Bản Đồ Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đòi hỏi chủ quyền các đảo Trường Sa và Hoàng Sa phải là công việc của toàn dân, không thể nào là việc riêng của một chính phủ hay một đảng cầm quyền. Chỉ có suy nghĩ như thế, mới gây được ý thức toàn dân để cùng chia sẻ trách nhiệm giữ đất, giữ đảo, và sẽ không bị bất kỳ một chính phủ nào hay một đảng cầm quyền nào dám lặng lẽ cắt đất, cắt biển.

JPEG - 81 kb

Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cần phải biểu tình liên tục, bởi vì ở hải ngoại thì dễ, nhưng trong nước thì công an đã ra sức ngăn chận và đàn áp các cuộc xuống đường tại Sài Gòn và Hà Nội. Nhưng, như thế cũng không có nghĩa là không cần biểu tình, mà cũng không có nghĩa là hãy dẹp bỏ biểu tình bởi vì đã bị công an ngăn chận hay đàn áp. Thực tế, hãy tin rằng không có một hành vi bày tỏ lòng yêu nước nào gọi là vô ích cả. Cho dù là bạn chỉ làm một bài thơ bốn câu, cho dù là bạn chỉ soạn một ca khúc ngắn, cho dù là bạn đứng bên kia đường thật xa và chứng kiến những người tuổi trẻ biểu tình bị công an xô đẩy. Bởi vì, chính sự hiện diện của bạn trên dòng thơ, trên câu nhạc và nơi dòng người chia sẻ bên kia phố rồi cũng có lúc trở thành là một đóng góp chung cho việc giữ đất, giữ đảo.

Đặc biệt, nếu xem cuộc chiến giữ đất, giữ đảo là một cuộc chiến toàn dân, bạn sẽ nhìn thấy một vài công việc mà nhiều người có thể góp sức được. Thí dụ, khi bạn về nước thăm nhà dịp Tết này, hãy nói chuyện Trường Sa cho những người trong họ, trong xóm, trong làng chưa biết. Hay khi bạn vào sở làm, hãy nói với những người bạn Hoa Kỳ, bạn Mễ Tây Cơ… về kiểu Trung Quốc giựt đất, giựt đảo. Hay là bạn nhắc ban tổ chức các Hội Tết năm nay, nhớ làm một gian hàng hội chợ với các bản văn song ngữ đặc biệt về Trường Sa và Hoàng Sa, để các thiếu niên biết và nhắc nhở nhau về đất mẹ. Và nhiều cách tương tự khác.

Một việc có thể nghĩ tới cho các học giả Việt Nam về Biển Đông là hãy ra sức thuyết phục thế giới vẽ bản đồ Việt Nam phải có 2 vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy việc này không ép buộc được Trung Quốc phải trả đảo cho Việt Nam, nhưng ít nhất cũng để thế giới biết là có chuyện như thế. Rằng đúng là có chuyện, chúng ta đã bị bắt nạt như thế, rằng Hoàng Sa đã bị tàu chiến Hải Quân Trung Quốc tấn chiếm như thế năm 1974, rằng một phần Trường Sa cũng đã bị tàu chiến Hải Quân Trung Quốc tấn chiếm như thế năm 1988, và rằng ngư dân Việt liên tục bị tông chìm, bắt cóc và bắt chuộc mạng như thế.

Nếu các bạn vào xem trang web Lửa Biển Đông của các bạn trẻ London, những người mấy tuần trước đã biểu tình mà không chịu mang cả cờ đỏ lẫn cờ vàng và rồi bị bắn phá từ cả ba làn đạn, bạn sẽ thấy rằng trên Bộ Bách Khoa Tự Điển Thế Giới Wikipedia đã làm một trò hết sức là nhảm: các học giả nơi này bênh vực Trung Quốc, cho vẽ bản đồ Trung Quốc có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi bản đồ Việt Nam lại bị xóa mất các đảo này.

