặt của ít nhất 6 quốc gia như trước đây ngồi chung bàn thương lượng để có được một kết quả chung cuộc có giá trị lâu dài.

Nhưng kỳ này có hơi khác khi Kim chọn Việt Nam là địa điểm gặp Trump. Ngoài những yếu tố địa lý lẫn tâm lý thuận lợi cho cả đôi bên, chuyến đi của ông Kim làm mọi người liên tưởng đến điều biết đâu ông Kim sẽ học được cách kiên trì đàm phán của CSBV trong suốt 5 năm hoà đàm Paris, từ đó có thể chiếm phần thắng về mình.

Nói cách khác, CSVN có một kho kiến thức kinh tế lẫn chính trị mà Triều Tiên có thể học được để áp dụng trong cách chơi với Mỹ. Người ta cho rằng qua chuyến thăm Việt Nam lần này, ít nhất Kim Jong-un sẽ học được từ Việt Nam 3 vấn đề:

Thứ nhất, làm thế nào để Mỹ bỏ cấm vận và kêu gọi các nước cũng bỏ cô lập Triều Tiên.

Điều này chính Việt Nam đã đạt được vào năm 1994 và 1995 sau khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Hà Nội. Trước sau Việt Nam bị cấm vận tròn 20 năm, so với 10 năm gần đây nhất của Triều Tiên nhưng có vẻ Triều Tiên lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng hơn nhiều.

Mặc dầu trong những năm sau năm 1975, Mỹ và Việt Nam cũng có những cuộc đàm phán để bình thường hoá ngoại giao nhưng đều thất bại do điều kiện đòi hỏi từ phía Việt Nam như đòi bồi thường chiến tranh bị Mỹ bác bỏ. Năm 1995 không bỏ lỡ cơ hội thêm một lần nữa, cuối cùng Việt Nam nhượng bộ để dần dần trở thành “đồng minh” của Mỹ, tuy là một đồng minh được mô tả là “tồi tệ” do tình trạng nhân quyền, cách đối xử khắc nghiệt với dân chúng.

Thực tế cho thấy Việt Nam hoàn toàn hưởng lợi khi được Mỹ bãi bỏ cấm vận mà không phải mất mát điều gì. Ngược lại điều kiện của Mỹ đưa ra là Triều Tiên tháo dỡ toàn bộ thiết bị sản xuất plutonium và uranium, trong lúc Triều Tiên mong muốn lệnh cấm vận phải được huỷ bỏ hoàn toàn. Hai lập trường đối nghịch nhau khiến không ai chấp nhận được ai trong khi Việt Nam theo sách lược đòi hỏi nhiều để dễ dàng nhận ngay những gì mình mong muốn sau 20 năm chờ đợi.

Thứ hai, làm sao thay đổi nền kinh tế từ hoạch định sang hướng kinh tế thị trường.

Từ năm 1986 tức tròn 10 năm sau 1975, lãnh đạo CSVN kịp thời nhận thức được tình trạng suy sụp kinh tế mà hậu quả là chế độ đứng bên bờ vực của biến loạn chính trị. Thời kỳ gọi là “đổi mới” ở Việt Nam xuất hiện, kinh tế thị trường được đề cao tuy còn dè dặt với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này cũng có nghĩa con đường đổi mới lúc đầu chỉ nằm trong ý nghĩa tự cứu, và Hà Nội trước sau như một vẫn bám vào chủ nghĩa cộng sản, nhất định xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội để tiến lên thiên đàng cộng sản, một mục tiêu hoang tưởng.

Nhưng khi đặt chân vào kinh tế thị trường một phần do trình độ quản lý yếu kém, một phần do lòng tham vô độ, những hoạt động của thị trường dần dà biến tướng thành kinh tế tư bản hoang dã. Các nhóm lợi ích xuất hiện, thu tóm quyền lợi đẩy Việt Nam lùi lại thời kỳ phát triển giả hay không chịu phát triển.

So sánh với Việt Nam, đất nước Triều Tiên sau chiến tranh 1950-1953, cũng có những nét khá tương đồng do xuất phát từ kinh tế tập trung và chế độ cai trị độc tài. Nền kinh tế hoạch định vẫn là một mô hình được ưa chuộng nhưng không mang lại sự phát triển như mong muốn. Một phần do hướng mạnh vào việc tạo dựng sức mạnh quân sự, kinh tế Triều Tiên chưa bao giờ thoát cảnh “thiếu lương thực” trầm trọng nếu như không muốn nói là “chết đói”. Những năm gần đây, hoạt động của Khu công nghiệp Liên Triều Kaesong từ cuối năm 2004 tượng trưng cho hợp tác kinh tế của Nam – Bắc Hàn cũng không có gì khởi sắc do những khó khăn gây ra từ phía Triều Tiên. Kinh tế thị trường đối với Triều Tiên vẫn thực sự còn là chuyện quá mới mẻ.

