Bài phát biểu của ông Hoàng Tứ Duy tại Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 14/10/2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Điều Trần Trước Quốc Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Internet Tại Việt Nam Trong Phiên Nhóm tại Hạ nghị Viện ngày 14 tháng 10 năm 2009

Do ông Hòang Tứ Duy, Phát Ngôn Viên Đảng Việt Tân Đệ Trình

* * *

Trước tiên tôi xin cám ơn quý vị Dân Biểu Sanchez và Lofgren đã thực hiện buổi điều trần này. Tôi cũng xin cám ơn quý vị đã đệ trình Nghị Quyết H.R 672 nhằm khuyến khích Tự Do Internet tại Việt Nam. Rất mong Quốc Hội sẽ thông qua Nghị Quyết quan trọng này.

Internet có khả năng mang lại sự thay đổi cho Việt Nam. Điều này đã xẩy ra trên một số bình diện.

Trong khi đảng Cộng Sản Việt Nam nắm độc quyền báo chí, truyền hình và truyền thanh, hàng triệu người dân đã nhờ qua Internet mà có được các nguồn thông tin độc lập. Càng ngày càng có nhiều người Việt thực hiện được những trang blog riêng, theo dõi các sinh hoạt xã hội qua YouTube và trao đổi quan điểm tại các phòng Paltalk. Cũng như tại nhiều nơi khác, người dân Việt Nam không còn chỉ đóng vai thuần túy độc gỉa của các trang web, họ đã chủ động đóng góp và đã trở thành những công dân ký giả.

Những tin tức đã làm rung động xã hội Việt Nam những năm gần đây – như tệ nạn hối lộ của các giới chức cao cấp trong chính quyền, các cuộc tranh đấu của giáo dân để đòi lại tài sản chính quyền tịch thu của Giáo hội Công giáo, các cuộc tranh đấu của sinh viên chống lại việc Trung Quốc xâm chiếm các hải đảo của Việt Nam – đã được tường thuật rộng rãi bởi các blogger mặc dầu áp lực từ chính quyền và trong khi guồng máy truyền thông trong tay nhà nước hoàn toàn giữ im lặng.

Bên cạnh công dụng truyền thông, Internet còn là phương tiện kết hợp rất hữu hiệu. Trong khi chính quyền Hà Nội giới hạn chặt chẽ quyền tự do lập hội, thì những hội đoàn cũng đã được thành lập trong thực tế dưới hình thức những nhóm xã hội, những nhóm thảo luận và các câu lạc bộ chuyên biệt sinh hoạt với nhau qua Internet. Khi các thành viên “gặp nhau” qua mạng truyền thông, họ không cần phải xin chính quyền giấy phép tụ họp.

Sợ rằng Internet nới rộng sinh hoạt chính trị tại Việt Nam, vào năm ngoái, nhà cầm quyền Hà Nội đã lấy một số biện pháp nhằm giới hạn tự do Internet:

• Vào tháng 10 năm 2008, chính quyền đã lập nên một cơ quan quản trị truyền thanh, truyền hình và thông tin điện tử, dưới quyền Bộ Thông Tin và Viễn Thông với mục đích điều khiển và kiểm sóat Internet.

• Tháng 12 năm 2008, Bộ Thông Tin và Viễn Liên ban hành Thông Tư Số 07 quy định việc kiểm soát các blog tư nhân. Điều đáng lo ngại là Thông Tư nầy đòi hỏi các công ty cung cấp dịch vụ phải hợp tác với chính quyền. Ngay cả các công ty ngoại quốc cung cấp Internet như Yahoo, Google, Microsoft cũng buộc phải hợp tác với công an để chính quyền có thể theo dõi các sinh hoạt Internet.

Những biện pháp vừa nêu nhằm kiểm soát Internet là những biện pháp tương đối mới trong một chính sách đã có từ lâu nhằm ngăn cản những quyền căn bản, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Việc kiểm soát này được áp dụng căn cứ trên điều luật 88 quy định trừng phạt tội “Tuyên truyền chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa” có thể tới 12 năm tù.

Trước tình trạng đang thấy tại Việt Nam, những người tranh đấu cho nhân quyền, tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có thể làm gì để bảo vệ và phát huy Tự Do Internet?

Tôi xin xin trình bầy ba đề nghị đại cương sau đây:

1/ Khuyến khích cải tổ pháp lý tại Việt Nam

2/ Khuyến cáo các công ty cung ứng dịch vụ điện tóan không được đầu hàng chế độ kiểm duyệt Internet

3/ Hỗ trợ những blogger bị cầm tù và những ai đang vận động cho tự do Internet.