Trang Lửa Biển Đông viết, trích:

“Đòi hỏi chủ quyền các đảo Trường Sa và Hoàng Sa phải là công việc của toàn dân, không thể nào là việc riêng của một chính phủ hay một đảng cầm quyền.
…Hôm nay, Lửa tình cờ lên Wikipedia tìm xem bản đồ Việt Nam và Trung Quốc ở trên đấy hình thù ra sao. Kết quả là bản đồ Trung Quốc có hình của Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi bản đồ Việt Nam không có.
Lửa Biển Đông kêu gọi các bạn có khả năng về xử lý đồ hoạ hãy vào các website mở kiểu như Wikipedia và sửa lại cho chính xác các bản đồ này…”,

(hết trích)

JPEG - 14.2 kb

Thiết nghĩ, trong trường hợp trang Bách Khoa Tự Điển Thế Giới Wikipedia viết sai trái như thế, Viện Khoa Học Xã Hội tại Hà Nội có nhiệm vụ phải vào sửa các thông tin ở trang này. Hay ít nhất cũng phải đòi hỏi ghi vẽ thêm các đảo vào bản đồ Việt Nam. Các học giả ở Viện Khoa Học Xã Hội có thể tự tiện đòi hỏi Wiki sửa lại, mà không cần phải xin chỉ thị hay nghị quyết gì của Đảng CSVN. Hãy xem như đây là cuộc chiến toàn dân, và không có gì phải rụt rè. Ít nhất, khi các học giả ở Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội không dám ra phố biểu tình cùng thanh niên, thì cũng có thể làm một hành vi đòi hỏi Wiki phải tôn trọng bản đồ Việt Nam.

Nếu vào trang Bách Khoa Tự Điển về Việt Nam, bạn sẽ thấy bản đồ Việt Nam đã biến mất hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều kỳ lạ là cả 3 bản đồ Việt Nam – bản đồ tổng quát của VN giữa Châu Á, bản đồ VN, và bản đồ các tỉnh VN – trên Wiki đều bị xóa sổ cả Trường Sa, Hoàng Sa. Có phải các học giả thế giới trên Wiki đã bị Bắc Kinh tung tiền mua chuộc?

Bây giờ chúng ta cũng có thể nói tới vai trò của Bộ Ngoại Giao CSVN và Bộ Công An CSVN. Chính phủ Hà Nội cần phải làm ngay một việc: chỉ thị cho Đoàn Thanh Niên CSVN ra biểu tình trước đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, để yêu cầu Đại Sứ Mỹ Michael W. Michalak phải sửa lại bản đồ Việt Nam trên trang web Bộ Ngoại Giao Mỹ, trên đó bản đồ Việt Nam cũng bị xóa sổ cả Trường Sa và Hoàng Sa. Không phải là chúng ta bắt nạt ông Michalak, mà chỉ đơn giản là đòi sự chính xác của sử học thôi.

Trong cuộc biểu tình này, công an Hà Nội nên khuyến khích đoàn viên của Đoàn Thanh Niên CSVN đốt cờ Mỹ và cả cờ Trung Quốc. Đây là cơ hội vàng để cho “các cháu ngoan Bác Hồ” lập công, sau nhiều tuần không dám tới gần các cuộc biểu tình tự phát.

Thêm nữa, Bộ Công An CSVN cũng nên gửi thư cho Sở Tình Báo Hoa Kỳ CIA để yêu cầu vẽ thêm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa vào bản đồ Việt Nam trên trang web CIA.

Có phải là Mỹ đã đồng ý với Trung Cộng rằng hai đảo là lãnh thổ Trung Quốc? Chính phủ Hà Nội cần phải lớn tiếng về điều này, và phải cho tuổi trẻ biểu tình chống Mỹ, vì chắc chắn là Việt Nam chưa bị ràng buộc vào 16 chữ vàng nào với Hoa Kỳ.

Trần Khải

****

Trường Sa – Hoàng Sa – Ta Là Một

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.