Kinh tế suy sụp do cấm vận, Triều Tiên cuối cùng đã hướng sang con đường hoà hoãn với Nam Hàn tìm một tiếng nói chung trước áp lực của Mỹ. Phải chăng đây cũng là dấu hiệu thay đổi khi sự thịnh vượng của Nam Hàn cũng là điều mà ông Kim muốn có cho xã hội Triều Tiên đang khép cứng trong thiếu thốn mọi bề.

Bài học đổi mới của Việt Nam đối với Triều Tiên dĩ nhiên cũng đáng học vì Triều Tiên cũng không thể một bước nhảy vọt mà không trải qua thời kỳ chuẩn bị thích đáng nếu thực tâm muốn đổi mới. Chế độ Cộng Sản Việt Nam không tài giỏi gì hơn Triều Tiên về làm ăn kinh tế vì cùng một lò kinh tế chỉ huy mà ra. Nhưng thật ra từ khi bước vào “đổi mới”, Việt Nam đã nhận được hàng trăm tỷ Mỹ kim từ các định chế tài chính quốc tế trong khi Triều Tiên chỉ nhận con số khiêm nhường vài tỷ đô-la.

Trong hơn 30 năm, một số thành tựu của Việt Nam được thừa nhận từ những hoạt động của kinh tế thị trường. Còn định hướng xã hội chủ nghĩa thực sự không đóng góp gì nhiều cho sự phát triển chung nhưng lại là cái được Việt Nam đề cao. Đây cũng là điều đáng để cho Triều Tiên suy nghĩ.

Thứ ba, cũng là bài học cuối cùng, là làm sao giữ được mối giao hảo với Trung Quốc mà vẫn chơi được với Mỹ.

Đây có thể là bài học lớn nhất mà Triều Tiên cần học từ Việt Nam. Sau thời kỳ “đổi mới”, Việt Nam nhanh chóng chơi lá bài hai mặt, lần lượt trở thành thành viên của các tổ chức quốc tế quan trọng, sử dụng đầu tư ngoại quốc vào công nghiệp và hạ tầng cơ sở, thay đổi được bộ mặt xã hội trong chừng mực nào đó. Một mặt Việt Nam duy trì chế độ độc đảng, một mặt siết chặt vấn đề nhân quyền nhằm mục đích “ổn định xã hội”. Đây có thể là mối tương đồng lớn nhất giữa hai nước mà Triều Tiên có thể tìm hiểu.

Thực tế cho thấy tuy Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc nhưng lắm khi cũng muốn tỏ ra “độc lập” trong giới hạn có thể được Trung Quốc chấp nhận để tránh tiếng nô lệ ngoại bang. Chính trị đối ngoại theo sách lược đu dây cũng như chính sách “Ba không” để ngỏ cho tới nay vẫn còn là con đường Việt Nam tự hào và theo đuổi không mệt mỏi. Nhờ vào vị trí địa lý nằm trong vùng tranh chấp hai bên, Việt Nam tiếp tục được Mỹ và Trung Quốc o bế, tiếp tục được hưởng lợi thế chính trị từ Mỹ và thế giới, tiếp tục thi hành chính sách cai trị hà khắc trong nước để củng cố ngôi vị của đảng CSVN.

Với những cái nhìn tóm lược như trên, liệu Triều Tiên có học nổi những bài học của Việt Nam hay không?

Trở lại với thượng đỉnh Hà Nội, ngày 28/2 là ngày cuối của cuộc hoà đàm giữa Trump và Kim đã bị cắt ngắn và được mô tả là tan vỡ. Sau một vài cuộc nói chuyện ngắn ngủi, lập trường đôi bên không thể san bằng hoặc tương nhượng, thượng đỉnh chấm dứt mà không có một giòng thông cáo chung nào. Thậm chí trong hai cuộc họp báo riêng rẽ còn bộc lộ cảnh “ông nói gà bà nói vịt”, đổ lỗi cho nhau.

Đây cũng là điều không khó hiểu vì khi đối diện với Trump, Chủ tịch Kim tỏ ra không phải là tay mơ trong độ tuổi 30. Trong khi ông Trump về nước với hai tay không, có thể nói họ Kim có một bàn thắng làm vốn cho những lần gặp gỡ sau.

Tóm lại, họ Kim thoát được sự chiêu dụ ngọt ngào của ông Trump về một nước Triều Tiên “phát triển vĩ đại” và còn giữ được Khu vực hạt nhân Yongbyong, lá bài mạnh nhất của Triều Tiên, để tiếp tục mặc cả trong thời gian tới. Nhưng họ Kim cũng biết rằng nếu không “chơi” được với ông Trump thì Bắc Triều Tiên khó mà học được “mô hình phát triển” của Việt Nam. Vì linh tính như vậy, họ Kim cảm thấy chưa cần thiết để học kinh nghiệm từ Hà Nội nên đã cắt ngắn cuộc viếng thăm Việt Nam, dẫn phái đoàn cả 100 người rời Đồng Đăng sớm hơn 1 ngày.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.