Khuyến khích cải tổ pháp lý

Các luật lệ nhằm ngăn cản sinh hoạt đối kháng đã vi phạm các điều khoản quốc tế về nhân quyền mà Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Các luật lệ đó mâu thuẫn với cả Hiến Pháp của quốc gia và lợi ích của người dân Việt Nam. Nhiều nhóm quốc tế vận động cho nhân quyền và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua các dịp trao đổi thường niên đã kêu gọi Hà Nội hãy loại bỏ điều luật lỗi thời là sắc luật sô 88 .

Chính sách của Hà Nội về kiểm duyệt Internet không phải chỉ vi phạm vấn đề nhân quyền, nó còn có ảnh hưởng làm trì trệ sự phát triển xã hội và kinh tế và mục tiêu tiến tới nền kinh tế căn cứ trên kỹ năng mà giới lãnh đạo hằng tuyên bố. Đương nhiên, không một quốc gia nào có thể thực hiện được một nền công nghệ thông tin khi sự trao đổi thông tin bị giới hạn, và đôi khi còn bị trừng phạt. Những nỗ lực để xây dựng một nền giáo dục cao cấp cũng sẽ không đạt được kết quả khi những phát biểu và suy nghĩ tự do bị hạn chế.

Đó là những lý do tại sao Quốc Hội và Hành Pháp, bằng ngoại giao và qua các chương trình viện trợ, cần vận động việc cải tổ pháp lý tại Việt Nam, bắt đầu bằng việc hủy bỏ Thông tư 07 và Điều khoản 88.

Vai trò công ty cung cấp dịch vụ Internet

Tuy chính quyền Hà Nội có ý muốn rập khuôn bắt chước theo kiểu Trung Quốc trong việc kiểm soát thông tin, nhưng có một yếu tố căn bản khiến họ không làm được: Lý do là vì các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Trung Quốc đều họat động trong lãnh thổ nước này và chịu áp lực của chính quyền sở tại. Trong khi những công ty cung cấp dịch vụ kỹ thuật thông dụng cho Việt Nam là Yahoo, Google và Microsoft thì đều có cơ sở đặt ở hải ngoại. Đó là lý do các công ty này không buộc phải cung cấp dữ kiện của khách hàng hoặc kiểm tra các blog theo sự yêu cầu của công an Việt Nam.

Theo như chính sách hiện nay về Internet của Hà nội, các công ty kể trên có thể vẫn bị nhà cầm quyền Việt Nam đòi hỏi cung cấp cho họ các dữ kiện của khách hàng. Về điểm này, chúng tôi muốn nhắc nhở các công ty đó là họ có bổn phần phải bảo vệ quyền phát biểu và những chi tiết cá nhân của khách hàng, đặc biệt là sau hành động đáng tiếc của Yahoo tại Trung Quốc đã khiến cho nhiều nhà đối kháng bị bắt tại đây.

Vì quan tâm gìn giữ uy tín cho mình, những công ty như Yahoo, Google và Microsoft sẽ không muốn “mang tiếng xấu” trước sự thẩm định của Quốc Hội, truyền thông và giới tiêu thụ.

Hỗ trợ những blogger bị giam cầm tù và những nhà đấu tranh cho tự do Internet

Trong tuần qua Tòa án bù nhìn tại Việt Nam đã tuyên án khổ sai chín nhà dân chủ. Tội danh chính là họ đã phổ biến các bài viết trên mạng Internet. Vì hành động này họ sẽ bị giam cầm nhiều năm trong tù.

Trong khi chính quyền Hà Nội muốn mọi người sẽ quên đi số phận của những con người đấu tranh dũng cảm đó, nhưng chúng ta sẽ không quên. Họ là Thi sĩ Trần Đức Thạch, Thầy giáo Vũ Hùng, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Sinh viên Ngô Quỳnh, Dân oan Nguyễn Văn Túc và Công nhân Nguyễn Kim Nhàn.

Sự lên tiếng của quý vị Dân Biểu và các chuyến viếng thăm Việt Nam của quý vị, đòi hỏi chính quyền Hà nội phải trả tự do cho các blogger và các nhà tranh đấu bị giam cầm sẽ có tác dụng quan trọng. Việc làm đó là niềm an ủi tinh thần cho gia đình của các nhà đấu tranh và nhắc nhở chính quyền cộng sản Hà nội là họ không thể ngang nhiên đàn áp những hình thức phản kháng ôn hoà.

Tôi xin được kết thúc phần trình bầy của tôi bằng một trích dẫn lời phát biểu Dân Biểu Sanchez: “Mạng lưới Internet là một phương tiện tuyệt vời để chia sẻ thông tin, phát huy tiến bộ xã hội và kinh tế và mang mọi người trên thế giới lại gần với nhau”. Đó là lý do dân tộc Việt Nam phải được hưởng Tự Do Internet.

Xin thành thật cám ơn quý vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.